[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN TÔNG BẢN HẠNH

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]


LỜI  ĐẦU  SÁCH

Quyển Thiền Tông Bản Hạnh này ra đời, chúng tôi y cứ theo bản chữ Nôm in năm 1745 do cụ Hoàng Xuân Hăn dịch âm và đối chiếu bản in năm 1932 do TT. Thích Trí Siêu dịch âm. Hai bản có vài chỗ sai khác nhau, chúng tôi xét thấy bên nào hợp lư hơn liền dùng, song bản dịch âm của cụ Hoàng Xuân Hăn vẫn là chủ, v́ bản này xưa nhất.

Quyển Thiền Tông Bản Hạnh do Ḥa thượng Chân Nguyên biên soạn, phần lớn y cứ quyển Thánh Đăng Lục chữ Hán kể lại sự tu Thiền ngộ đạo của năm ông vua đời Trần. Trong đây được bổ túc đôi chỗ thiếu sót do ngài Chân Nguyên t́m ṭi nơi khác, đồng thời Ngài cũng gửi gắm tâm t́nh ḿnh vào đây khá nhiều.

Ngoài phần năm ông vua ngộ đạo, chúng tôi cho in thêm phần Nhân Duyên Ngộ Đạo và Thiền Tịch Phú chung thành một tập. Ở sau có phụ bản chữ Nôm và chữ Hán để độc giả dễ bề nghiên cứu.

Phật giáo đời Trần là ngọn đuốc sáng ngời soi rọi ḍng sông lịch sử Phật giáo Việt Nam đă trên ngàn năm. Công đức truyền bá và ủng hộ do năm ông vua đời Trần. Nhờ Phật giáo đời Trần mà nền văn hóa dân tộc cổ xưa của Việt Nam c̣n lưu lại đôi phần. V́ muốn ǵn giữ nền văn hóa dân tộc xưa không mai một, chúng tôi cố gắng t́m ṭi và bồi bổ thêm cho in ra, để mọi người dân Việt Nam có cơ hội đọc lại nghiền ngẫm thấy được tinh thần độc lập bất khuất của Tổ tiên ḿnh, đồng thời thấy được tâm hồn đạo đức siêu xuất phi thường của các Ngài.

Kính ghi

Thiền viện Thường Chiếu 22-2-1998

THÍCH THANH TỪ

?


[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]

[Trang chu] [Kinh sach]