[Trang chu] [Kinh sach]

HOA VÔ ƯU

(Tập II)

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8]


TÁNH KHÔNG VÀ CHÂN KHÔNG

Giảng tại Thiền viện Trúc Lâm - 2000.

 

Từ ngày c̣n ngồi ghế nhà trường cho tới những năm sau này, đọc kinh sách và đọc những bài luận của các học giả Phật giáo, tôi cứ hoang mang v́ sự luận giải lẫn lộn giữa Tánh không và Chân không.

Tánh không và Chân không là một hay là khác? Điều này thâm trầm lắm, nếu chúng ta không nhận được th́ sự tu sẽ lẫn lộn. Do lẫn lộn, chúng ta không biết đâu là gốc, đâu là ngọn. Có một số học giả giải Tánh không tức là Chân không, đây là lầm lẫn lớn vậy.

Tánh không là ǵ? Chân không là ǵ? Đó là chỗ tôi muốn giảng trạch cho quư vị hiểu.

Tất cả các kinh Bát-nhă đều nói về Tánh không. Bởi v́, theo sự phán giáo của các Tổ ngày xưa, chia giáo lư của đức Phật theo thứ tự từ hệ A-hàm đến hệ Bát-nhă, hệ Pháp Hoa Niết bàn v. v… Như vậy Tánh không nằm ở hệ Bát-nhă.

Tất cả pháp do nhân duyên sinh, đó là giáo lư căn bản của A-hàm. Từ lư nhân duyên sinh đó, hệ Bát-nhă đi sâu hơn. Đă là nhân duyên sinh ra các pháp, th́ trước khi các pháp sinh, nó ở Tánh không. Do Tánh không duyên mới hợp được, nếu nó sẵn có th́ không đợi duyên hợp. Thí dụ bao kiếng có sẵn th́ cái ǵ hợp thành bao kiếng không? V́ chưa hợp nên đợi ráp từng phần lại mới có bao kiếng.

Nói Tánh không phải hiểu các pháp tự tánh vốn không, do duyên hợp mới thành h́nh. V́ vậy sự thành h́nh này là tạm có, hư dối không thật. Nếu nó có sẵn một cái nguyên thể trọn vẹn từ ban đầu th́ không đợi duyên hợp. V́ cái nguyên thể trọn vẹn ban đầu không có, phải đợi đủ duyên hợp thành các pháp, nên gọi là Tánh không. Như vậy nói rơ hơn là Tánh không duyên khởi, tức duyên hợp sanh ra muôn pháp.

Có người giải Tánh không là Chân không, duyên hợp sanh muôn pháp là diệu hữu. Hiểu như vậy th́ quả thật là lầm to. Chúng ta phải nh́n cho tường tận, Tánh không duyên hợp sinh ra muôn pháp, cho nên muôn pháp là hư dối, đó là tinh thần của Bát-nhă. Do thấu triệt được lư tánh không duyên hợp, mà phá tan mọi cố chấp. Không có ǵ trên thế gian là thật, kể cả xuất thế gian cũng không thật luôn. Bởi v́ xuất thế gian là đối với thế gian mà nói. Thế gian đă không thật có th́ xuất thế gian làm ǵ có được.

Ví dụ chúng sinh do mê lầm mà phải chịu sanh tử, Phật nói pháp Tứ đế để diệt sanh tử. Như vậy v́ đối trị sanh tử nên nói pháp diệt sanh tử. Nếu hết sanh tử th́ pháp diệt sanh tử cũng không c̣n. Cho nên nói tất cả pháp do duyên hợp đều là hư dối. V́ vậy trong tướng không, các pháp không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch v. v… cho tới không khổ, tập, diệt, đạo cũng như thế. Pháp Tứ đế là chân lư mà cũng không, nên mười hai nhân duyên cũng không. Tất cả những ǵ do đối duyên dựng lập đều là không thậät.

Như vậy Bát-nhă là phá tan tất cả kiến chấp, chấp thế gian, chấp xuất thế gian đều bị phá hết. Tất cả chúng ta dính mắc đầu này, đầu nọ là tại sao? Bởi cái ǵ ḿnh cũng cho là thật, là quí nên yêu thích. Đă yêu thích th́ chấp giữ, mà chấp giữ là khổ. Bây giờ nh́n cái ǵ cũng giả nên không chấp giữ. Do không chấp giữ nên được mất không lo, như vậy không giải thoát là ǵ. Đó là cái nh́n trí tuệ Bát-nhă, thấu suốt tường tận tánh không của các pháp. Đó là phá sạch, không c̣n chấp chỗ nào nữa cả.

Trong kinh Bát-nhă có nói "Chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm…" tất cả đều không. Nhưng tại sao chúng ta thấy rơ ràng sự vật có dơ, có sạch, có sanh, có diệt, như vậy Bát-nhă có ngụy biện không? Thực t́nh tánhkhông là các pháp vốn không có sẵn, do duyên hợp mới có, nên nó có sanh có diệt. Sanh diệt đó là xét trên tướng duyên hợp, chứ trong Tánh không, không có ǵ hết.

Tánh không của các pháp, trong đó kể cả ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng là pháp. Như vậy tất cả pháp đều Tánh không, duyên hợp giả có. Đó là lư luận triệt để về Tánh không.

Kế tôi nói đến Chân không. Tánh không là nói trên tánh của các pháp. C̣n Chân không là nói trên tâm thể. Cho nên Lục Tổ bảo "Bản lai vô nhất vật", tức là Chân không vậy. Ngài thấy được tâm ḿnh xưa nay thanh tịnh, tâm ḿnh vốn không sanh diệt v. v… Tâm đó không có tất cả ư niệm lăng xăng nên nói Chân không.

Chân không làm sao sanh diệu hữu? V́ diệu hữu là khởi nghĩ. Nhưng đây không phải là khởi nghĩ vọng tưởng lăng xăng. "Chân không sanh diệu hữu" tức là cái dụng của tâm thể như: tam minh, lục thông, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng v. v… Diệu hữu là những diệu dụng mầu nhiệm từ tâm thể Chân không mà ra. Khi chúng ta nhận được tâm không một pháp rồi, th́ mới thấy diệu hữu của nó. Cho nên Phật mới có đủ tam minh, lục thông, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng v. v… Nếu nói diệu hữu là tất cả các trần cảnh th́ lầm quá to. Chúng ta nhớ lời của thiền sư Minh Chánh: "Chẳng rơ bản lai vô nhất vật, công phu uổng phí một đời ai? ", tức là không nhận được cái Chân không của ḿnh th́ uổng một đời công phu, không đi tới đâu hết. Như vậy Chân không là tâm thể của ḿnh. C̣n Tánh không đó là thể tánh của muôn pháp. Hai thứ riêng khác. Tánh không duyên hợp sinh ra muôn pháp hư giả không thật. Chân không là tâm thể bất sanh bất diệt mà có diệu dụng hay sanh muôn pháp, nên gọi là diệu hữu. V́ vậy chư Phật mới có vô số phương tiện, vô số thần thông, đều từ Chân không mà ra.

Tánh không là y cứ theo Bát-nhă để phá chấp. Chân không là y cứ theo kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm, kinh Niết-bàn chỉ cho chúng ta có chân tâm bất sanh bất diệt. Khi nào phá hết các pháp chấp rồi, mới nhận ra được chân tâm. Chân tâm chính là chân không diệu hữu. Rơ ràng như vậy, nên nói Tánh không là Chân không là sai lầm lớn. Một bên chuyên bác không lập ǵ hết, một bên nhận thẳng chân tâm. Từ chân tâm mới có diệu hữu. Diệu hữu tức là những sự mầu nhiệm khi đạt được chân tâm.

Như vậy chúng ta tu trước phải đi từ Bát-nhă. Lục Tổ ngộ nơi kinh Kim cang "Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Ưng vô sở trụ như sanh kỳ tâm", Kỳ tâm là tâm nào? Phật nói phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác th́ đừng trụ tâm nơi sắc, thanh, hương, vị xúc, pháp. Nên không có chỗ trụ mà phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Như vậy tâm chẳng sanh chẳng diệt mới là tâm hay sanh muôn pháp. Cho nên "kỳ tâm" là tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác vậy. Chúng ta tu mà không dính sáu trần chính là đă phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rồi. Chân không chính là tâm không vướng mắc với sáu trần. Đó là tâm chân thật.

Giáo lư của đức Phật có một hệ thống cụ thể rơ ràng. Cho nên hiểu sâu mới thấy các từ quí Ngài dùng đều chính xác, rơ ràng. Chúng ta tu học phải thấy cho tường tận, nếu không th́ sự tu không dính dáng ǵ với lời Phật dạy, không có kết quả ǵ cả.

]

 


[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8]

[Trang chu] [Kinh sach]