THÁNH ĐĂNG LỤC
[mucluc][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9]
TỰA TRÙNG KHẮC THÁNH ĐĂNG LỤC
Sa môn ẩn tích Tánh Quảng Thích Điều Điều ở viện Thiền Phong, núi Tử Sầm thuật. Buổi chiều ngày 25 cuối thu, tôi đang nh́n xuống qua cửa đá, chợt thấy một bạn thiền, pháp danh Tánh Lăng đi thẳng lên núi này, đến trước mặt tôi làm lễ rồi ngồi một bên, tôi hỏi thăm liền đáp: “Đă lên đường đi Tứ Kỳ ở Hải Dương mà đến đây”. Rồi ông lấy trong tay áo ra hai trương Thánh Đăng Lục khắc in lại cùng mấy cân giấy trắng nói với tôi: “Trước kia Sư ông là Ḥa thượng Huệ Đăng lúc trụ Long Động có khắc bản quyển Lục này vào năm Ất Dậu (1705), niên hiệu Vĩnh Thịnh, đương triều đến nay đă bốn mươi sáu năm rồi. Bản đó ngày nay đă thất lạc. Giả như có môn đồ thiền học muốn t́m lại dấu vết Thánh giáo, khó lấy đâu để ấn chứng. Do vậy ngày 28 tháng 03 năm Canh Ngọ này, con mới sai thợ khắc bản và đi khuyến hoá, người có duyên hỗ trợ rất đông; qua thu đông th́ hoàn thành.” Ông t́m đến tôi nơi núi sâu xin lời tựa. Tôi bất đắc dĩ mà ghi rằng: “Trước kia khoảng hai trăm năm, Đại sư Chân Nghiêm khắc bản ngữ lục này ở chùa Sùng Quang tại Cẩm Giang có thấy một đoạn Đại sĩ Trúc Lâm chỉ dạy cho công chúa Thiên Thụy bệnh, ở am B́nh Dương tại Chí Linh trao phó bài kệ: Thế số nhất sách mạc, Thời t́nh lưỡng hải ngân. Ma cung hồn quản thậm, Phật quốc bất thắng xuân. Tạm dịch : Số đời thật tẻ nhạt, Ḷng người hai biển vàng. Cung ma dồn qúa lắm, Cơi Phật vui nào hơn. Đến khi thấy bản khắc ở Long Động đổi hai chữ “sách mạc”, thành “tức mặc”, th́ điều vướng ngại trong ḷng từ ba mươi năm trước, nay mới được cởi mở mà hiểu thông với người đương thời. Cổ Đức nói: “Việc pḥ tŕ là hoàn toàn ở con cháu của ta”, ư nói: do họ mà chỉnh trang lại những giềng mối hư tệ. Thầm nghĩ nước Nam từ khi có bờ cơi đến nay, Phật pháp đă thạnh hành ngang hàng với Trung Quốc. Đến đời Trần, các vị vua tham thiền ngộ ư chỉ, trọng đạo tôn thầy, cho đến bỏ ngôi đi xuất gia, nối thạnh ḍng Thánh, tu hành khổ hạnh, thay Phật tuyên dương chánh pháp, th́ từ đây trở về trước, trải qua các triều đại, không triều nào qua thời này. Trong khoảng đó, họ tỏ rơ được ư chỉ như trăng sáng giữa trời, rất là tṛn lặng trong sáng, không thêm không bớt, rành rành vượt cả tông thừa, dường như gió mát chạm vật, dấu qua vết lại, mặc cho động tịnh. Từ chỗ tâm ấn đó, các Ngài trước thuật bày phương tiện (nôm, bẩy), văn tự rơ ràng hầu làm mẫu mực cho trời người. Kính đề tựa. Kệ : Đưa hoa cười mĩm đến nay truyền, Lần lượt tin vang khắp đại thiên. Uổng nghĩ, Hàn Lô đuổi theo khối, Lời đâu, sư tử cắn người liền. Quét tan đường ngộ từ đầu dấy, Rửa sạch mảy may buộc niệm duyên. Thánh Lục rạng ngời c̣n măi đấy, Trao hàng đạo nhăn mặc vuông tṛn. (Niêm hoa vi tiếu chí kim truyền, Triển chuyển phong thanh biến đại thiên. Trục khối Hàn Lô đồ nghĩ nghị, Giảo nhân sư tử khởi ngôn thuyên. Tảo không ngộ liễu tùng đầu khởi, Tẩy tận hào ly hệ niệm duyên. Thánh Lục dương dương kim cổ tại, Hoàn tha đạo nhăn nhậm chu viên.) Đời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng thứ mười bốn (1753) nhằm ngày thu năm Canh Ngọ, viết tại viện Thiền Phong. Truy t́m tông tích nước Nam thiền, Vững măi c̣n đây pháp lưu truyền. Quy cũ người đời toàn thả lỏng, Bởi do tư thái nhớ ngoại duyên. Thánh Đăng Ngữ Lục xương tủy cứng, Trúc Lâm mỏ sắt nói vô biên. Đêm qua ngày ẩn ai biết sáng? Thiền Phong đông chấn mở tṛn v́n. (Truy tông tục tích cổ Nam thiền Vĩnh trấn tồn y pháp lưu miên Thế lăng nhân quy chân bất thức Do lai khách khí niệm ngoại duyên Thánh Đăng Ngữ Lục cương cốt tủy Trúc Lâm thiết chủy đạo vô biên Hối văn thao quang thùy tri hiểu? Thiền Phong đông chấn thích đoàn đoàn.) Giảng : Buổi chiều ngày 25 cuối thu, tôi đang nh́n xuống qua cửa đá, chợt thấy một bạn thiền, pháp danh Tánh Lăng đi thẳng lên núi này, đến trước mặt tôi làm lễ rồi ngồi một bên, tôi hỏi thăm, liền đáp: “Đă lên đường từ Tử Kỳ ở Hải Dương mà đến đây”. Rồi ông lấy trong tay áo ra hai trương Thánh Đăng Lục khắc in lại cùng mấy cân giấy nói với tôi: “Trước kia Sư ông là Hoà thượng Huệ Đăng lúc trụ Long Động có khắc bản quyển Lục này vào năm Ất Dậu (1705), niên hiệu Vĩnh Thịnh, đương triều đến nay đă bốn mươi sáu năm rồi. Bản đó ngày nay đă thất lạc. Giả như có môn đồ thiền học muốn t́m lại dấu vết Thánh giáo, khó lấy đâu để ấn chứng. Do vậy ngày 28 tháng 3 năm Canh Ngọ (1750) này, con mới sai thợ khắc bản và đi khuyến hóa, người có duyên hỗ trợ rất đông; qua thu đông th́ hoàn thành”. Ông t́m đến tôi nơi núi sâu xin lời tựa. Thiền sư Tánh Quảng hiệu Thích Điều Điều thuật lại nguyên do Ngài viết Lời Tựa quyển Thánh Đăng Lục tái bản năm 1750. Ngài nói lúc bấy giờ Ngài đang ở trên núi Tử Sầm, có một người bạn đạo cùng tu tên Tánh Lăng đem lên núi quyển Thánh Đăng Lục định khắc in lại, nhờ Ngài viết lời tựa. V́ quyển của Thiền sư Chân Nguyên in năm 1705 đă thất lạc t́m không ra, người sau muốn t́m lại dấu vết Thánh giáo, khó lấy đâu để ấn chứng. Do đó, tôi bất đắc dĩ mà ghi rằng: Trước kia khoảng hai trăm năm, Đại sư Chân Nghiêm khắc bản Ngữ Lục này ở chùa Sùng Quang tại Cẩm Giang có thấy một đoạn Đại Sĩ Trúc Lâm chỉ dạy cho công chúa Thiên Thụy bệnh, ở am B́nh Dương tại Chí Linh trao phó bài kệ: Thế số nhất sách mạc, Thời t́nh lưỡng hải ngân. Ma cung hồn quản thậm, Phật quốc bất thắng xuân. Tạm dịch : Số đời thật tẻ nhạt, Ḷng người hai biển vàng. Cung ma dồn quá lắm, Cơi Phật vui nào hơn. Đến khi thấy bản khắc ở Long Động đổi hai chữ “sách mạc” thành “tức mặc”, th́ điều vướng ngại trong ḷng từ ba mươi năm trước, nay mới được cởi mở mà hiểu thông với người đương thời. Cổ Đức nói: “Việc pḥ tŕ là hoàn toàn ở con cháu của ta”, ư nói: do họ mà chỉnh trang lại những giềng mối hư tệ. Qua đoạn này chúng ta thấy có thêm bảng Thánh Đăng Lục do Thiền sư Chân Nghiêm in tái bản tại chùa Sùng Quang, Cẩm Giang khoảng năm 1550. Bảng của Ngài Chân Nghiêm in câu đầu bài kệ của Điều Ngự Giác Hoàng là thế số nhất sách mạc, nhưng bảng của ngài Chân Nguyên ở Long Động in năm 1705 th́ thế số nhất tức mặc. Trước đây Thiền sư Tánh Quảng đọc thế số nhất sách mạc Ngài không hiểu, sau đọc thế số nhất tức mặc thấy hợp lư, nên Ngài viết Cổ Đức nói: “Việc pḥ tŕ là hoàn toàn ở con cháu của ta”. Ư nói do họ mà chỉnh trang lại những giềng mối hư tệ. Nghĩa là những chỗ sai con cháu phải sửa lại đúng chớ không để sai măi. Câu “ thế số nhất sách mạc” không có nghĩa, nếu sữa chữ sách mạc thành tức mặc th́ nghĩa lư rơ ràng. Thế số là số đời, nhất tức mặc là một hơi thở; thở ra không hít vào là chết ngay. Nghĩa trọn câu là số đời chỉ trong hơi thở, thở ra mà không hít vào là mất mạng sống. Nhưng thời t́nh lưỡng hải ngân. Thời t́nh là t́nh đời hay ḷng người, lưỡng hải ngân là hai biển bạc.Nghĩa trọn câu là ḷng tham muốn tiền bạc qúa lớn. Ư nói mạng sống con người chỉ trong hơi thở mà ḷng tham danh lợi th́ vô tận. Mạng sống và ḷng tham không tương xứng. Ma cung hồn quản thậm, Phật quốc bất thắng xuân. Cung ma th́ mờ mịt tối tăm, quản lư rất chặt chẽ nên rất khổ sở. Cơi Phật th́ đẹp đẽ vui tươi không ǵ hơn. Bài kệ bốn câu, hai vế đối nhau. Hai vế trên, một bên th́ tuổi thọ ngắn một bên th́ ḷng tham nhiều. Hai vế dưới, một bên th́ cung ma khổ sở, một bên th́ cơi Phật vui tươi. Như vậy mới có ư nghĩa phù hợp với kinh Phật. Chớ c̣n nói số đời thật tẻ nhạt, ḷng người hai biển vàng th́ không có ư nghĩa, đọc qua không biết nói cái ǵ. Kinh sách khi khắc in không tránh khỏi sai sót lỗi lầm, nếu không coi và sửa lại th́ người sau đọc không hiểu không biết nói cái ǵ. Tới đây chúng ta có thể kết luận lần nữa là Thánh Đăng Lục in vào năm 1550 một lần, in năm 1705 một lần, in năm 1750 một lần và năm 1848 một lần. Như vậy in tất cả là bốn lần, không biết trước kia có in lần nào nữa không chúng ta không có tài liệu. Hiện giờ chúng ta đang học quyển in năm 1750. Thầm nghĩ nước Nam từ khi có bờ cơi đến nay, Phật Pháp đă thạnh hành ngang hàng với Trung Quốc. Đến đời Trần, các vị vua tham thiền ngộ ư chỉ, trọng đạo tôn thầy, cho đến bỏ ngôi đi xuất gia, nối thạnh ḍng Thánh, tu hành khổ hạnh, thay Phật tuyên dương chánh Pháp, th́ từ đây trở về trước, trải qua các triều đại, không triều nào qua thời nầy. Trong khoảng đó, họ tỏ rơ được ư chỉ như trăng sáng giữa trời, rất là tṛn lặng trong sáng, không thêm không bớt, rành rành vượt cả tông thừa, dường như gió mát chạm vật, dấu qua vết lại, mặc cho động tịnh. Từ chỗ tâm ấn đó, các Ngài trước thuật bày phương tiện (nôm bẩy), văn tự rơ ràng hầu làm mẫu mực cho trời người. ]
|