THAM ĐỒ HIỂN QUYẾT VÀ THI TỤNG

CÁC THIỀN SƯ ĐỜI LÝ Giảng Giải

H.T THÍCH THANH TỪ

PHẦN II: THI TỤNG CÁC THIỀN SƯ ĐỜI LÝ (tt)

THIỀN SƯ KHÔNG LỘ

Ngài họ Dương, không rõ tên thật và năm sanh, tịch năm 1119, đời thứ 9 dòng Vô Ngôn Thông. Tiểu sử của Ngài được in trong quyển Thiền Sư Việt Nam cùng tác giả. Ngài có để lại hai tác phẩm. Sau đây là bài kệ Ngôn Hoài:

Âm:

            Trạch đắc long xà địa khả cư,

            Dã tình chung nhật lạc vô dư.

            Hữu thới trực thướng cô phong đảnh,

            Trường khiếu nhật thanh hàn thái hư.

Dịch:

            Lựa nơi rồng rắn đất ưa người,

            Cả buổi tình quê những mãng vui.

            Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm,

            Một hơi sáo miệng, lạnh bầu trời.

                                                (Ngô Tất Tố dịch)

Giảng:

Có những học giả cho rằng bài kệ này trùng lập với bài Kệ của Lý Tường tặng một thiền sư Trung Hoa. Tôi tra khảo thấy tuy trùng mà không trùng. Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm ở Trung Hoa đời Đường một đêm lên núi kinh hành, chợt mây tan thấy trăng sáng, Ngài cười to một tiếng, vang xa gần chín mươi dặm. Dân chúng ở xa nghe tiếng, hôm sau tìm đến hỏi tăng chúng. Tăng chúng bảo:

- Đó là tiếng cười của Hoà thượng đêm qua ở trên núi.

Lý Tường nghe việc này lại làm bài thơ tặng:

            Tuyển đắc u cư hiệp dã tình,

            Chung niên vô tống diệc vô nghinh.

            Hữu thời trực thướng cô phong đảnh,

            Nguyệt hạ phi vân tiếu nhất thinh.

Tôi tạm dịch:

            Chọn nơi xa vắng hợp lòng quê,

            Năm tròn mặc khách đến hay về.

            Có khi tiến thẳng lên đỉnh núi,

            Mây tan trăng hiện tiếng cười hề!

Câu đầu của Lý Tường là “Tuyển đắc u cư hiệp dã tình”, câu đầu của Ngài là “Trạch đắc long xà địa khả cư”. Lời hai câu này khác nhau. Câu thứ hai của Lý Tường là”Chung niên vô tống diệt vô nghinh”. Câu thứ hai của Ngài là “Dã tình chung nhật lạc vô dư”. Ý hai câu này khác nhau rất xa. Chỉ có câu thứ ba là trùng nhau. Câu thứ tư của Lý Tường là “Nguyệt hạ phi vân thiếu nhất thanh”, của Ngài là “Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư”. Ý hai câu này cũng khác nhau rất xa. Không vì một câu trùng mà chúng ta cho Ngài ăn cắp văn của người mà không thấy ý thâm trầm của Ngài.

“Trạch đắc long xà địa khả cư, dã tình chung nhật lạc vô dư”. Nghĩa là lựa đất rắn rồng để ở, vì chỗ đó là nơi thôn giã thanh vắng an vui cả ngày. Đọc qua câu này có nhiều người cho rằng Ngài lựa những vùng đất có hàm rồng để ở cho phát tài phát quan, đó là lối suy nghĩ theo tình phàm. Ngài lựa nơi rồng rắn là lụa vùng núi rừng xa xôi hẻo lánh để ở, vì núi rừng thanh vắng. Nơi này rất thích hợp với Ngài, nên câu kế Ngài nói “Cả buổi tình quê những mãng vui”, ở chổ quê mùa thanh vắng mà Ngài thấy vui cả ngày.

“Hữu thời trực thướng cô phong đảnh, trường thiếu nhất thanh hàn thái hư” vì thích ở chổ núi rừng nên Ngài mới nói: có lúc thẳng lên đầu núi thẳm, một nơi sáo miệng lạnh bầu trời. Câu chót nói lên cái phi thường của người đạt đạo ở núi rừng. Huýt sáo một tiếng là lạnh cả bầu trời. Ý ngài nói chỗ núi rừng vắng vẻ rất thích hợp với người tu, khi lên chót núi tỉnh tu, đạo lực đầy đủ rồi thì làm kinh động cả trời đất, hay nói cách khác là cảm ứng cả trời đất.

Thơ Ngư Nhàn:

Âm:

            Vạn lý thanh giang vạn lý thiên,

            Nhất thôn tang giá nhất thôn yên.

            Ngư ông thuỳ trước vô nhân hoán,

            Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.

Dịch:

            Muôn dặm sông dài, muôn dặm trời,

            Một làng dâu giá, một làn hơi.

            Oâng chài mê ngũ không người gọi,

            Tỉnh giấc quá trưa tuyết đầy thuyền.

Giảng:

“Vạn lý thanh giang vạn lý thiên, nhất thôn tang giá nhất thôn yên” hai câu này Ngài diễn tả hình ảnh xóm làng ở miền quê có con sông dài, sáng nhìn thấy mây khói mù mịt, nên nhìn muôn dặm sông là thấy muôn dặm trời, sông dài bao nhiêu là trời dài bấy nhiêu. Bên bờ sông trồng dâu, trồng giá, có bao nhiêu dâu giá thì thấy mây khói che mờ bấy nhiêu. Như vậy thì sông và trời hoà nhập lẫn nhau, dâu giá và khói mây hoà quyện với nhau, thật là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

“Ngư ông thuỳ trước vô nhân hoán, quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền”. Oâng chài ngủ mê không người gọi, nên quá trưa tỉnh dậy thấy tuyết phủ đầy thuyền, nhưng sao lại tuyết đầy thuyền? Oâng chài mê ngũ ở trên, không phải là mê ngủ thông thường, mà ngầm ý nói người còn mê là còn tạo nghiệp bất thiện, sống trong nhơ nhớp hôi tanh. Tuy là ông chài, nhưng ông ngủ, nên không tạo nghiệp ác là bủa lưới bắt cá, do đó khi tỉnh dậy thấy tuyết trắng đầy cả thuyền sạch không dơ. Ý nói khi thức tỉnh thì tâm thanh tịnh sáng suốt, nên nói “Quá trưa tỉnh dậy tuyết đầy thuyền”.

 

]

 
 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM