THAM ĐỒ HIỂN QUYẾT VÀ THI TỤNG CÁC THIỀN SƯ ĐỜI LÝ Giảng Giải

H.T THÍCH THANH TỪ

LÝ DO GIẢNG GIẢI

Bản Tham Đồ Hiển Quyết do thiền sư Viên Chiếu đời Lý soạn. Học Tham Đồ Hiển Quyết là học một trong những tác phẩm văn thơ Phật giáo  đời Lý. Lẽ ra quý vị phải học bộ Thiền Uyển Tập Anh, vì trong ấy có ghi tiểu sử các thiền sư đòi Lý và tác phẩm của các Ngài. Nhưng chúng tôi không giảng bộ Thiền Uyển Tập Anh cho quý vị học, bởi những lý do sau đây:

Bộ Thiền Uyển Tập Anh đã được Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch, Viện Nghiên Cứu Phật Học Hà Nội xuất bản năm 1990. Nếu chúng tôi y theo bản này giảng thì không có phần chữ Hán, chỉ có phần dịch âm, dịch nghĩa và chút ít chú giải. Vì đã có phần này qồi, nên chúng tôi thấy không cần thiết phải giảng phần này nữa.

2. Trong quyển Thiền Sư Việt Nam do Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992, tôi đã dịch hết tiểu sử và kệ tụng càc thiền sư đời Lý ghi trong Thiền Uyển Tập Anh. Vì trước đây có đã lần tôi giảng quyển Thiền Sư Việt Nam cho tăng ni và phật tử nghe rồi, nếu bây giờ giảng bộ Thiền Uyển Tập Anh thì như lặp lại nữa, không được lợi ích bao nhiêu, do đó chúng tôi không giảng.

3.Trong văn thơ Lý Trần tập 1, do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản nói hết tinh thần Thiền Uyển Tập Anh, nhưng năm 1977 có in, tuy không trong đó đã trích dịch hết những văn thơ và tiểu sử của các thiền sư đời Lý rồi.

Như vậy, văn thơ và tiểu sử các thiền sư đời Lý trong Thiền Uyển Tập Anh đã có trong Thiền Sư Việt Nam, trong văn thơ Lý Trần, nên chúng tôi không giảng lại. Song chúng tôi thấy có những chổ cần giải thích cho đầy đủ là bản Tham Đồ Hiển Quyết và một số Kệ Tụng cần thiết. Bản Tham Đồ Hiển Quyết ghi lại những câu hỏi của thiền tăng và những câu đáp của thiền sư Viên Chiếu. Câu đáp bằng kệ tụng vừa văn chương vừa hàm súc lý thiề thật sâu sắc, ít người đọc qua lãnh hội được. Do đó chúng tôi phải giảng cho quý vị học. Hơn nữa những bài kệ thị tịch của các thiền sư, có bài đọc qua có thể hiểu, mà cũng có nhiều bài rất uyên bác, đọc qua khó bề lãnh hội. Thế nên chúng tôi trích ra để giảng thành tập sách. Tập sách này nhắm vào hai điểm: Điểm thứ nhất là nói rõ đường lối tu hành của thiền sư Viên Chiếu đã hướng dẫn cho môn đồ đế tham học. Điể thư hai là làm sáng tỏ những Kệ Tụng của các thiền sư đời Lý. Những Kệ Tụng ý nghĩa uyên bác, khó hiểu, chúng tôi giảng cho quý vị hiểu để thấy cái hay cái quý của người xưa.

Giảng như thế này coi như đi ngược dòng lịch aử. Lý đáng phải giảng văn thơ đời Lý trước, sau mới giảng văn thơ đời Trần. Nhưng vì chủ trương thiền viện Trúc Lâm lấy thiền Trúc Lâm Yên Tử đời Trần làm nền tảng căn bản, nên giảng văn thơ đời Trần trước, sau giảng tiếp văn thơ đời Lý, Hậu Lê... để thực hiện bộ sách Thiền Học Phật Giáo Việt Nam. Do đó chúng tôi có thể giảng ngược về trước và có thể giảng lùi lại sau, tùy theo trường hợp cần thiết.

Trước khi học Tham Đồ Hiển Quyết, chúng ta nên biết qua tiểu sử tác giả là thiền sư Viên Chiếu.

 

]

 
 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM