[Trang chu] [Kinh sach]

KINH PHÁP BẢO ĐÀN

[mucluc][loidausach][p1][p2-d1][p2-d2]

[p3-d1][p3-d2][p4][p5][p6][p7][p8-d1][p8-d2][p9][p10][p11-d1][p11-d2]


PHẨM THỨ MƯỜI: PHÓ CHÚC 

DỊCH

Một hôm Tổ gọi đệ tử là Pháp Hải, Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, Pháp Trân, Pháp Như v.v... bảo rằng: “Các ông không đồng với những người khác, sau khi tôi diệt độ, mỗi người làm Thầy một phương, nay tôi dạy các ông nói pháp không mất bản tông, trước phải dùng ba khoa pháp môn, động dụng thành ba mươi sáu đối, ra vào tức ĺa hai bên, nói tất cả pháp chớ ĺa tự tánh; chợt có người hỏi pháp, ông xuất lời nói trọn trong đối đăi, đều lấy pháp đối đi lại làm nhân cho nhau, cứu kính hai pháp thảy đều trừ, lại không có chỗ đi. Ba khoa pháp môn là ấm, giới, nhập vậy. Ấm là ngũ ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; nhập là thập nhị nhập, ngoài có sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, trong có sáu cửa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư; giới là thập bát giới: sáu trần, sáu cửa và sáu thức. Tự tánh hay gồm muôn pháp gọi là hàm tàng thức, nếu khởi suy nghĩ tức là chuyển thức sanh sáu thức ra sáu cửa, thấy sáu trần, như thế thành mười tám giới, đều từ nơi tự tánh khởi dụng. Tự tánh nếu tà th́ khởi mười tám tà, tự tánh nếu chánh th́ khởi mười tám chánh, gồm ác dụng tức là dụng chúng sanh, thiện dụng tức là dụng Phật, dụng do những ǵ ? Do tự tánh mà có.

Đối pháp, ngoại cảnh vô t́nh có năm đối: Trời cùng đất đối, mặt trời cùng mặt trăng đối, sáng cùng tối đối, âm cùng dương đối, nước cùng lửa đối, đây là năm đối.

Pháp tướng ngữ ngôn có mười hai đối: Ngữ cùng pháp đối, có cùng không đối, có sắc cùng không sắc đối, có tướng cùng không tướng đối, hữu lậu cùng vô lậu đối, sắc cùng không đối, động cùng tịnh đối, trong cùng đục đối, phàm cùng thánh đối, tăng cùng tục đối, già cùng trẻ đối, lớn cùng nhỏ đối, đây là mười hai đối vậy.

Tự tánh khởi dụng có mười chín đối: Dài cùng ngắn đối, tà cùng chánh đối, si cùng tuệ đối, ngu cùng trí đối, loạn cùng định đối, từ cùng độc đối, giới cùng lỗi đối, thẳng cùng cong đối, thật cùng hư đối, hiểm cùng b́nh đối, phiền năo cùng bồ-đề đối, thường cùng vô thường đối, bi cùng hại đối, hỉ cùng sân đối, xả cùng bỏn sẻn đối, tiến cùng thối đối, sanh cùng diệt đối, pháp thân cùng sắc thân đối, hóa thân cùng báo thân đối, đây là mười chín pháp đối vậy.”

Tổ bảo: “Ba mươi sáu pháp đối này nếu hiểu mà dùng tức là đạo, quán xuyến tất cả kinh pháp, ra vào tức ĺa hai bên, tự tánh động dụng, cùng người nói năng, ngoài đối với tướng mà ĺa tướng, trong đối với không mà ĺa không, nếu toàn chấp tướng tức là tăng trưởng tà kiến, nếu toàn chấp không tức tăng trưởng vô minh, người chấp không là có chê bai kinh. Nói thẳng chẳng dùng văn tự, đă nói chẳng dùng văn tự th́ người cũng chẳng nên nói năng, chỉ lời nói năng này liền là tướng văn tự. Lại bảo: Nói thẳng chẳng lập văn tự tức hai chữ chẳng lập này cũng là văn tự, thấy người nói liền chê bai người ta nói là chấp văn tự. Các ông nên biết tự ḿnh mê th́ c̣n khả dĩ, lại chê bai kinh Phật, không nên chê bai kinh v́ đó là tội chướng vô số. Nếu chấp tướng bên ngoài mà tác pháp cầu chân, hoặc rộng lập đạo tràng, nói lỗi lầm có không, những người như thế nhiều kiếp không thể thấy tánh; chỉ nghe y pháp tu hành, lại chớ có trăm vật chẳng nghĩ, mà đối với đạo tánh sanh chướng ngại; nếu nghe nói chẳng tu khiến người biến sanh tà niệm, chỉ y pháp tu hành, bố thí pháp mà không trụ tướng. Các ông nếu ngộ, y đây mà nói, y đây mà dùng, y đây mà hành, y đây mà tạo tác, tức không mất bản tông. Nếu có người hỏi nghĩa ông, hỏi có th́ đem không đáp, hỏi không th́ đem có đáp, hỏi phàm th́ đem thánh đáp, hỏi thánh lấy phàm đáp, hai bên làm nhân cho nhau sanh ra nghĩa trung đạo, như một hỏi một đáp, bao nhiêu câu hỏi khác đều y đây mà khởi tác dụng, tức không mất chân lư. Giả sử có người hỏi sao gọi là tối th́ đáp rằng: Sáng là nhân, tối là duyên, sáng mất tức là tối, dùng sáng để hiển tối, dùng tối để hiển sáng, qua lại làm nhân cho nhau thành nghĩa trung đạo, ngoài ra hỏi những câu khác thảy đều như đây mà đáp. Các ông về sau truyền pháp y đây mà chỉ dạy cho nhau, chớ làm mất tông chỉ.”

Vào niên hiệu Thái Cực năm Nhâm Tư, Diên Ḥa(Năm Nhâm Tí niên hiệu Thái Cực, tháng năm cải nguyên Diên Ḥa, tháng tám cải nguyên Tiên Thiên.) tháng bảy (712 DL), Tổ sai đệ tử đến Tân Châu, chùa Quốc Ân dựng tháp và khiến thợ khởi công gấp, năm kế cuối mùa hạ lạc thành, ngày mùng một tháng bảy Tổ họp đồ chúng bảo rằng: “Tôi đến tháng tám muốn ĺa thế gian, các ông có nghi phải hỏi nhau sớm, tôi v́ các ông phá nghi khiến các ông dứt mê, nếu tôi đi rồi, sau không có người dạy các ông”. Ngài Pháp Hải v.v... nghe Tổ nói thảy đều rơi lệ chỉ có Thần Hội thần t́nh bất động, cũng không có khóc.

Tổ bảo: “Thần Hội tiểu sư lại được thiện bất thiện cùng là đồng, khen chê chẳng động, vui buồn chẳng sanh, ngoài ra đều không được, ở trong núi mấy năm, cứu kính tu đạo ǵ ? Nay các ông buồn khóc là v́ lo cho ai ? Nếu lo ta chẳng biết chỗ đi th́ ta tự biết chỗ đi, nếu ta chẳng biết chỗ đi th́ trọn không báo trước cho các ông, các ông buồn khóc bởi v́ chẳng biết chỗ đi của ta, nếu biết chỗ đi của ta tức không nên buồn khóc. Pháp tánh vốn không sanh diệt đi lại, các ông ngồi đây ta sẽ v́ các ông nói một bài kệ gọi là Chân giả động tịnh kệ. Các ông tụng bài này cùng với ta ư đồng, y đây mà tu hành th́ không mất tông chỉ.” Chúng Tăng đều làm lễ, Tổ nói kệ rằng:

                        “Tất cả không có chân,

                        Chẳng do thấy nơi chân,

                        Nếu thấy được cái chân,

                        Thấy đó trọn không chân.

                        Nếu hay tự có chân,

                        Ĺa giả tức tâm chân,

                        Tự tâm không ĺa giả,

                        Không chân chỗ nào chân.

                        Hữu t́nh tức biết động,

                        Vô t́nh tức không động,

                        Nếu tu hạnh bất động,

                        Đồng vô t́nh bất động.

                        Nếu t́m chân bất động,

                        Trên động có bất động,

                        Bất động là bất động,

                        Vô t́nh không Phật tánh.

                        Hay khéo phân biệt tướng,

                        Đệ nhất nghĩa bất động,

                        Chỉ khởi cái thấy này,

                        Là dụng của chân như.

                        Bảo những người học đạo,

                        Gắng sức phải dụng tâm,

                        Chớ đối pháp Đại thừa,

                        Lại chấp trí sanh tử.

                        Nếu bàn luận tương ưng,

                        Liền cùng bàn nghĩa Phật,

                        Nếu thật không tương ưng,

                        Chấp tay khiến hoan hỉ.

                        Tông này vốn không tranh,

                        Tranh tức mất ư đạo,

                        Chấp nghịch tranh pháp môn,

                        Tự tánh vào sanh tử.”

                        (Nhất thiết vô hữu chân,

                        Bất dĩ kiến ư chân,

                        Nhược kiến ư chân giả,

                        Thị kiến tận phi chân.

                        Nhược năng tự hữu chân,

                        Ly giả tức tâm chân,

                        Tự tâm bất ly giả,

                        Vô chân hà xứ chân.

                        Hữu t́nh tức giải động,

                        Vô t́nh tức bất động,

                        Nhược tu bất động hạnh,

                        Đồng vô t́nh bất động.

                        Nhược mích chân bất động,

                        Động thượng hữu bất động,

                        Bất động thị bất động,

                        Vô t́nh vô Phật chủng.

                        Năng thiện phân biệt tướng,

                        Đệ nhất nghĩa bất động,

                        Đăn tác như thử kiến,

                        Tức thị chân như dụng.

                        Báo chư học đạo nhân,

                        Nỗ lực tu dụng ư,

                        Mạc ư Đại thừa môn,

                        Khước chấp sanh tử trí.

                        Nhược ngôn hạ tương ưng,

                        Tức cộng luận Phật nghĩa,

                        Nhược thật bất tương ưng,

                        Hiệp chưởng linh hoan hỷ.

                        Thử tông bổn vô tránh,

                        Tránh tức thất đạo ư,

                        Chấp nghịch tránh pháp môn,

                        Tự tánh nhập sanh tử.

Khi ấy đồ chúng nghe Tổ nói kệ rồi thảy đều làm lễ, biết rơ ư Tổ, mỗi người nhiếp tâm, y theo pháp tu hành, lại không dám tranh căi. Biết Tổ không c̣n ở đời bao lâu, Thượng tọa Pháp Hải lại đảnh lễ hỏi rằng: “Sau khi Ḥa thượng nhập diệt, y pháp sẽ trao cho người  nào ?”

Tổ bảo: “Tôi ở chùa Đại Phạm nói pháp cho đến ngày nay, sao chép để lưu hành, gọi là Pháp Bảo Đàn Kinh, các ông ǵn giữ, truyền trao cho nhau, độ các quần sanh, chỉ y nơi lời nói này, ấy gọi là chánh pháp, nay v́ các ông nói pháp chớ chẳng trao y, bởi v́ các ông tín căn đă thuần thục, quyết định không c̣n nghi ngờ, kham nhận được đại sự, nhưng cứ theo ư bài kệ  “Phó thọ” của Sơ tổ Đạt-ma, y không nên truyền. Kệ rằng:

                        Ta đến ở cơi này,

                        Truyền pháp cứu mê t́nh.

                        Một hoa nở năm cánh,

                        Kết quả tự nhiên thành.”

                        (Ngô bản lai tư độ,

                        Truyền pháp cứu mê t́nh,

                        Nhất hoa khai ngũ diệp,

                        Kết quả tự nhiên thành.)

Tổ lại bảo: “Các Thiện tri thức, các ông mỗi người nên tịnh tâm lắng nghe tôi nói pháp, nếu muốn thành tựu chủng trí phải đạt được nhất tướng tam-muội và nhất hạnh tam-muội. Nếu ở tất cả chỗ mà không trụ tướng, ở trong tướng kia, không sanh yêu ghét, cũng không thủ xả, chẳng nghĩ các việc lợi ích thành hoại v.v... an nhàn điềm tịnh, hư dung đạm bạc, đây gọi là nhất tướng tam-muội. Nếu ở tất cả chỗ đi đứng nằm ngồi thuần một trực tâm, không động đạo tràng, chân thành Tịnh độ, đây gọi là nhất hạnh tam-muội. Nếu người đủ hai tam-muội này như đất đă có chứa hạt giống, nuôi dưỡng lớn lên, thành thục được hạt kia, nhất tướng nhất hạnh cũng lại như thế. Nay tôi nói pháp ví như khi mưa ướt khắp cả quả đất, Phật tánh của các ông ví như là hạt giống gặp được sự thấm ướt này thảy đều phát sanh, nương lời chỉ dạy của tôi, quyết định được Bồ-đề, y theo hạnh của tôi, quyết định chứng được diệu quả, hăy nghe tôi nói kệ:

                        Đất tâm chứa hạt giống,

                        Mưa rưới thảy nảy mầm,

                        Đốn ngộ hoa t́nh rồi,

                        Quả Bồ-đề tự thành.”

                        (Tâm địa hàm chư chủng ,

                        Phổ vũ tất giai manh,

                        Đốn ngộ hoa t́nh dĩ,

                        Bồ đề quả tự thành.)

Tổ nói kệ rồi bảo: “Pháp kia không hai, tâm kia cũng vậy, đạo kia thanh tịnh, cũng không các tướng, các ông dè dặt chớ quán tịnh và để tâm kia không, tâm này vốn tịnh, không nên thủ xả, mỗi người tự nỗ lực tùy duyên đi vui vẻ.” Khi ấy cả thảy chúng đều làm lễ thối lui.

Đến ngày mùng tám tháng bảy, Tổ chợt bảo đệ tử rằng: “Tôi muốn trở về Tân Châu, các ông hăy chóng sửa sang thuyền chèo.” Đại chúng đều buồn bă, cố cầm Tổ ở lại. Tổ bảo: “Chư Phật xuất hiện c̣n phải thị tịch Niết-bàn, có lại tất có đi, lư vẫn thường nhiên, h́nh hài của tôi đây trở về ắt có chỗ.”

Chúng thưa: “Thầy từ đây đi, bao giờ mới trở về ?”

Tổ bảo: “Lá rụng về cội, trở lại không hẹn ngày.”

Lại hỏi rằng: “Chánh pháp  nhăn  tạng truyền trao cho người nào ?”

Tổ bảo: “Người có đạo th́ được, người không tâm th́ thông.”

Lại hỏi: “Về sau có nạn hay chăng ?”

Tổ bảo: “Tôi diệt độ khoảng năm, sáu năm, sẽ có một người đến cắt đầu của tôi, nghe tôi huyền kư rằng:

                        Trên đầu nuôi thân,

                        Nơi miệng để ăn,

                        Gặp nạn họ Măn,

                        Dương Liễu làm quan.”

                        (Đầu thượng dưỡng thân,

                        Khẩu lư tu xan,

                        Ngộ Măn chi nạn,

                        Dương Liễu vi quan.)

Lại nói: “Tôi đi khoảng bảy mươi năm, có hai vị Bồ-tát từ phương Đông lại, một người xuất gia, một người tại gia, đồng thời hưng hóa, dựng lập tông tôi, kiến thiết những ngôi già-lam, xương long cho chánh pháp tiếp nối.”

Hỏi: “Chưa biết từ trước Phật Tổ ứng hiện đến nay, sự truyền thọ được bao nhiêu đời, mong Ngài thương xót chỉ dạy.”

Tổ bảo: “Cổ Phật hiện ra đời đă vô số lượng, không thể kể hết, nay kể từ bảy đức Phật làm đầu.

Thuở quá khứ kiếp Trang Nghiêm có:

            Phật T́-bà-thi,

            Phật Thi-khí,

            Phật Tỳ-xá-phù;

            Hiền kiếp này có:

            Phật Câu-lưu-tôn,

            Phật Câu-na-hàm-mâu-ni,

            Phật Ca-diếp

           và Phật Thích-ca-văn.

Đó là bảy đức Phật. Nay do đức Phật Thích-ca-văn đầu tiên truyền cho:

            Tôn giả Ma-ha-ca-diếp,

            Tổ thứ 2 là A-nan,

            Tổ thứ 3 là Thương-na-ḥa-tu,

            Tổ thứ 4 là Ưu-ba-cúc-đa,

            Tổ thứ 5 là Đề-đa-ca,

            Tổ thứ 6 là Di-giá-ca,

            Tổ thứ 7 là Bà-tu-mật-đa,

            Tổ thứ 8 là Phật-đà-nan-đề,

            Tổ thứ 9 là Phục-đà-mật-đa,

            Tổ thứ 10 là Hiếp tôn-giả,

            Tổ thứ 11 là Phú-na-dạ-xa,

            Tổ thứ 12 là Mă Minh,

            Tổ thứ 13 là Ca-tỳ-ma-la,

            Tổ thứ 14 là Long Thọ,

            Tổ thứ 15 là Ca-na-đề-bà,

            Tổ thứ 16 là La-hầu-la-đa,

            Tổ thứ 17 là Tăng-già-nan-đề,

            Tổ thứ 18 là Già-da-xá-đa,

            Tổ thứ 19 là Cưu-ma-la-đa,

            Tổ thứ 20 là Xà-dạ-đa,

            Tổ thứ 21 là Bà-tu-bàn-đầu,

            Tổ thứ 22 là Ma-noa-la,

            Tổ thứ 23 là Hạc-lặc-na,

            Tổ thứ 24 là Sư Tử,

            Tổ thứ 25 là Bà-xá-tư-đa,

            Tổ thứ 26 là Bất-như-mật-đa,

            Tổ thứ 27 là Bát-nhă-đa-la,

            Tổ thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma, Ngài cũng là Sơ Tổ ở Trung Hoa,

            Tổ thứ 29 là Huệ Khả,

            Tổ thứ 30 là Tăng Xán,

            Tổ thứ 31 là Đạo Tín,

            Tổ thứ 32 là Hoằng Nhẫn,

            Huệ Năng là Tổ thứ 33.

Từ trước chư Tổ mỗi vị đều có bẩm thừa, các ông về sau phải theo thứ tự truyền trao, chớ khiến sai lầm.”

Năm thứ hai niên hiệu Tiên Thiên (713 DL), năm Quí Sửu ngày mùng ba tháng tám (tháng mười hai năm ấy đổi là Khai Nguyên), Tổ ở tại chùa Quốc Ân sau buổi ngọ trai, bảo các đồ chúng rằng: “Các ông mỗi người cứ ngồi y chỗ cũ, tôi cùng các ông từ biệt.”

Ngài Pháp Hải bạch rằng: “Ḥa thượng để lại giáo pháp ǵ khiến cho những người mê đời sau được thấy Phật tánh ?”

Tổ bảo: “Các ông lắng nghe, những người mê đời sau nếu biết chúng sanh tức là Phật tánh, nếu chẳng biết chúng sanh muôn kiếp t́m Phật cũng khó gặp. Nay tôi dạy các ông biết tự tâm chúng sanh, thấy tự tâm Phật tánh. Muốn cầu thấy Phật, chỉ biết chúng sanh, chỉ v́ chúng sanh mê Phật, chẳng phải Phật mê chúng sanh. Tự tánh nếu ngộ, chúng sanh là Phật, tự tánh nếu mê Phật là chúng sanh, tự tánh b́nh đẳng chúng sanh là Phật, tự tánh tà hiểm Phật là chúng sanh. Tâm các ông nếu hiểm khúc tức Phật ở trong chúng sanh, một niệm b́nh trực tức là chúng sanh thành Phật. Tâm tôi tự có Phật, tự Phật đó là chân Phật, nếu tự không có tâm Phật th́ chỗ nào cầu được chân Phật ? Các ông tự tâm là Phật lại chớ hồ nghi, ngoài không một vật mà hay dựng lập đều là bản tâm sanh ra muôn pháp, nên kinh nói tâm sanh các thứ pháp sanh, tâm diệt các thứ pháp diệt. Nay tôi để bài kệ cùng các ông từ biệt gọi là Tự Tánh Chân Phật Kệ, người đời sau biết được ư kệ này, tự thấy bản tâm, tự thành Phật đạo. Kệ rằng:

            Chân như tự tánh là chân Phật,

            Tà kiến tam độc là ma vương,

            Khi tà mê ma ở trong nhà,

            Khởi chánh kiến Phật ở trong nhà.

            Trong tánh tà kiến tam độc sanh,

            Tức là ma vương đến trong nhà,

            Chánh kiến tự trừ tâm tam độc,

            Ma biến thành Phật thật không giả.

            Pháp thân báo thân và hóa thân,

            Ba thân xưa nay là một thân,

            Nếu nhằm trong tánh hay tự thấy,

            Tức là nhân Bồ-đề thành Phật.

            Vốn từ hóa thân sanh tánh tịnh,

            Tánh tịnh thường ở trong hóa thân,

            Tánh khiến hóa thân hành chánh đạo,

            Về sau viên măn thật không cùng.

            Tánh dâm vốn là nhân tánh tịnh,

            Trừ dâm tức là thân tánh tịnh,

            Trong tánh mỗi tự ĺa ngũ dục,

            Thấy tánh sát-na tức là chân.

            Đời này nếu gặp pháp đốn giáo,

            Chợt ngộ tự tánh thấy được Phật,

            Nếu muốn tu hành mong làm Phật,

            Không biết nơi nào nghĩ t́m chân.

            Nếu hay trong tâm tự thấy chân,

            Có chân tức là nhân thành Phật,

            Chẳng thấy tự tánh ngoài t́m Phật,

            Khởi tâm thảy là người đại si.

            Pháp môn đốn giáo nay lưu truyền,

            Cứu độ người đời phải tự tu,

            Bảo ông người học đạo đời sau,

            Không khởi thấy này rất xa xôi.”

            (Chân như tự tánh thị chân Phật,

            Tà kiến tam độc thị ma vương,

            Tà mê chi thời ma tại xá,

            Chánh kiến chi thời Phật tại đường.

            Tánh trung tà kiến tam độc sanh,

            Tức thị ma vương lai trụ xá,

            Chánh kiến tự trừ tam độc tâm,

            Ma biến thành Phật chân vô giả.

            Pháp thân, báo thân cập hóa thân,

            Tam thân bản lai thị nhất thân,

            Nhược hướng tánh trung năng tự kiến,

            Tức thị thành Phật Bồ đề nhân.

            Bản tùng hóa thân sanh tịnh tánh,

            Tịnh tánh thường tại hóa thân trung,

            Tánh sử hóa thân hành chánh đạo,

            Đương lai viên măn chân vô cùng.

            Dâm tánh bản thị tịnh tánh nhân,

            Trừ dâmtức thị tịnh tánh thân,

            Tánh trung các tự ly ngũ dục,

            Kiến tánh sát na tức thị chân.

            Kim sanh nhược ngộ đốn giáo môn,

            Hốt ngộ tự tánh kiến Thế Tôn,

            Nhược dục tu hành mích tác Phật,

            Bất tri hà xứ nghĩ cầu chân.

            Nhược năng tâm trung tự kiến chân,

            Hữu chân tức thị thành Phật nhân,

            Bất kiến tự tánh ngoại mích Phật,

            Khởi tâm tổng thị đại si nhân.

            Đốn giáo pháp môn kim dĩ lưu,

            Cứu độ thế nhân tu tự tu,

            Báo nhữ đương lai học đạo giả,

            Bất tác thử kiến đại du du.)

Tổ nói kệ rồi bảo rằng: “Các ông ở lại an vui, sau khi tôi diệt độ, chớ làm theo thế gian khóc lóc như mưa, nhận lễ vật điếu tang, thân mặc hiếu phục, chẳng phải là đệ tử của tôi cũng không phải là chánh pháp. Chỉ biết tự bản tâm, thấy tự bản tánh, không động không tịnh, không sanh không diệt, không đi không lại, không phải không quấy, không trụ không văng, e các ông trong tâm mê, không hiểu ư tôi, nay lại dặn ḍ các ông khiến các ông thấy tánh. Sau khi tôi diệt độ, y theo đây tu hành, như ngày tôi c̣n sống, nếu trái lời tôi dạy, giả sử tôi c̣n ở đời, cũng không có lợi ích ǵ. Tổ lại nói kệ rằng:

                        Ngơ ngơ không tu thiện,

                        Ngáo ngáo không làm ác,

                        Lặng lẽ dứt thấy nghe,

                        Thênh thang tâm không dính.

                        (Ngột ngột bất tu thiện,

                        Đằng đằng bất tạo ác,

                        Tịch tịch đoạn kiến văn,

                        Đăng đăng tâm vô trước.)

Tổ nói kệ rồi ngồi ngay thẳng đến canh ba, chợt bảo đệ tử rằng: “Tôi đi nhé !” Rồi im lặng mà hóa. Khi ấy mùi hương lạ đầy cả thất, có một móng trắng ṿng giáp đất, trong rừng cây cối đều biến thành màu trắng, cầm thú kêu vang bi thương.

Đến tháng mười một, quan liêu cùng môn nhân tăng tục ba quận Quảng, Thiều, Tân, đua nhau tới đón thân của Tổ, không giải quyết được việc tranh giành mới thắp hương khấn đảo rằng: “Khói hương chỉ về chỗ nào là Tổ về chỗ ấy.” Khi ấy khói hương bay thẳng về Tào Khê. Ngày mười ba tháng mười một dời thần khám và những y bát được truyền trở về. Năm kế tháng bảy mới mở khám, đệ tử Phương Biện dùng đất trầm tô lên trên, đệ tử nhớ lại lời huyền kư sẽ bị lấy đầu của Tổ, mới lấy sắt lá bao quanh cổ để giữ cổ của Tổ rồi đưa vào trong tháp, chợt trong tháp có hào quang trắng hiện ra thẳng lên trên trời, ba ngày mới tan. Thiều Châu tâu lên vua và phụng sắc lập bia ghi đạo hạnh của Tổ. Tổ sống bảy mươi sáu tuổi, hai mươi bốn tuổi được truyền y, năm ba mươi chín tuổi mới thế phát, nói pháp lợi sanh ba mươi bảy năm, đệ tử nối pháp bốn mươi ba người, người ngộ đạo siêu phàm không biết bao nhiêu mà tính. Tín y của Tổ Đạt-ma truyền, áo Ma Nạp cùng với bát báu của vua Trung Tông ban cho và tượng của Phương Biện đắp cùng với những đạo cụ của Tổ để tại đạo tràng Bảo Lâm, lưu truyền kinh Pháp Bảo Đàn để bày tông chỉ của Tổ, hưng long Tam Bảo và lợi ích quần sanh.

?


[mucluc][loidausach][p1][p2-d1][p2-d2]

[p3-d1][p3-d2][p4][p5][p6][p7][p8-d1][p8-d2][p9][p10][p11-d1][p11-d2]

[Trang chu] [Kinh sach]