[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN TÔNG BẢN HẠNH

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]


THIỀN TÔNG BẢN HẠNH

(tt)

GIẢNG: (tt)

5.  CHUYỆN TRẦN NHÂN TÔNG

            Này đoạn Nhân Tông kể ra:

            Thánh Mẫu là mẹ ḷng ḥa có nhân.

            Giấc ḥe thoắt nhắp đêm xuân,

            Chiêm bao xảy thấy thần nhân một người.

            Cao cả tượng sứ nhà Trời,

            Trao cho lưỡng kiếm, có lời bảo vay.

            Hoàng Hậu sực thức đêm chầy,

            Thấy điềm sự lạ tâu bày Thánh Tông.

            Ḷng vua thấy vậy cực mừng,

            Bàn mộng thốt rằng: “Ấy Trời tộ ta”

            Từ ngày chiêm bao đă qua,

            Hoàng Hậu thụ thai càng ḥa tốt tươi.

            Măn nguyệt no tháng thoát thai,

            Ḿnh vàng kim sắc tướng người lạ thay.

            Vua Cha thốt bảo rằng bay:

            “Hai ta có đức, sinh nay Bụt vàng”.

            Hữu kiên nốt ruồi bên nương,

            Thuật sĩ xem tướng đoán lường rằng bay:

            Thái Tử trí cả bằng nay,

            Gánh việc đại khí làm thầy mười phương.

            Cha mẹ dưỡng dụ yêu đương,

            Đặt hiệu cho chàng là Điều Ngự Vương.

* * *

Này đoạn Nhân Tông kể ra:

            Thánh Mẫu là mẹ ḷng ḥa có nhân.

            Giấc ḥe thoắt nhắp đêm xuân,

            Chiêm bao xảy thấy thần nhân một người.

            Cao cả tượng sứ nhà Trời,

            Trao cho lưỡng kiếm, có lời bảo vay.

Đoạn này kể về vua Trần Nhân Tông. Thánh Mẫu, mẹ Ngài là người nhân hậu. Chữ giấc ḥe là giấc ngủ, thoắt nhắp: chữ nhắp có bản để là nhập, nhưng chữ nhắp ở đây đúng hơn, nhắp là mới, thoắt nhắp là vừa mới. Đêm xuân khi nằm ngủ, vừa mới nhắm mắt th́ “Chiêm bao xảy thấy thần nhân một người”, bà thấy một vị thần nhân “Cao cả tượng sứ nhà trời”, to lớn như thiên sứ “Trao cho lưỡng kiếm có lời bảo vay”, trao cho hai thanh kiếm và có lời dặn ḍ.

            Hoàng Hậu sực thức đêm chầy,

            Thấy điềm sự lạ tâu bày Thánh Tông.

            Ḷng vua thấy vậy cực mừng,

            Bàn mộng thốt rằng: Ấy Trời tộ ta"

            Từ ngày chiêm bao đă qua,

            Hoàng Hậu thụ thai càng ḥa tốt tươi.

Hoàng Hậu chợt thức giấc, đem điềm lạ kể lại cho Thánh Tông nghe. Vua nghe qua rất đổi vui mừng, đoán biết là điềm mộng tốt nên thốt lên rằng: “Ấy Trời tộ ta”. Sau ngày Hoàng Hậu chiêm bao thấy thần nhân cho hai lưỡi kiếm rồi bà thọ thai, từ đó bà rất vui vẻ.

Đây là kể lại điềm mộng của bà, do mộng thấy thần nhân cho hai lưỡi kiếm rồi bà có thai, nên từ đó về sau bà rất vui vẻ.

            Măn nguyệt no tháng thoát thai,

            Ḿnh vàng kim sắc tướng người lạ thay.

Vua Cha thốt bảo rằng bay:

            “Hai ta có đức, sinh nay Bụt vàng”.

“Măn nguyệt no tháng thoát thai”: Chữ no nghĩa là đủ, cho nên hiện nay chúng ta thường dùng hai chữ no đủ, c̣n thuở xưa chỉ nói là no thôi. V́ vậy no tháng là đủ tháng. Khi đủ tháng bà sinh ra ngài Trần Nhân Tông.

“Ḿnh vàng kim sắc tướng người lạ thay”: Ngài có tướng lạ là thân sắc vàng.

            “Vua cha thốt bảo rằng bay:

            Hai ta có đức, sinh nay Bụt vàng”.

Vua cha rất đổi vui mừng bảo với Hoàng Hậu là nhà ta có đức mới sinh được Phật vàng.

            Hữu kiên nốt ruồi bên nương,

            Thuật sĩ xem tướng đoán lường rằng bay:

            Thái Tử trí cả bằng nay,

            Gánh việc đại khí làm thầy mười phương.

            Cha mẹ dưỡng dụ yêu đương,

            Đặt hiệu cho chàng là Điều Ngự Vương.

Hữu kiên là vai bên phải, bên nương là một bên. Trên vai phải Ngài có nốt ruồi nằm một bên. Ai có nốt ruồi bên tay phải th́ tốt lắm.

            “Thuật sĩ xem tướng đoán lường rằng bay:

            Thái Tử trí cả bằng nay,

            Gánh việc đại khí làm thầy mười phương”.

Thuật sĩ xem tướng đoán Ngài về sau có trí tuệ hơn người, sẽ gánh vác việc lớn và làm thầy mười phương.

            “Cha mẹ dưỡng dụ yêu đương.

            Đặt hiệu cho chàng là Điều Ngự Vương”.

Đây là Điều Ngự Vương chớ không phải Điệu. Cha mẹ rất mực yêu thương nuôi nấng và đặt hiệu cho Ngài là Điều Ngự Vương tức là vua Phật. Như vậy chữ Điều Ngự Vương không phải do sau này Ngài được người tôn xưng, mà chính vua Thánh Tông đặt cho Ngài.

5.1 THÁI TỬ TRỐN LÊN YÊN TỬ

            Tuổi mới mười sáu niên phương,

            Vua cha định liệu cho thăng trị v́.

            Điều Ngự hai phen tâu quỳ,

            Khiến nhường cho em trị v́ thay anh.

            Thái Tử ḷng muốn tu hành,

            Nh́n xem phú quí tâm t́nh dưng dưng.

            Tuy ở điện bệ Đông Cung,

            Ḷng hằng chở nhớ tông phong nhà thiền.

            Đêm khuya bóng nguyệt cài hiên,

            Chiêm bao xảy thấy hoa sen mọc bày.

            Có người chỉ bảo rằng bay:

            “Gẫm thấy phen nầy Thái Tử có duyên.

            Ấy là Phật báu hoa sen”,

            Thái Tử từ ấy những nguyền ăn chay.

            Mặt mũi ḿnh vóc đă gầy,

            Vua cha xem thấy, ngày rày hỏi con.

            Thái Tử quỳ lạy tâu van,

            Thánh Tông nước mắt ḥa chan ḍng ḍng.

            “Ai hầu nối nghiệp Tổ tông?

            Tuổi cha già cả cong ḷng khá thương”.

            Thái Tử nước mắt đượm nương,

            Phụ tử t́nh thâm, cảm thương thay là!

            Học đạo báo ơn mẹ cha,

            Đêm ấy Thái Tử thoát ra du thành.

            T́m lên Yên Tử một ḿnh,

            Đến Đông Cứu sơn, thiên minh rạng ngày.

            Giả tướng lệ người thế hay,

            Vào nằm trong tháp một giây đỗ dùng.

            Tăng tự thấy tướng lạ lùng,

            Làm bữa cơm thết cúng dàng cho ăn.

            Hoàng Hậu liền tâu Minh Quân,

            Rao bảo thiên hạ quần thần đông tây.

            T́m đ̣i Thái Tử chớ chầy,

            Bắt em thay trị liền tay tức th́.

* * *

            Tuổi mới mười sáu niên phương,

            Vua cha định liệu cho thăng trị v́.

            Điều Ngự hai phen tâu quỳ,

            Khiến nhường cho em trị v́ thay anh.

Năm Ngài mười sáu tuổi, nhà vua định cho làm Đông Cung Thái Tử để kế vị sau này, nhưng hai phen Ngài đều thưa với vua cha xin nhường cho em thay Ngài trị v́.

            Thái Tử ḷng muốn tu hành,

            Nh́n xem phú quí tâm t́nh dưng dưng.

            Tuy ở điện bệ Đông Cung,

            Ḷng hằng chở nhớ tông phong nhà thiền.

            Đêm khuya bóng nguyệt cài hiên,

            Chiêm bao xảy thấy hoa sen mọc bày.

Đoạn này nói về nỗi ḷng của Ngài.

“Thái Tử ḷng muốn tu hành”: Trong khi đang làm Thái Tử, Ngài đă muốn đi tu.

“Nh́n xem phú quí tâm t́nh dưng dưng”: Dưng dưng tức là dửng dưng. Nghĩa là thấy giàu sang phú quí Ngài dửng dưng không bận ḷng. Như vậy so với Ngài chúng ta cách Ngài bao xa? Hiện nay người tu phần lớn là do gặp cảnh không vừa ư hoặc v́ lư do nào đó rồi bất măn đi tu, c̣n Ngài làm Thái Tử mà xem sự giàu sang phú quí dửng dưng trong ḷng, không chút bận bịu. Đó là để biểu hiện cho chúng ta thấy nơi Ngài đă có sẵn cái ǵ từ thuở nào rồi. Cho nên:

            “Tuy ở điện bệ Đông Cung,

            Ḷng hằng chở nhớ tông phong nhà thiền”.

Tuy ở hàng Đông Cung Thái Tử mà Ngài luôn luôn nhớ đến tông phong nhà thiền. Chữ chở là vẫn, ngày xưa nói là chở, ngày nay đọc là vẫn, có nghĩa là luôn luôn.

            “Đêm khuya bóng nguyệt cài hiên,

            Chiêm bao xảy thấy hoa sen mọc bày”.

Ở bản 1932 để là kề hiên, nhưng chữ cài hiên nghe hay hơn. Đêm khuya bóng trăng rọi vào hiên, Ngài nằm ngủ chiêm bao thấy có đóa sen mọc.

            “Gẫm thấy phen nầy Thái Tử có duyên.

            Ấy là Phật báu hoa sen”,

            Thái Tử từ ấy những nguyền ăn chay.

Nghĩa là khi Ngài mộng thấy hoa sen từ rún mọc lên, trên hoa sen lại có đức Phật hiện ra, cho nên nói đó là điềm Phật báu và từ đó Ngài phát nguyện ăn chay.

            Mặt mũi ḿnh vóc đă gầy,

            Vua cha xem thấy, ngày rày hỏi con.

            Thái Tử quỳ lạy tâu van,

            Thánh Tông nước mắt ḥa chan ḍng ḍng.

            “Ai hầu nối nghiệp Tổ tông?

            Tuổi cha già cả cong ḷng khá thương”.

V́ ăn chay nên mặt mũi, vóc dáng Ngài gầy ốm. Vua cha thấy thế mới hỏi lư do v́ sao gầy ốm. Thái Tử quỳ lạy, tâu bày mọi việc v́ Ngài ham tu, ăn chay cho nên gầy ốm. Chữ ḍng ḍng là ṛng ṛng. Vua cha nghe xong th́ khóc, hai hàng nước mắt chảy ṛng ṛng và bảo:

            “Ai hầu nối nghiệp Tổ tông?

            Tuổi cha già cả cong ḷng khá thương”.

Nghĩa là ta sanh ra con, mong con nối nghiệp tổ tiên, nay cha đă già, con lại gầy ốm thế này th́ lấy ai nối nghiệp. Chữ cong nghĩa là trong.

            Thái Tử nước mắt đượm nương,

            Phụ tử t́nh thâm, cảm thương thay là!

            Học Đạo báo ơn mẹ cha,

            Đêm ấy Thái Tử thoát ra du thành.

Thái Tử thấy cha khóc cũng rướm nước mắt khóc theo, v́ là t́nh thâm của người con đối với cha. Nhưng Ngài nghĩ học đạo là báo ân cha mẹ, nên đêm ấy, Ngài mới trốn ra khỏi thành để đi tu. Như vậy, chúng ta thấy người tu chân chính không phải là người quên ơn cha mẹ, mà chính v́ nghĩ rằng muốn đền ơn cha mẹ, chỉ có tu hành đạt đạo mới đủ báo đáp thâm ân. Thế nên Ngài quyết trốn đi tu.

            T́m lên Yên Tử một ḿnh,

            Đến Đông Cứu sơn, thiên minh rạng ngày,

            Giả tướng lệ người thế hay,

            Vào nằm trong tháp một giây đỗ dùng.

            Tăng tự thấy tướng lạ lùng,

            Làm bữa cơm thết cúng dàng cho ăn.

Chữ “Đến Đông Cứu sơn” ở bản 1932 ghi là “Đến non Đông Cứu”, tôi thấy câu sau hay hơn. “Thiên minh rạng ngày” chữ rạng ở bản khác là sáng. V́ vậy câu này cần sửa lại cho thích hợp hơn là “Đến non Đông Cứu, thiên minh rạng ngày”. Thiên minh là sáng mai. Đêm đó Ngài vượt thành đi một ḿnh, t́m lên trên núi Yên Tử. Khi đến núi Đông Cứu, trời đă rạng sáng.

“Giả tướng lệ người thế hay”: Giả tướng là giả ra người thường dân, lệ là sợ, v́ sợ người đời hay biết nên Ngài giả dạng thường dân.

“Vào nằm trong tháp một giây đỗ dùng”: Chữ đỗ là dừng lại, tức là vào trong tháp ở chùa Đông Cứu nằm nghỉ một ḿnh trong giây lát.

            “Tăng tự thấy tướng lạ lùng,

            Làm bữa cơm thết cúng dàng cho ăn”.

Thầy trụ tŕ ở chùa thấy tướng lạ của Ngài nên làm bữa cơm để cúng dường.

            Hoàng Hậu liền tâu Minh Quân,

            Rao bảo thiên hạ quần thần đông tây.

            T́m đ̣i Thái Tử chớ chầy,

            Bắt em thay trị liền tay tức th́.

Khi Hoàng Hậu hay tin con trốn đi tu, liền tâu với vua rao khắp thiên hạ, phải t́m cho ra Thái Tử rồi tạm thời bắt người em thế làm Thái Tử.

5.2 TRỞ VỀ LÀM VUA VỪA TU ĐẠO

            Thuở ấy Thái Tử lại về,

            Vua cha nhượng v́ cho trị vạn dân.

            Nhị nguyệt vừa năm Mậu Dần,

            Cải hiệu Thiệu Bảo, Nhân Tông trị v́.

            Niệm Bụt Di Đà chẳng khuy,

            Ngày th́ xem trị, đêm th́ tụng kinh.

            Hương hoa đèn nến một ḿnh,

            Chiêu tập thiền khách vào thành mà tham.

            Tuệ Trung Thượng Sĩ chỉ nam,

            Nhân Tông tác lễ mới tham đạo thầy.

            Tuệ Trung trỏ bảo liền tay:

            Tức Tâm Thị Phật xưa nay Bụt truyền.

            Tâm kinh vốn thấy căn nguyên,

            Tâm là Nhất Tự Pháp Môn Thượng Thừa.

            Tâm bao bọc hết Thái Hư,

            Tâm năng ứng dụng tùy cơ trong ngoài.

            Tâm hiện con mắt lỗ tai,

            Hay ăn hay nói mọi tài khôn ngoan.

            Tâm năng biến hóa chư ban,

            Vạn pháp cụ túc, lại hoàn như như.

            Nhân Tông Hoàng Đế Điệu Ngừ,

            Nghe Tuệ Trung thốt, ngộ đà viên thông.

* * *

            Thuở ấy Thái Tử lại về,

            Vua cha nhượng v́ cho trị vạn dân.

            Nhị nguyệt vừa năm Mậu Dần,

            Cải hiệu Thiệu Bảo, Nhân Tông trị v́.

            Niệm Bụt Di Đà chẳng khuy,

            Ngày th́ xem trị, đêm th́ tụng kinh.

Đoạn này nói khi t́m được Ngài đem về cung, Ngài vẫn giữ ngôi Thái Tử, lúc đó vua cha mới nhường ngôi cho Ngài. Nhị nguyệt là tháng hai. Tháng hai năm Mậu Dần tức là năm 1278, vua truyền ngôi lại cho Thái Tử, đổi niên hiệu Thiệu Bảo, Ngài lấy hiệu là Trần Nhân Tông. Trong khi làm vua, Ngài vẫn không quên lăng việc tu hành. Tuy tu thiền nhưng ở đây nói Ngài niệm Bụt Di Đà, v́ nói vậy cho dân quê dễ hiểu. Chẳng khuy tức là không thiếu.

“Ngày th́ xem trị, đêm th́ tụng kinh”: Ngày th́ lo trị dân, trị nước, đêm th́ tụng kinh, tọa thiền.

            Hương hoa đèn nến một ḿnh,

            Chiêu tập thiền khách vào thành mà tham.

            Tuệ Trung Thượng Sĩ chỉ nam,

            Nhân Tông tác lễ mới tham đạo thầy.

Đoạn này nói lẫn lộn, không rơ ràng. Nghĩa là nói Ngài niệm Phật Di Đà, nhưng ở đây lại nói:

            “Hương hoa đèn nến một ḿnh,

            Chiêu tập thiền khách vào thành mà tham”.

Tức là mời các thiền khách vào trong thành để tham vấn.

            “Tuệ Trung Thượng Sĩ chỉ nam,

            Nhân Tông tác lễ mới tham đạo thầy”.

Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ là người chỉ hướng cho và Nhân Tông làm lễ tôn Tuệ Trung làm thầy.

            Tuệ Trung trỏ bảo liền tay:

            Tức Tâm Thị Phật xưa nay Bụt truyền.

            Tâm kinh vốn thấy căn nguyên,

            Tâm là Nhất Tự Pháp Môn Thượng Thừa.

            Tâm bao bọc hết Thái Hư,

            Tâm năng ứng dụng tùy cơ trong ngoài.

            Tâm hiện con mắt lỗ tai,

            Hay ăn hay nói mọi tài khôn ngoan.

            Tâm năng biến hóa chư ban,

            Vạn pháp cụ túc, lại hoàn như như.

            Nhân Tông Hoàng Đế Điệu Ngừ,

            Nghe Tuệ Trung thốt, ngộ đà viên thông.

Ở đây là đoạn ngài Chân Nguyên thêm. Ngài nói ngài Trần Nhân Tông được Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy và tham vấn với Tuệ Trung, tôn Tuệ Trung là bậc thầy. Tuệ Trung chỉ dạy tức tâm là Phật, xưa nay Phật truyền như thế.

            “Tâm kinh vốn thấy căn nguyên,

            Tâm là nhất tự pháp môn thượng thừa”.

Nhất tự tức là một chữ, pháp môn một chữ, đó là chữ tâm, là pháp môn thượng thừa.

“Tâm bao bọc hết thái hư”: Tâm trùm hết cả thái hư.

“Tâm năng ứng dụng tùy cơ trong ngoài”: Nhờ có tâm nên mới tùy cơ ứng dụng.

            “Tâm hiện con mắt lỗ tai,

            Hay ăn hay nói mọi tài khôn ngoan”.

Như vậy ở mắt thấy, ở tai nghe, ở miệng biết ăn biết nói, đều có tâm; nghĩa là tâm hiện tất cả chỗ.

“Tâm năng biến hóa chư ban”: Tức là tâm hay biến hóa đủ mọi thứ.

“Vạn pháp cụ túc lại hoàn như như”: Muôn pháp đầy đủ th́ trở về chỗ như như. Trong đây ngài Chân Nguyên nói Thượng Sĩ dạy như vậy là theo tinh thần thiền, nhưng ở trong kia có khác một chút.

“Nhân Tông Hoàng Đế Điệu Ngừ”: Chữ Điệu Ngừ tức là Điều Ngự.

“Nghe Tuệ Trung thốt ngộ đà viên thông”: Nhân Tông nghe Tuệ Trung dạy như vậy th́ Ngài ngộ được và thấu suốt tṛn đầy.

5.3 NHƯỜNG NGÔI LÊN Ở CHÙA VÂN YÊN

            Thuở ấy con là Anh Tông,

            Nhường cho tức vị Hưng Long hiệu rày,

            Kỷ Hợi Nhân Tông ra ngoài,

            Quyết lên Yên Tử tu chùa Hoa Yên.

            Quần thần nghĩa sĩ dưới trên,

            Đưa Vua tu Đạo thoát duyên phàm trần.

            Đến chùa Long Động mới phân,

            Tất trừ phiền năo ái ân, phát nguyền.

            Nhân Tông khắn khắn ḷng tin,

            Thành tâm trai giới bước lên chiền già.

            Cung tần thể nữ trở ra,

            Người về phối thất, kẻ ra kinh kỳ.

            Mặc ai ra chợ về quê,

            Canh nông buôn bán làm chi mặc ḷng.

            Thế gian vạn sự của chung,

            Sinh không, tử lại hoàn không những là.

            Rày Trẫm đầu Phật xuất gia,

            Trăm đường rũ hết ḷng ḥa tiếc chi.

            Chị hầu, bà Mụ, Cung phi,

            Mộ đạo chẳng về cảm đức ở đây.

            Ḷng Vua thấy vậy thương thay,

            Phán rằng cho ở một nơi lâm tuyền.

            Cho nên tích để lưu truyền:

            Làng Nàng, làng Mụ, phúc duyên đă chầy.

* * *

            Thuở ấy con là Anh Tông.

            Nhường cho tức vị Hưng Long hiệu rày.

            Kỷ Hợi Nhân Tông ra ngoài,

            Quyết lên Yên Tử tu chùa Hoa Yên.

Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông. Anh Tông lên ngôi đổi niên hiệu là Hưng Long nhằm năm 1293. Tuy nhường ngôi cho con, song Ngài vẫn c̣n ở lại triều đ́nh làm Thái Thượng Hoàng sáu năm, măi đến năm Kỷ Hợi 1299, Ngài mới thật sự ra khỏi triều chính, lên núi Yên Tử chùa Hoa Yên để tu.

            Quần thần nghĩa sĩ dưới trên,

            Đưa Vua tu Đạo thoát duyên phàm trần.

            Đến chùa Long Động mới phân,

            Tất trừ phiền năo ái ân, phát nguyền.

Khi Ngài quyết tâm đi tu th́ quần thần, tướng sĩ đều theo đưa Ngài lên núi. Đến chùa Long Động Ngài dứt bỏ những phiền năo, ái ân để phát nguyền tu hành.

            Nhân Tông khắn khắn ḷng tin,

            Thành tâm trai giới bước lên chiền già.

            Cung tần thể nữ trở ra,

            Người về phối thất, kẻ ra kinh kỳ.

            Mặc ai ra chợ về quê,

            Canh nông buôn bán làm chi mặc ḷng.

            Thế gian vạn sự của chung,

            Sinh không, tử lại hoàn không những là.

            Rày Trẫm đầu Phật xuất gia,

            Trăm đường rũ hết ḷng ḥa tiếc chi.

            Chị hầu, bà Mụ, Cung phi,

            Mộ đạo chẳng về cảm đức ở đây.

            Ḷng Vua thấy vậy thương thay,

            Phán rằng cho ở một nơi lâm tuyền.

            Cho nên tích để lưu truyền:

            Làng Nàng, làng Mụ, phúc duyên đă chầy.

Khi Vua phát nguyện tu là Ngài đă dứt khoát tất cả để vào chùa, giữ ǵn trai giới thanh tịnh. Lúc ấy cung tần thể nữ phải trở về, không được theo Ngài nữa.

“Người về phối thất kẻ ra kinh kỳ”: Phối thất là lập gia đ́nh. Người nào muốn lập gia đ́nh th́ về lập gia đ́nh. Ai không muốn th́ trở lại cung triều tức về kinh kỳ tùy thích.

“Mặc ai ra chợ về quê”: Mặc t́nh ai muốn ra chợ, về quê tùy ư.

“Canh nông buôn bán làm chi mặc ḷng”: Hoặc làm ruộng, buôn bán hay muốn làm ǵ cũng được.

“Thế gian vạn sự của chung”: Thế gian muôn việc là của chung, không có ǵ riêng cho ai cả.

“Sinh không, tử lại hoàn không những là”: Sinh là không, tử lại cũng là không, thế thôi chớ đâu có ǵ khác. V́ khi sinh ra tay ta chỉ hai bàn tay trắng. Khi nhắm mắt cũng là hai tay trắng có ǵ theo ḿnh được đâu mà cố giữ. Thế nên Ngài nói tất cả tùy ư ai muốn đi đâu th́ đi, không có ǵ phải giữ lại.

            “Rày Trẫm đầu Phật xuất gia,

            Trăm đường rũ hết ḷng ḥa tiếc chi”.

Nay Trẫm là vua đi tu, trăm đường bỏ sạch không c̣n luyến tiếc thứ chi.

            “Chị hầu, bà Mụ, Cung phi,

            Mộ đạo chẳng về cảm đức ở đây”.

Ngài đuổi những người hầu, bà mụ, cung phi đi về, nhưng họ không chịu, muốn ở lại tu.

            “Ḷng vua thấy vậy thương thay,

            Phán rằng cho ở một nơi lâm tuyền”.

V́ vậy nhà Vua động ḷng thương nên truyền cho cất dăy nhà trong vùng gần núi gần rừng để các bà ở tu.

            “Cho nên tích để lưu truyền,

            Làng Nàng, làng Mụ, phúc duyên đă chầy”.

Hiện nay vẫn c̣n tên làng Nàng, làng Mụ là những xóm làng ngày xưa của các bà cung phi, bà mụ, chị hầu ở tu. Làng Nàng có chỗ gọi là làng Nường.

Như vậy chúng ta thấy Ngài có thái độ rất dứt khoát. Khi c̣n ở thế gian làm vua, có đủ trăm thứ ; khi đă tu th́ buông bỏ tất cả không giữ ǵ lại riêng cho ḿnh. Tùy ư ai muốn tu th́ tu, ai muốn về nhà lập nghiệp th́ về hoặc ai muốn trở lại kinh kỳ cũng được.

5.4 THÀNH ĐẠO VUA ĐI HÀNH HÓA.

            Vua ngự Yên Tử bằng nay,

            Tụng kinh thiền định đêm ngày cần tu.

            Thiên hạ phủ huyện lộ chu,

            Hưng sùng đạo Bụt thành đô trong ngoài.

            Thiên hạ học đạo mọi nơi,

            Kiến Phật trai tăng nối đời Thiền tông.

            Th́ vừa Giáp Th́n niên trung,

            Đầu Đà hành hóa tham ḷng thế gian.

            Du phương sơn thủy mọi ngàn,

            Người tôn kẻ báng thế gian sự thường.

            Dân phàm chẳng biết Đế Vương,

            Thế đầu học đạo chẳng phương thân ḿnh.

            Dù ai dẻ dói kiêu hành,

            Chứng được pháp nhẫn tâm t́nh vui thay.

            Giảng pháp Nam Bắc Đông Tây,

            Anh Tông có biểu thỉnh nay vào thành.

            No mặt bách quan triều đ́nh,

            Cùng thụ giáo pháp tu hành làm nơi.

            Tại gia tiệm giới tiệm trai,

            Tác phúc niệm Phật thương loài chúng sinh.

            Khoan nhân mẫn tuất nhân t́nh,

            Phúc truyền con cháu hiển vinh muôn đời.

            Ngày rằm mồng một chả nguôi,

            Tiến dâng lục cúng Bụt trời chứng minh.

            Tây phương cũng được thượng tŕnh,

            Di Đà tiếp dẫn hóa sinh Liên Đài.

            Hoặc người giải thoát trần ai,

            Chẳng tham phú quí, tiền tài lợi danh.

            Xuất gia đầu Phật tu hành,

            Quả chứng công thành cứu được tổ tiên.

* * *

            Vua ngự Yên Tử bằng nay,

            Tụng kinh thiền định đêm ngày cần tu.

            Thiên hạ phủ huyện lộ chu,

            Hưng sùng đạo Bụt thành đô trong ngoài.

Từ khi nhà vua lên tu ở núi Yên Tử, ngày đêm Ngài chỉ chuyên cần tụng kinh, tọa thiền. Nghe vua đi tu nên thiên hạ trong phủ, huyện, lộ, châu, (chữ chu là châu), ai ai cũng kính thờ đạo Phật, kể cả trong ngoài thành đô cũng vậy.

            Thiên hạ học đạo mọi nơi,

            Kiến Phật trai tăng nối đời Thiền tông.

            Th́ vừa Giáp Th́n niên trung,

            Đầu Đà hành hóa tham ḷng thế gian.

            Du phương sơn thủy mọi ngàn,

            Người tôn kẻ báng thế gian sự thường.

Ngài lên núi vào năm 1299 đến nay là năm Giáp Th́n 1304, trong khoảng năm, sáu năm này, Ngài không đi đâu chỉ ở chùa trên núi tu.

            “Thiên hạ học đạo mọi nơi,

            Kiến Phật trai tăng nối đời Thiền tông”.

Khắp nơi mọi người đều học đạo, dựng lập điện Phật, cúng dường chúng tăng để nối ḍng Thiền tông.

            “Thi vừa Giáp Th́n niên trung,

            Đầu Đà hành hóa tham ḷng thế gian”.

Đến giữa năm Giáp Th́n, Ngài tu hạnh Đầu Đà đi giáo hóa nơi này nơi kia để truyền bá và dọ hiểu ḷng người ở thế gian.

“Du phương sơn thủy mọi ngàn”: Du phương tức là dạo khắp mọi nơi nào sông, nào rừng núi, nào các bến bờ.

“Người tôn kẻ báng thế gian sự thường”: Khi đến nơi này, lúc dạo nơi kia, có người hiểu biết quí kính, tôn trọng một ông vua dám bỏ ngai vàng đi tu. Người không biết lại phỉ báng xem thường như kẻ ăn mày. Như vậy, tuy Ngài là vua đi tu mà vẫn có người tôn kính, có kẻ phỉ báng, đó là chuyện thường ở thế gian.

            Dân phàm chẳng biết Đế Vương,

            Thế đầu học đạo chẳng phương thân ḿnh.

            Dù ai dẻ dói kiêu hành,

            Chứng được pháp nhẫn tâm t́nh vui thay.

Khi Ngài đi tu, dân chúng không biết Ngài là vua, nên thấy một ông thầy tu cạo tóc học đạo không thương thân ḿnh. Chữ thế đầu tức là cạo tóc, chữ phương là hại; cạo tóc học đạo chẳng hại thân ḿnh, chẳng hại tức là không có thương. Như vậy người đời chỉ thấy Ngài là một thầy tu cạo tóc học đạo không thương thân ḿnh. Nghĩa là Ngài sống rất kham khổ, không thương, không nghĩ đến thân, nên nói:

            “Dân phàm chẳng biết Đế Vương,

            Thế đầu học đạo chẳng phương thân ḿnh”.

“Dù ai dẻ dói kiêu hành”: Chữ dẻ dói nghe rất khó hiểu. Dẻ dói là khinh bạc, kiêu hành tức là kiêu căng. Dầu cho ai có khinh bạc, có kiêu căng.

“Chứng được pháp nhẫn tâm t́nh vui thay”: Ngài được vô sanh pháp nhẫn rồi, nên chê khen hay khinh bạc Ngài cũng vui chớ không buồn, không bực. C̣n chúng ta nếu được làm vua mà đi tu, có ai khinh, chắc chịu không nổi. Bởi v́ tự nghĩ, ta đây thế này mà họ dám xem thường, c̣n Ngài là một ông vua đi tu mà bị người khinh hay bị người coi rẻ ǵ cũng được, đối sao cũng tốt, v́ Ngài được vô sanh nhẫn rồi nên an nhiên vui vẻ. Chữ dẻ dói ở bản khác ghi là dễ dăi ; kiêu hành ghi là nhiều hàng, nghe khó hiểu. Ở đây chữ dẻ dói, kiêu hành là khinh bạc và kiêu căng ; nghĩa là có vẻ coi rẻ, khinh khi, không quí trọng.

            Giảng pháp Nam Bắc Đông Tây,

            Anh Tông có biểu thỉnh nay vào thành.

            No mặt bách quan triều đ́nh,

            Cùng thụ giáo pháp tu hành làm nơi.

            Tại gia tiệm giới, tiệm trai,

            Tác phúc niệm Phật thương loài chúng sinh.

Khi nghe tin Ngài đi giáo hóa nơi này nơi kia, vua Anh Tông mới làm biểu thỉnh Ngài về để giáo hóa trong thành. Khi Ngài trở về thành.

“No mặt bách quan triều đ́nh”: Chữ no mặt bách quan là đủ mặt bá quan trong triều.

“Cùng thụ giáo pháp tu hành làm nơi”: Tức là ai nấy cũng đều qui y, thọ giáo, tu hành.

“Tại gia tiệm giới tiệm trai”: Những người thọ giáo, tức nào là trai giới, tu theo tiệm tiến, nào là tam quy, ngũ giới v.v...

“Tác phúc niệm Phật thương loài chúng sinh”: Ngài dạy phải làm phước, phải niệm Phật, phải thương các loài chúng sinh.

            Khoan nhân mẫn tuất nhân t́nh,

            Phúc truyền con cháu hiển vinh muôn đời.

            Ngài rằm mồng một chả nguôi,

            Tiến dâng lục cúng, Bụt trời chứng minh.

Lời dạy này chắc là của ngài Chân Nguyên. Ngài nói:

“Khoan nhân mẫn tuất nhân t́nh”: Khoan là mở rộng ḷng, nhân là thương yêu mọi người, mở rộng ḷng thương yêu mọi người ; chữ mẫn là thương xót, chữ tuất là giúp đỡ, mở rộng ḷng thương, giúp đỡ mọi người, nhân t́nh tức là t́nh đời. Như vậy Ngài dạy phải tu bằng cách mở rộng ḷng ḿnh, thương yêu mọi người để giúp đỡ họ, đó gọi là tu. Được như vậy:

“Phúc truyền con cháu hiển vinh muôn đời”: Phúc truyền cho con cháu được giàu sang muôn đời.

“Ngài rằm, mồng một chả nguôi”: Tức là những ngày đó phải luôn luôn nhớ không thể quên.

“Tiến dâng lục cúng, Bụt trời chứng minh”: Phải dâng lục cúng để cúng Trời, cúng Phật. Lục cúng là cúng những ǵ? Thường thường làm lễ lục cúng, là dâng hương, đăng, hoa, quả, trà, phạn gọi là lục cúng.

            Tây phương cũng được thượng tŕnh,

            Di Đà tiếp dẫn hóa sinh Liên Đài.

            Hoặc người giải thoát trần ai,

            Chẳng tham phú quí, tiền tài lợi danh.

            Xuất gia đầu Phật tu hành,

            Quả chứng công thành cứu được tổ tiên.

Đây là tư cách của ngài Chân Nguyên, chớ không phải của Sơ tổ Trúc Lâm. Ngài Chân Nguyên nói rằng nếu người biết dâng lục cúng th́ sau này:

            “Tây Phương cũng được thượng tŕnh,

            Di Đà tiếp dẫn hóa sinh Liên Đài”.

Nghĩa là được về Tây Phương, được Phật Di Đà tiếp dẫn lên đài sen.

            “Hoặc người giải thoát trần ai,

            Chẳng tham phú quí tiền tài lợi danh”.

Người nào tu giải thoát trần ai th́ không c̣n tham giàu sang phú quí, cả tiền tài, lợi danh, đều không tham hết.

            “Xuất gia đầu Phật tu hành,

            Quả chứng công thành cứu được tổ tiên”.

Nếu người tu chứng được quả th́ sau này độ được tổ tiên ḿnh. Như vậy phần căn bản của ngài Điều Ngư đi giáo hóa đă được tóm tắt lại ở phần trên.

?


[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]

[Trang chu] [Kinh sach]