THANH QUI TẬP
 THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG

PHẦN   II
NGHI THỨC

A. NGHI THỨC THỈNH NGUYỆN

I. PHẦN MỞ ĐẦU

          Xưa các ngôi Đại già lam đều có lễ Bố Tát tụng giới vào hai ngày rằm và ba mươi (tháng thiếu hai mươi chín).

          Thông thường, vào những ngày này, Phật tử các nơi về chùa thọ giới Bát quan trai (tập tu một ngày một đêm). Đến chiều trong ngày, tất cả đều dự Bố Tát nghe giới cùng chư Tăng, Ni.

          Riêng các Thiền viện thì lâu nay không đặc nặng vấn đề nghi lễ mà chú trọng phần áp dụng công phu bên trong. Hơn nữa, phút giây nào cũng đã giữ tâm an nhiên thanh tịnh  rồi, hẳn chẳng cần ấn định ngày giờ như tập tục ngày xưa. Tuy nhiên, phương tiện sách tấn kẻ sơ cơ và hạng lười nhác để họ sớm sửa chữa những sai quấy mà tiến tu, trong Thiền viện cũng có lễ Thỉnh nguyện, vào sớm mai hoặc chiều trong hai ngày nói trên.

II.  PHẦN CHÁNH

1. NGHI THỨC HÀNH LỄ :

          Nghe ba tiếng chuông, đại chúng y hậu tề chỉnh vân tập trước điện phật. Thượng tọa Viện chủ niệm hương lạy một lạy quỳ.

a. Bài Nguyện Hương :

 Nguyện thử diệu hương vân,

 Biến nãn thập phương giới,

Cúng dường nhứt thiết Phật,

Tôn pháp chư Bồ tát,

Vô biên Thanh Văn chúng,

Cập nhứt thiết Thánh Hiền,

Duyên khởi quang minh đài,

 Xứng tánh tác Phật sự,

Phổ huân chư chúng sanh,

Giai phát Bồ đề tâm,

Viễn ly chư vọng nghiệp,

Viên thành Vô thượng đạo.

Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha tát.

b.   Kỳ Nguyện :

          Tư thời Thỉnh nguyện chi kỳ, đệ tử chúng đẳng cung tựu Phật tiền, chí thảnh Thỉnh nguyện. Ngưỡng vọng Tam Bảo lai lâm chứng giám, linh chúng đệ tử thỉnh nguyện tam nghiệp thanh tịnh, Trí tuệ viên mãn.

          Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo tác đại chứng minh ( 3 lần)

c.   Tán Phật :(đứng dậy cắm hương lên lư rồi chấp tay đứng thẳng và tụng)

Pháp Vương Vô Thượng Tôn,

Tam giới vô luân thất,

Thiên nhơn chi Đạo sư,

Tứ sanh chi từ phụ, Ư nhứt niệm qui y,

Năng diệt tam kỳ nghiệp,

Xưng dương nhược tán thán,

Ức kiếp mạc năng tận. Năng lễ sở lễ tánh không tịch,

Cảm ứng đạo giao nan tư nghì,

Ngã thử đạo tràng như Đế châu,

Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,

Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,

Đầu diện tiếp túc qui mạng lễ.

Chí tâm đảnh lễ : Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai, nhứt thiết chư Phật. (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ : Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai, nhứt thiết tôn pháp. (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ : Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị là, nhứt thiết chư Hiền Thánh Tăng. (1 lạy)

 

2.   PHẦN THỈNH NGUYỆN :

          Lễ phật xong, Đại chúng theo thứ tự ngồi thành hai hàng từ trong bàn Phật ra, Thượng Tọa Viện chủ tuyên bố : Hôm nay là ngày Thỉnh nguyện toàn chúng Tăng lặng lẽ nghe đọc nội qui. Sau đó mỗi vị tự kiểm trong nữa tháng qua, nếu có phạm lầm lỗi gì thì phát lời sám hối. Đồng thời cầu xin Đại chúng vì mình chỉ cho những lầm lỗi nào mà mình không thấy, để sám hối cho được thanh tịnh. Tri sự đọc Nội quy.

         Thầy Tri sự đọc to lên bản Nội qui của Thiền viện. Sau khi đọc xong, Thượng tọa bảo :

"Phần đọc nội quy rồi, tiếp theo là phần thỉnh nguyện."

         Theo thứ tự...

         Lời thỉnh nguyện của mỗi vị :

         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

         Kính bạch Thượng tọa cùng toàn thể Đại chúng :

         Trong nữa tháng qua, con tự xét không thấy có tội chi (hoặc có phạm những lầm lỗi gì kể ra sám hối) nhưng ngoài ra, không biết con có phạm lỗi lâm nào mà con không thấy, kính mong trên Thượng tọa cùng toàn thể Đại chúng từ bi chỉ cho con, con sẽ y pháp sám hối cho được thanh tịnh.

         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Thượng tọa chủ lập lại :

Về phần thầy A... tự kiểm trong nữa tháng qua, không thấy có phạm lỗi gì. Nhưng không biết còn có lầm lỗi gì mà thầy A... không thấy, yêu cầu trong chúng từ bi chỉ cho, để thầy A... sám hối cho được thanh tịnh.

Bấy giờ tùy mỗi việc sảy ra, Thượng tọa căn cứ Thanh quy mà giải quyết, theo lời Thỉnh nguyện, người được chỉ lỗi phải vui vẻ sám hối. Sau đó Thượng tọa kết thúc :

Phần thầy A... xong, kế đó, hoặc tiếp.

     Sau phần Thỉnh nguyện, Thượng tọa nhắc nhở :

     Phần Thỉnh nguyện đã xong, tôi thấy trong chúng đã cố gắng sống đúng tinh thần Nội quy, đồng thời tinh tấn thực hiện cả hai mặt tu tập và công tác. Tôi tin rằng cứ theo đà tiến này, dần dần chúng ta sẽ trở thành những người tốt, xứng đáng, làm gương mẫu cho đời sau. Vậy mong toàn thể vững tiến trên đường Bồ đề, để mình và người đều được lợi ích.

Bây giờ là phần linh tinh, trong chúng thấy cần thây đổi điều gì không ? Hoặc có ý kiến gì nêu lên ?

Sau cùng Thượng tọa bảo :

Mọi việc sắp đặt đã xong, vậy thì Đại chúng xả ra cùng đứng dậy hồi hướng.

Thường lệ Thỉnh nguyện kéo dài khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút.

3.   PHẦN HỒI HƯỚNG :

Công đức Thỉnh nguyện không tính kể,

Thắng phước vô biên đồng hướng về

Nguyện khắp pháp giới các chúng sanh

Thảy đều thể nhập vô sanh nhẫn.

Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não

Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời

Nguyện cả tội chướng thảy tiêu trừ

Đời đời thường hành Bồ tát đạo.

Nguyện đem công đức tu hành nầy

Chan rãi mười phương khắp tất cả

Hết thảy chúng con cùng các loại

Đồng được lên ngôi Vô thượng giác.

TAM TỰ QUI Y

      Tự qui y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát Vô thượng tâm (1 lạy)

Tự qui y Pháp, đương nguyện chúnh sanh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải (1 lạy)

Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý Đại chúng, nhứt thiết Vô ngại (1 lạy)

4. PHẦN ĐÚC KẾT:

           Ngoài việc thực hiện và hoàn tất ý hướng ban đầu của người xuất gia, cùng làm sống dậy phương tiện của người xưa, tiến tới chỗ lành mạnh phong hóa trong Thiền môn, đồng thời góp phần xây dựng Phật giáo thế hệ trong tương lai, ngày Thỉnh nguyện còn nói lên được ý chí tự tỉnh, tự giác, sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến khách quan, cùng luôn luôn hòa mình cãi thiện mọi sái quấy đã có. Như vậy, chính phút giây Thỉnh nguyện, lòng mình được nhẹ nhàng, khoang khoái, lắng đọng mọi ư tư. Từ đó đời sống trở nên vui vẻ an nhiên và giải thoát.

           Thời thường trong các Thiền môn, mỗi nữa tháng cũng Bố tát, tụng giới...

           Tuy nhiên, lâu dần chỉ còn là thói quen, cứ làm mà không ý thức được việc làm hết sức quan trọng, rất có ý nghĩa của Thiền môn, mà biến ra lệch lạc và mất cả hiệu năng của nó, cũng mất hẵn tính chất thật tiễn đối với đời sống hằng ngày của đoàn thể Tăng. Vì thế, chủ trương Thỉnh nguyện của Thiền viện nhằm phá vỡ mọi lề thói lỗi thời, mở toan một chân trời mới, để hướng tiến cho kẻ đồng tu cùng vươn đến chí đạo.

           Hơn thế nữa, ngày Thỉnh nguyện còn thể hiện trọn vẹn tinh thần bình đẳng cao tột của Đạo Phật. Bình đẳng ở đây nói là thứ bình đẳng không đặt điều kiện, không còn giấu giếm bất cứ gì bên trong lòng mình. Nghĩa là những lời phát nguyện vào Thiền viện là những người tinh tấn đi trên con đường đã chọ, vững chí tiến đến cùng “ tâm nguyện của mình” và những lời nguyện đem ánh sáng từ bi trí tuệ của Đạo Phật soi khắp mọi nơi. Nói khác hơn là những người,

  “Trước cầu tự độ, sau độ chúng sanh”

           Do đó, ngày thỉnh nguyện có một giá trị thiết thực vô cùng, giờ thỉnh nguyện là giờ nói lên tinh thần cao cả của điều “kết hòa đồng giải”, Phút giây thỉnh nguyện là sống đúng với ý nghĩa tự giác, tư tỉnh của những người quyết chí.

“Thượng cầu Phật đạo, Hạ hóa chúng sanh”.

 

B.   NGHI THỨC TỌA THIỀN

I.                   I. PHẦN MỞ ĐẦU :

           Để thích hợp với sinh hoạt tòng lâm hiện tại,và thúc liễm các bạn đồng tu, Thiền viện tổ chức Thời khóa tọa thiền như sau :

           Sáng chiều hai thời thuộc ban ngày. Tối đến có “Khóa lễ Bát Nhã”. Sau đó lúc 8 giờ, thì tọa thiền, và một thời buổi khuya bắt đầu từ khoảng 4 giờ. Như vậy, ngày đêm có cả thảy là 4 giờ tọa thiền công cộng tại thiền đường, có thể thục liễm kẻ sơ cơ, và ngăn ngừa bệnh lười nhác trong thiền viện.

 II. CÁCH TỌA THIỀN :

           Đến giờ tọa thiền được báo trước bằng ba tiếng chuông, Đại chúng mặc áo tề tựu trước bàn Phật trong thiền đường, vị chủ lễ (thường là thầy Tri sự) đánh chuông xướng :

 Chí tâm đảnh lễ : Nam mô thập phương tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai nhứt thiết chư Phật (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ : Nam mô tận hư không, biến pháp giới quá, hiện, vị lai, nhứt thiết Tôn pháp (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ : Nam mô tận hư không, biến pháp giới quá, hiện, vị lai, nhứt thiết chư Hiền Thánh tăng. (1 lạy)

           Chỗ ngồi theo thứ tự đã được thầy Tri sự sắp đặt trước và đặt Bồ đoàn sẵn. Từ giờ phút này mọi người cử động phải nhẹ nhàng, chậm rãi và luôn luôn tưởng đến mấy bài kệ :

“Nếu trải giường tòa, nên nguyện chúng sanh, trải mở pháp lành, thấy tướng chân thật.

Lúc ngồi kiết già, nên nguyện chúng sanh, căn lành kiên cố, được bực bất động."
 

           Sửa Bồ đoàn ngay thẳng, từ từ ngồi xuống theo tư thế thường. Bắt đầu kéo chân trái để trên vế mặt, gót chân vừa sát dạ dưới. Xong lại kéo chân phải đặt trên vế trái, cũng vừa sát dạ dưới chân trái bên này. Sau một lần kiểm soát toàn thể, nới lưng quần cổ áo ra, mắt ngó thẳng tới trước, cách khoảng chừng 6 hoặc 9 tấc tây, bàn tay mặt đặt trong lòng bàn tay trái đầu ngón tay giao nhau và để vừa chấm trên hai gót chân, kề sát dạ dưới. Thong thả uớm thử người xem ngay ngắn chưa, đồng thời ấn mạnh hai tay xuống chừng 6 hoặc 7 lần từ mạnh đến thật nhẹ, thật chậm và dịu dàng. Hai mắt chỉ mở ¼ thôi.

           Khi ngồi ngay thẳng rồi, hai chân, hai tay, hai vai sóng mũi, hai mắt và hai tai xếp cho thứ tự, mới hít hơi dài vào (hít vào bằng mũi) và thở ra (bằng miệng) cũng từ thế mạnh đến nhẹ dần, khoảng 6 hoặc 7 lần. Mỗi lần hít vô tưởng bao nhiêu thanh khí trong sạch bên ngoài được đưa vô, và lưu thông khắp cơ thể. Khi thở ra cũng tưởng tất cả nóng bức uế trược bên trong được tống khứ ra hết.

           Hai thời Thiền đầu hôm và buổi khuya, khi đại chúng ngồi yên, thầy Tri sự hô thiền lớn bài kệ này trong ba hồi chuông.

Đầu Hôm :

Canh một nghiêm trang ngồi tỉnh tu,

Tinh thần tịch chiếu đồng thái hư,

Muôn kiếp đến nay chẳng sanh diệt,

Đâu cần sanh diệt diệt gì ư ?

Gẫm xem các pháp đều như huyễn,

Bổn tánh tư không đâu dụng trừ,

Nếu biết tâm tánh không tướng mạo,

Lặng im chẳng động tự như như.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần, mỗi lần đánh một tiếng chuông, Đại chúng niệm theo).

Buổi khuya : 

Canh năm Bát Nhã chiếu vô biên,

Chẳng khởi một niệm khắp tam thiên,

Muốn thấy chơn như tánh bình đẳng,

Dè dặt sanh tâm,trước mắt liền.

Lý diệu ảo huyền không lường được,

Dụng công đuổi bắt càng nhọc mình

Nếu không một niệm mới thật tìm,

Còn có tâm tìm toàn chẳng biết.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần, mỗi lần đánh một tiếng chuông, Đại chúng niệm theo)

III.  CÁCH XẢ THIỀN :

Khi thầy Tri sự reo lịnh báo mãn giờ Tọa thiền, cũng phải theo thứ tự mà xả ra, không nên bột chột.

         Trước nhất, khởi đầu hồi hướng :

Nguyện đem công đức này,

Hướng về khắp tất cả,

Đệ tử và chứng sanh,

Đều trọn thành Phật đạo.

          Khởi sự, thở ra nhè nhẹ rồi hít vào cũng thế. Lần lần mạnh và dài hơn. Mỗi hơi hít (hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng) thở đều tưởng đem thanh khí vào, đưa bỏ uế trược ra. Tác động này, được sử dụng khoảng 6 hoặc 7 lần từ từ rất nhẹ đến thật dài.

          Từ từ mở lớn hai mắt, cử động lên xuống hai vai, đầu và cổ, rồi ấn nhẹ hai tay xuống (vẫn còn trong tư thế kiết già), mỗi thứ khoảng 6 hoặc 7 lần. Cuối cùng dời hai tay ra đầu gối, lật úp xuống ấn thật mạnh toàn thân, rồi nhẹ nhàng kéo chân trên để xuống.

          Bấy giờ, mọi cử động đều đặn bình thường, vẫn ngồi yên trong vị trí cũ. Xoa mặt, đầu trước, lần xuống hai vai, phía sau ót và phía dưới lưng quần cho thật mạnh để trị cảm gió và đau lưng sau này.

          Hai tay kéo ra từng bắp chân xoa bóp xong, lại để tự nhiên lại kéo ra xoa cái khác. Sau cùng, là sát nóng hai gò của lòng bàn tay áp lên hai mắt, cũng chừng 6 hoặc 7 lần thôi.

          Mọi việc xong xuôi, ngồi xếp bằng an nhiên, chấp tay tụng hồi hướng.

IV.   PHẦN NGHI THỨC HỒI HƯỚNG:

BÁT NHÃ TÂM KINH

          Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh, Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách.
          Xá Lợi Tử Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệt phục như thị.
          Xá Lợi Tử Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới,vô Vô minh diệt, vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệt vô lão tử tận, Vô khổ tập, diệt, đạo, vô Trí diệt vô đắc.
          Dĩ vô sở đắc cố Bồ Đề tát đỏa y Bát Nhã Ba La Mật Đa, cố tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo, mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, coố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thực bất hư. Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết : Yết đế ,yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ Đề Tát ba ha. (1 biến)

Tiếp bài :

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. (lạy 1 lạy)

Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, Trí tuệ như hải. (lạy 1 lạy)

Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại. ( lạy 1 lạy)

V. PHẦN PHỤ

          Vài phương pháp trị các bịnh thông thường trong khi Tọa Thiền : lúc ngồi Thiền, hành giả nào bị tán động nhiều, thường thường dạy phải buông xả hết, giữ tâm điều hòa lặng lẽ, hoặc được huấn luyện (coi như đã chết). Trái lại, hành giả nào bị hôn trầm tới tấp, không thể chống cự nổi, thì cách trị có nhiều : Hít nóng vào khắp châu thân. Mở lớn hai mắt nhìn trừng trừng xem : Buồn ngủ mi là gì ? Động hai vai hoặc động nhẹ trên thân. Nếu chưa dứt thì đứng dậy lễ Phật ra đi kinh hành.

          Nên nhớ hành giả nào mắc phải bệnh này, thì luôn luôn dũng mãnh, giữ thân và tâm ngay thẳng, như cây cột sắt. Đừng bao giờ lười nhát hay khiếp nhược. Ta hãy nhớ, người xưa dụng công tu hành .đến nỗi không mảy may hối tiết thân mạng “quên thân vì đạo như :

          Minh Viên Thiền sư chịu lạnh tột độ nơi đất Phần Dương. Mỗi khi ma ngủ kéo vào, Ngài lại thẳng tay trừng trị bằng cách lấy dùi nhọn chích vào hông...

          Cao Phong Diệu Thiền sư, ba năm nguyện đứng chẳng nương giường chõng,,, và muôn ngàn vị khác không kể xiết, Đâu như bọn ta ngày nay bụng vẫn no, đã lo đói, nhà sang, nệm ấm vẫn chư vừa. Ôi, dụng công tu hành như thế ấy, đến bao giờ mới xong !!! Kẻ ghi mấy dòng nầy, mong người đồng tu hãy cùng cố gắng.

          Thiên Như Tắc Thiền sư dạy : người thời nay tu hành không linh nghiệm bởi ba thứ bệnh :

          1/  không gặp thiện tri thức chỉ dạy.

          2/  Không thống thiết ghi nhớ việc lớn sanh tử, lững lơ, thong thả, không ngờ mình sống trong vô tích sự.

          3/  Đối với việc danh hư lợi ảo thế gian, quán không tan, buông chẳng rời. Lên ngồi trên Bồ đoàn mà vọng duyên ác tập đuổi không được, bỏ chẳng hết. Chỗ phong ba dấy động, bất giác thân này lăn vào biển nghiệp trôi giạt đông tây. Ngài lại khuyên : Chư Thiền Đức :! Nỗ lực cho đời này liễu ngộ, đừng để vĩnh kiếp chịu tai ương.

          Tuyết Nham Khâm Thiền sư hỏi Tu Thượng tọa :

          Hiện giờ tôi bị hôn trầm, tán loạn đuổi không đi, phải làm sao ? Thượng tọa dạy : (Tại ông không mãnh liệt, quyết tâm liều chết, sấn sướt công phu, thì không làm sao đắc lực được đáng tiết, dần dà để ngày tháng qua suông.

          Và đây chúng ta hãy nghe lời cảnh tỉnh của Thiền sư Cổ Mai Hữu : “Vừa lên Bồ đoàn liền bị ngủ gật, mở được mắt ra thì nghĩ đông tưởng tây, xuống Bồ đoàn thì đi cặp đôi cặp ba, kề tai giao đầu, nói to nói nhỏ, nghi một bụng kinh, sách, ngữ lục trên văn tự, thuật hay luận khéo, dụng tâm như thế, đến phút lâm chung đều chẳng thể nương cậy.”

          Tóm lại, bởi chúng ta lòng tin chưa đến, nên công phu chưa miên mật. Do công phu không miên mật, nên hôn trầm tán loạn bao vây.

          Nếu tâm như cây, như đá, tợ hồ như đống tro tàn, đem thân tứ đại huyễn hóa nầy gởi tận thế giới bên kia : dù có bệnh cũng được, chết cũng được, có người săn sóc cũng được, có thầy trị lành bệnh sống đến 120 tuổi cũng được, nếu như chết liền, bị nghiệp thức lôi vào vạc dầu sôi lò lửa đỏ cũng được... Tất cả cảch giới như thế đều không làm lay động được tâm.”

          Đây là lời than của Thiền sư Y An mỗi khi trời ngã bóng về chiều, Ngài sa nước mắt : Ngày nay vẫn chưa được gì, ngày mai chư biết công phu ra sao !!!

          Ngoài ra các bệnh như ho, ngứa ngáy nhảy mũi, động quậy, nếu trong khi ngồi thiền, hành giả gặp phải những bệnh kể trên, nên bền chí, chẳng màng tới nó. Hoặc dùng hơi nóng trong người để vận chuyển trị nó. Như đang ngồi yên tỉnh lại bắt ho, khi nầy ta phải chú tâm dùng hơi thở nóng xoa tẩy nơi chỗ ngứa náy bắt ho đó, Chịu đựng như vậy lần lần sẽ quen và chiến thắng được tất cả.

Phải gan dạ chịu đựng,

Và xem thường tất cả.

Hãy giữ vững niềm tin,

Bền chí tất sẽ được.

 

C. NGHI THỨC QUÁ ĐƯỜNG

I.      PHẦN MỞ ĐẦU :

Giờ ngọ trai được bắc đầu vào 11 giờ 30. Khi nghe nhà trù đánh 3 tiếng bảngtoàn chúng mặc áo, mang bát và mâm đựng thức ăn xuống nhà trù. Thầy Tri khố phân phối thức ăn xong, mỗi vị tự đến sớt cơm vào bát và bưng lên trai đường.

Phần nghi thức thọ trai do thầy tri sự hoắc thầy Duy Na hướng dẫn.

II.    PHẦN NGHI THỨC :

Đại chúng đứng thành hàng tề chỉnh, nghe tiếng khánh chấp tay đồng xá, và ngồi xuống. Sau ba hồi Bản chúng, đồng tụng bài cúng dường. (tay trái bắc ấn Tam sơn, tay mặt kiết ấn tam muội để dựa ngan trong miệng bát, rồi dân lên ngan trong miệng bát, rồi dân lên ngan tráng đồng tụng bài cúng dường)

1.   Cúng dường :

   Cúng dường Thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật.

   Viên mãn Báo thân Lô Xá na Phật.

   Thiên bá ức Hóa thân Thích ca Mâu Ni Phật.

   Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.

   Cực Lạc Thế giới A Di Đà Phật.

   Thập Phương Tam thế nhứt thiết chư Phật.

   Đại Trí Văn Thù sư Lợi Bồ Tát.

   Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát.

   Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

   Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát

  Ma Ha Bát nhã Ba La Mật.

Tam đức lục vị, cúng Phật cập tăng, pháp giới hữu tình, phổ đồng cúng dường, nhược phạn thực thời, đương nguyện chúng sanh, thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn.  (cúng dường rồi để bát xuống)

2.   Xuất sanh :

(Để chén chung trong lòng bàn tay trái, tay mặt gắp 7 hạt cơm để vào chung, quyết ấn cam lồ mặc niệm) :

Pháp lực bất tư nghì,

Từ Bi vô chướng ngại,

Thất liệp biến thập phương,

Phổ thí châu sa giới

Quỉ tử mẩu khoáng dã,

Thần kim sí điểu vương

Tất linh giai bảo mãn

Ấn độ lợi ích tá ha, ( 3 lần)

Nẳng mồ tát phạ đát tha, nga đa phạt lồ chỉ đế. Ấn tam bạt ra, tam bạt ra hồng (3 lần)

Nẳng mồ tô rô bà da đát tha nga đa da, đá điệt tha. Ấn tô rô bát ra, tô rô bát ra, tô rô ta bà ha (3 lần)

Nhữ đẳng quỷ thần chúng

Ngã kim thí nhữ cúng,

Thử thực biến thập phương,

Nhứt thiết quỷ thần cộng

(Ấn mục lực lăng tá ha, 3 lần)

(khải móng tay trên chén 3 lần)

Tống thực :  (thị giả)

 Chim đại bàng cánh vàng,

Chúng quỷ thần rừng núi,

Mẹ con quỷ la sát,

Cơm bảy hạt no đầy

(Án mục đế tóa ha, 7 lần).

Xướng tăng bạt : (Duy- Na)

Phật răng : chư Tăng khi ăn phải gìn năm quán Tán tâm nói nhảm của Tín thí khó tiêu. Đại chúng nghe tiếng khánh, mỗi người nhiếp tâm niệm Phật.

Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (đồng niệm)

(Hai tay bưng bát dâng ngan tráng, thầm đọc :)

Chấp trì ấn khí,

Đương nguyện chúng sanh,

Thành tựu pháp khí

Thọ thiên nhơn cúng.

Án chỉ rị, chỉ rị, phát nhựt ra hồng phấn tra (3 lần)

3.   Lưu Phạn Kệ Chú : (để ít cơm ra  bát, bưng bát cơm lên tay thầm đọc :)

 Dĩ kim sở tu phúc

Phổ triêm ư quỷ chúng

Thực dĩ miễn cực khổ,

Sả thân sinh lạc xứ,

Bồ tát chi phước báo, 

Vô tận nược hư không,

Thí hoặc như thị quả,

Tăng trưởng vô hưu tức.

(Án độ lợi ích tóa ha (3 lần)

(để bát xuống cầm muỗng múc cơm rồi tưởng)

4.   Tam đề :

Muỗng thứ nhứt :

  Nguyện đoạn nhứt thiết ác.

  Muỗng thứ hai :

Nguyện tu nhứt thiết thiện.

Muỗng thứ ba :

Nguyện độ nhứt thiết chúng sanh.

( Trong khi thọ thực phải tưởng ngũ quán)

1/   Xét công nhiều ít so chỗ kia đem đến.

2/  Lượng đức hạnh của mình đủ hay thiếu mà thọ của cúng dường.

3/   Ngừa tâm xa lìa tội lỗi, tham sân si là cội gốc.

4/   Chính là vị thuốc hay để chữa lành bệnh khô gầy

5/   Vì thành đạo nghiệp nên thọ cơm nầy.

5. Tẩy Bát Kệ Chú :

(Thọ trai xong, cho nước vào tráng bát thầm đọc : )

 Dĩ thử tẩy bát thủy,

        Như thiên cam lồ vị,

      Thí dĩ chư quỷ thần,

       Tất giai hoạch bảo mãn.

        Án ma hưu ra tất tóa ha. (3 lần)

6. Ẫm Thủy Kệ Chú :

Phật quán nhứt bát thủy,

 Bát vạn tứ thiên trùng,

Nhược bất trì thử chú,

Như thực chúng sanh nhục.

Án phạt tất ba ra ma ni tóa ha (3 lần)

7. Kiết trai kệ :   (đồng tụng)

Sở vị bố thí giả

Tất hoạch kỳ lợi ích,

Nhược vị nhạo bố thí,

Hậu tất đắc an lạc,

Phạn thực dĩ ngật,

Đương nguyện chúng sanh

Sở tắc giai biện,

Cụ chư Phật pháp.

8.  Phục nguyện : ( Duy- Na xướng)

          Cơm ngày hai bửa, thường nhớ công khó khổ của kẻ nông phu. Thân mặc ba y, hằng xét nghĩ sự nhọc nhằn của người thợ dệt, Thuốc thang dường chõng bởi do nhín ăn bớt mặc của đàn na. Học đạo tiến tu bởi lòng từ dạy răng của Thầy, Tổ.

Nguyện cho thí chủ : Ruộng phước thêm nhiều, đạo tâm thêm lớn cùng chúng sanh khắp trong pháp giới, kẻ mất người còn đồng thành Phật đạo.

        Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( đồng nệm)

 

D.   KHÓA KỄ BÁT NHÃ

 ( Vào khoảng 7 giờ mỗi tối -  chủ lễ thắp ba cây hương quỳ ngay thẳng cầm hương ngan tráng niệm bài cúng hương)

Cúng hương tán Phật :

Nguyện thử diệu hương vân

Biến mãn thập phương giới

Cúng dường nhứt thiết Phật

Tôn pháp chư Bồ tát

Vô biên Thanh Văn chúng

Cập nhứt thiết Thánh Hiền

Duyên khởi quan minh đài

Xưng tánh tác Phật sự

Phổ huân chư chúng sanh

Giai phát Bồ đề tâm

Viễn ly chư vọng nghiệp

 Viên thành vô thượng đạo.

Kỳ nguyện :

            Đệ tử chúng đẳng nguyện Thập phương thường trú Tam bảo Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, từ bi gia hộ đệ tử... Bồ đề tâm kiên cố, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, giữ pháp giới chúng sanh, nhứt thời đồng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

          Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát ( 3 lần)

Tán Phật : ( Đứng dậy cắm hương lên lư rồi chấp tay đứng thẳng đồng tụng)

Pháp Vương Vô Thượng Tôn

Tam giới vô luân thất

Thiên nhơn chi đạo sư

Tứ sanh chi từ phụ

Ư nhứt niệm quy y

Năng diệt tam kỳ nghyệp

Xưng dương nhược tán thán

Ức kiếp mạc năng tận.

Năng lễ sở lễ tánh không tịch

Cảm ứng đạo giao nan tư nghì

Ngã thử đạo tràng như đế châu

Thập phương chư Phật ảnh hiện trung

Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền

Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ.

  Chí tâm đãnh lễ : Nam Mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam bảo ( 1 lạy)

  Chí tâm đãnh lễ Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ điều ngự Bổ sư Thích Ca Thích Ca Mâu Ni Phật, Long Hoa Giáo Chủ Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ tát (1 lạy)

  Chí tâm đãnh lễ : Nam Mô Tây phương Cực Lạc, thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật, đại bi Quán Thế Âm Bồ tát, đại Thế Chí Bồ tát, đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát, Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ tát (1 lạy)

Tán Lư Hương :

 Lư hương xạ nhiệt

Pháp giới mông huân

Chư Phật hải hội tất điêu văn 

Tùy xứ kiết tường vân 

Thành ý phương ân

 Chư Phật hiện toàn thân

Nam Mô Hương Vân Cái Bồ tát (3  lần)   

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Khai Kinh Kệ :

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,

Nguyện giải Như lai chơn thật nghĩa

BÁT NHÃ TÂM KINH

                 Nam Mô Bát Nhã Hội thượng Phật Bồ tát (3 lần)

                Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật đa tâm kinh, Quán Tự tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách.

                Xá Lợi tử : Sắc bất dị Không, Không bất dị sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị sắc, Thọ, Tưởng, hành, Thức, diệc phục như thị.

                Xá Lợi tử : Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức ; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý ; vô sắc, thinh, hương, vị xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô y,ù thức giới; vô Vô minh, diệt vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệt vô đắc.

                Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề Tát Đỏa y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo, mộng tưởng cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A Nậu Đa La Tan miệu Tam Bồ Đề. Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú, tức thuyết chú viết : Yết đế, yết đế, Ba La yết đế, Ba La tăng yết đế, Bồ Đề tát Bà ha.

 (tụng 3 lần)

Lễ Phật, Bồ tát và chư Tổ Sư

Chí tâm đãnh lễ : Nam Mô quá khứ Tỳ bà Thi Phật

Chí tâm đãnh lễ : Nam Mô hiện tại Bổn sư thích ca Mâu Ni Phật.

Chí tâm đãnh lễ : Nam Mô đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.

Chí tâm đãnh lễ : Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

Chí tâm đãnh lễ : Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát.

Chí tâm đãnh lễ : Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Chí tâm đãnh lễ : Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí ồ tát.

 Chí Tâm đãnh lễ : Nam Mô Đại Ca Diếp Tổ sư.

Chí tâm đãnh lễ  : Nam Mô ANan Tổ sư.

Chí tâm đãnh lễ : Nam Mô Bồ đề Đạt Ma Tổ sư.

Chí tâm đãnh lễ : Nam Mô Huệ Khả Tổ sư.

Chí tâm đãnh lễ : Nam Mô Tây Thiên Đông Độ việt Nam lịch đại chư vị Tổ sư.

Chí tâm đãnh lễ : Nam Mô tồi tà phụ chánh Hộ Pháp chư Tôn Bồ tát.

Chí tâm đãnh lễ : Nam Mô Đạo tràng hội thượng Phật Bồ tát.
 

Văn Phát Nguyện Hồi Hướng

Đệ tử chúng con một lòng thành

Nguyện cho đất nước chóng thanh bình

Tai nạn binh đao đều dứt sạch

Huynh đệ nhìn nhau con một nhà

Xót thương cứu giúp tiêu thù hận

Cả trên thế giới thảy an lành

Cùng chung nhơn loại lòng yêu mến

Sớt cơm chia áo một tâm thành

Kết tình đồng loại như ruột thịt

Nguyện cả chúng sanh đén côn trùng

Cùng khởi lòng thương che chở thảy

Ai đành sát hại làm lợi mình

Mong sao toàn thể cùng vui sống

Nguyện mưa chánh pháp khắp quần sanh

Mọi loài đều được ơn nhuần gội

Nhiệt não tiêu tan lòng thanh lương

Tam thừa Thánh quả đều an trụ.

Nguyện cho dứt sạch mọi não phiền

Gắng tu chẳng chút sanh lười mõi

Lập chí vững chắc như kim cương

Dù bao sóng gió không lay động;

Thẳng bước tiến lên quả vô sanh

Yêu ma quỷ mị không ngăn nổi

Chiếc gươm trí tuệ tay chẳng rời

Đơn đao đột nhập vô thượng giác;

Tam độc bát phong không chướng ngăn

Chỉ một chơn như tam muội ấn

Tiến thẳng vào trong nhà pháp thân

trên ngọn diệu phong rong tự tại

Xem xét mười phương chúng khổ đau

Hổ thẹn ăn năn mọi lỗi lầm

Khởi từ phương tiện tùy ứng hóa

Đưa chúng sanh đồng lên bờ Niết Bàn

Dù cho gian khổ lòng không nãn

Công đức tu hành xin hướng về

Tất cả chúng sanh cùng mình được

Đồng nương chánh pháp tối thượng thừa

Lên ngôi chánh giác chứng Phật đạo.

 

VĂN SÁM HỐI  (tối 14 và 29 mỗi tháng)

Chúng con đồng đến trước Phật đài

tâm thành đãnh lễ mười phương Phật

Tất cả Bồ Tát trong ba đời

Thanh Văn Bích Chi chúng Hiền Thánh

Đồng đến chứng minh con phát lồ :

Bao nhiêu tội lỗi trong nhiều kiếp

Ba nghiệp gây nên chẳng nghĩ lường

Nỗi chìm lăn lộn trong ba cõi

Tội ác chiêu hoài không biết dừng.

Hôm nay tỉnh giác con sám hối

Cầu xin chư Phật đồng chứng giám

Bồ Tát Thanh Văn thảy hộ trì

Khiến con tội củ như sương tuyết

Hiện tại đời con đang sống đây

Tuy có duyên lành gặp Phật pháp

Mà đã gây nên lắm nghiệp khiên :

Lòng còn chứa chấp tham kiêu mạn

Sân si tật đố hạnh tà mê

Miệng nói điêu ngoa thêm dối trá

Gạt lường ác khẩu lời vu oan

Sát sanh hại vật thân gây tạo

Thương tổn sanh linh để lợi mình

Tam Bảo chứng minh con sám hối

Dứt tâm tương tục kể từ đây

Không hề tái phạm dù lỗi nhỏ

Nguyện gìn ba nghiệp như giá băng.

Nguyện đạt chơn tông giáo Viên đốn

Kiến tánh viên minh tâm nhất như

Vọng tình ngoại cảnh dường mây khói

Nghiệp thức vốn không trí sáng ngời.

Liễu sanh thoát tử không ngăn ngại

Tam giới ra vào độ chúng sanh

Thuyền từ chống mãi không dừng nghỉ

Đưa hết sinh linh lên giác nhạn.

Công đức tu hành xin hồi hướng

Tất cả chúng sanh đều Niết Bàn

Vào nhà chư Phật ngồi tòa báu

Mặc áo Như Lai chúng pháp thân

Đồng phát Bồ Đề tâm bất thối

Đồng ngộ vô sanh pháp giới chơn

Đồng lên Phật quả vào Diệu giác

Đồng nhập chơn như thể sáng tròn.

                              - o -

CHỦ LỄ XƯỚNG

Tánh tội vốn không do tâm tạo

Tâm nếu diệt rồi tội sạch trong

Tội trong, tâm diệt, cả đều không

Thế ấy mới là chơn sám hối.

Nam Mô cầu Sám Hối Bồ tát  ( đồng tụng 3 lần)

         

CÁC BÀI PHỤC NGUYỆN

Phục Nguyện Cầu An

             Nam Mô Bổ Sư Thích ca Mâu Ni Phật.

            Nguyện dĩ thử công đức cần an Phật tử ( hoặc chư Phật tử, nếu số nhiều). Thượng thừa Tam Bảo lực, tứ đại thường an lạc, Bồ đề tâm tăng trưởng.

            Phổ nguyện : Thập phương Đàn Việt tăng ích phước điền, âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh, tề thành Phật đạo

              Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (đồng niệm)

Phục Nguyện Cầu Siêu

Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật.

Nguyện dĩ thử công đức hồi hướng cầu siêu Phật tử...(hoặc chư Phật tử nếu có số nhiều)

Thừa tư Phật lực, tốc thoát khổ luân, tảo đăng chánh giác.

Phổ nguyện : hiện tiền tang quyến, phước huệ trang nghiêm, âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh, đồng thành Phật đạo.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (đồng niệm)

( phần này tùy theo vị Duy Na hoặc chủ lễ, nếu có bài phục nguyện nào thích hợp và hay hơn, thì cứ tùy phương tiện sử dụng)

E.   TUẦN LỄ THAM HỌC

Thiền Viện Chơn Không chủ trương “ Thiền giáo đồng hành” nên mỗi tháng, đều có một tuần lễ học Kinh Luận, và Sử chư Tổ vào đầu tháng. Chương trình và các Kinh, Luận, Sử phải học, được ấn định sẵn trong Thanh Quy.

Tuy nhiên, vị Thượng tọa có trách nhiệm giảng dạy hướng dẫn có thể linh động. Tùy theo mỗi tuần, đều có học Kinh, Luận, Sử để bổ sung cho nhau. Trừ trường hợp các bộ kinh lớn... phải học liên tiếp trong nhiều tuần lễ mới xong thì thôi.

Tuần lễ học vị nào trong chúng tham dự thì được miễn công tác ngoài vườn như thường lệ.

    Sáng 8 giờ học tới 10 giờ

    Chiều 2 giờ 30 học đến 4 giờ 30.

Lớp học được tổ chức trong Thiền đường. Trước 15 phút vào Thiền đường nghe kinh, thầy hương đăng đánh một hồi ba tiếng chuông báo cho toàn chúng biết, để chuẩn bị.

Và sau đó đúng giờ đánh ba tiếng chuông vào học mỗi khi mãn giờ học, thầy Hương đăng lại đánh một hồi chuông, để dạy chúng nghĩ ngơi, vào nhà trù chuẩn bị ngọ trai.

 *

Nguồn: Thiền Viện Hương Hải

THIỀN TÔNG VIỆT NAM