[Trang chủ] [Kinh sách]

THẬP NHỊ MÔN LUẬN

[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]

[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]


XI- QUÁN TAM THỜI MÔN

 

Lại nữa, tất cả pháp không, vì cớ sao ? Vì nhơn cùng pháp có nhơn (quả) thời trước, thời sau, đồng thời sanh không thể được. Như nói :

Nếu pháp trước, sau, đồng

Ðều là không thành được

Pháp ấy từ nhơn sanh

Làm sao sẽ có thành.

Trước nhơn sau có nhơn (quả), việc ấy không phải. Tại sao ? Nếu trước nhơn sau từ nhơn sanh thì, khi nhơn trước ắt không có nhơn (quả), với cái gì làm nhơn ? Nếu trước có nhơn (quả) sau nhơn thì, khi không nhơn có nhơn (quả) đã thành, dùng nhơn làm gì ? Nếu nhơn, có nhơn (quả) đồng thời, ấy cũng không nhơn, như sừng trâu đồng thời sanh, sừng trái mặt không thể làm nhơn nhau. Như thế, nhơn chẳng phải là nhơn của quả, quả chẳng phải là quả của nhơn, vì đồng thời sanh. Thế nên, ba thời nhơn quả đều không thể được. Hỏi : Ông phá pháp nhơn quả trong ba thời cũng chẳng thành : Nếu trước có phá sau có bị phá, chưa có bị phá, phá ấy là phá cái gì : Nếu trước có bị phá sau có phá, bị phá đã thành ; dùng phá làm gì ? Nếu phá, bị phá đồng thời, ấy cũng không nhơn, như sừng trâu đồng thời sanh, vì sừng trái mặt không làm nhơn nhau, như thế, phá chẳng làm nhơn bị phá, bị phá chẳng làm nhơn phá.

Ðáp : Ông trong phá bị phá cũng có lỗi ấy. Nếu các pháp không thì không phá không bị phá, nay ông nói không ắt thành chỗ tôi nói. Nếu tôi nói phá bị phá định có, nên khởi nạn vấn này. Vì tôi chẳng nói bị phá định có, chẳng nên khởi nạn vấn này.

Hỏi : Con mắt thấy nhơn thời trước như thợ gốm làm bình. Cũng có nhơn thời sau, như đệ tử có thầy, như dạy dỗ đệ tử rồi thời gian sau mới biết đệ tử. Cũng có nhơn đồng thời như đèn và ánh sáng. Nếu nói nhơn thời trước, thời sau, đồng thời không thể được, việc ấy không phải.

Ðáp : Như thợ gốm làm bình, dụ ấy không phải. Tại sao ? Nếu chưa có bình, thợ gốm với cái gì làm nhơn ? Như thợ gốm, tất cả nhơn trước đều không thể được. Thế nên, ông nói nhơn trước quả sau, không hợp đạo lý. Nhơn thời gian sau cũng như thế không thể được, nếu chưa có đệ tử cái gì là thầy ? Thế nên, nhơn thời gian sau cũng không thể được. Nếu bảo nhơn đồng thời như ngọn đèn và ánh sáng, ấy cũng là nhơn đồng nghi, ngọn đèn ánh sáng đồng thời sanh, làm sao làm nhơn nhau?

Vì nhơn duyên như thế, nên biết tất cả pháp hữu vi, pháp vô vi, chúng sanh cũng không.

 

[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]

[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]

[Trang chủ] [Kinh sách]