THANH QUI TẬP
 THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG

PHỤ LỤC 2
CÔNG TÁC PHỔ THỈNH

A.  DẪN NHẬP 

            Mỗi tháng ngày 15 và 30 (tháng thiếu 29) trong giờ tiểu thực sáng thầy Tri sự tuyên bố giữa chúng. Hôm nay là ngày công tác phổ thỉnh sau giờ tiểu thực nghe ba tiếng chuông thỉnh đại chúng theo tôi đi công tác... Mong toàn chúng liễu tri cho.

            Thường thì công tác phổ thỉnh được áp dụng với tinh thần bình đẳng, trên từ Thượng tọa viện chủ dưới đến toàn chúng đều phải đi làm công việc do thầy Tri sự chỉ định và hướng dẫn. Như công tác phổ thỉnh làm cỏ ngoài vườn, tiểu thực xong đại chúng đến kho chứa dụng cụ của mình sau đó, kẻ cuốc người dao... cùng ra vườn làm cỏ cho đến khi nào có ba tiếng chuông báo nghỉ mới được nghỉ ngơi.

B.  PHẦN CHÁNH

            Điểm then chốt trong Thiền viện là lúc nào cũng thiền, lúc nào cũng giữ tâm lặng lẽ an nhiên không phải đợi đến giờ lên bồ đoàn ngồi ngay thẳng mới ngồi mới tu... Thành thử khi làm việc nặng nhọc, trong ngày phổ thỉnh cũng như lúc ngồi khoan thay trên bồ đoàn toàn chúng đều sống đúng với nếp thiền. Có thể mới xứng hợp với người xưa, mới không xao lãng công phu tu hành và thực hiện một đời sống toàn dện.

   Sau đây xin dẫn một câu chuyện trong ngày công tác phổ thỉnh của đạo tràng vi khai tổ tông  Quy Ngưỡng cũng để chứng tỏ các bực tiền bối dụng công tu hành không phút giây xao lãng.

-  Trong ngày phổ thỉnh, sư cùng chúng đi hái trà dưới núi. Đến chiều sư bảo Huệ Tịch (Ngưỡng Sơn) Từ sáng chỉ nghe tiếng con mà chẳng thấy hình con, hảy hiện bổn hình cho ta thấy coi .

   -   Huệ Tịch liền đập cây trà.

   -   Sư bảo :

   -   Con chỉ được dụng của nó mà chẳng được thể của nó.

   -   Huệ Tịch thưa :

   -   Chưa biết Hòa thượng thế nào ?

   -   Sư im lặng.

   -   Huệ Tịch lại thưa :

   -   Hòa thượng chỉ được thể của nó mà chẳng được dụng của nó.

   -   Sư liền bảo :

   -   Con đáng ăn 20 gậy của ta.

Ở đây chúng ta miễn bàn đến chiều sâu của cốt chuyện mà chúng ta chỉ nên để ý đến yếu điểm gọi là ‘tu tập của ngưới xưa’. Quả thật lúc nào và bao gờ các Ngài cũng làm một việc duy nhất, chỉ sống với cái đó mà thôi. Dù phải tùy duyên tùy cảnh, nhưng tâm các Ngài vẫn không xao việc đó. Nói rõ hơn là trong sinh hoạt hằng ngày của các thiền sư ở trong những thiền viện xưa cũng như nay, luôn luôn lúc nào các Ngài cũng điều hòa và an nhiên, không bị đóng khung trong bất cứ lãnh vực nào dù tinh thần hay vật chất. Vì lẽ đó mới là vô ngại, là đi cũng thiền, ngồi cũng thiền...

            Giả sử lúc nào các Ngài không hằng sống với cái đó, không làm chủ được mình và hằng lặng lẽ xét soi thì làm sao các Ngài thốt được  những lời nói vừa tự nhiên vừa chân thật như cốt chuyện đã dẫn và vô lượng cốt chuyện khác, để chứng tỏ đường đi, chỗ đến của các Ngài như thế.

C.  PHẦN KẾT

            Tóm lại ngày công tác phổ thỉnh nhằm giải quyết hai việc như sau :

            - Thứ nhứt : Là trong những công tác hằng ngày, toàn chúng mỗi người làm một việc, lãnh một phận sự. Ngày công tác phổ thỉnh nhằm giải quyết những việc còn ứ lại mà cần nhiều người thực hiện mới xong.

            Hơn nữa, trong công tác hằng ngày mỗi người làm việc riêng rẽ với phần việc của mình, không có dịp tiếp xúc cùng chung làm một việc. Ngày công tác phổ thỉnh mọi người cùng làm một việc cùng tiếp xúc nhau. Đó cũng là một cơ hội tốt để dò xét công phu của mình.

 XEM :

            - Ở chỗ tĩnh gặp động mình có thối chăng ?

            - Đem công phu riêng biệt hòa cùng mọi người, xem khế ứng chăng ? và cuối cùng là biết được đạo lực của mình thâm thiển thế nào mà tiến thêm cho đến chỗ viên mãn nhứt như.
 

D.  PHẦN ÁP DỤNG PHÁP TU TRONG KHI CÔNG TÁC

            Trong nhà thiền rất kỵ hai chữ ‘phân biệt và vọng tưởng’. Hể có phân biệt tức có vọng tưởng, cũng như bao giờ vọng tưởng còn sinh tức nhiên phân biệt cũng theo đó mà ứng khởi.

            Bởi vậy, bất cứ công việc nào trong nhà thiền cũng đều nhắm làm sao cho mọi người ‘đừng vọng tưởng, thôi phân biệt’ và muốn khởi vọng tưởng thì đố duyên xúc cảnh cũng không nên vọng tưởng, cho nên ngày công tác phổ thỉnh cũng như bất cứ một công tác nào trong thiền viện, các thiền sư luôn luôn nhắc nhở đến môn đệ.

            Chỉ làm hết bổn phận, không chuộng thành quả chẳng thích phân biệt, chọn lựa khen chê... Chỉ hay dụng công tiêu trừ vọng tập, khiến cho tâm cảnh được như như.

            Vì thế phải áp dụng công phu tu tập vào ngày công tác phổ thỉnh, cũng như mọi sinh hoạt hằng ngày là “Làm mà không phân biệt suy tính" cốt giữ tâm thanh tịnh như như. Nói khác hơn tức là hoàn toàn thụ động, sai đâu làm đó, mọi việc đã có thầy Tri sự xếp đặc cho rồi, khỏi phải bận tâm lo lắng điều gì cả, chỉ một bề hạ thủ công phu mà thôi. 

*

Nguồn: Thiền Viện Hương Hải