[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN TÔNG BẢN HẠNH

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]


XUẤT XỨ QUYỂN THIỀN TÔNG BẢN HẠNH

Thiền Tông Bản Hạnh là tên đơn giản của quyển: “Trần Triều Thiền Tôn Chỉ Nam Truyền Tâm Quốc Ngữ Hành”. Ở đây gọi là bản quốc ngữ, song chữ Việt khi xưa là chữ nôm, nên sau này phải phiên âm từ chữ nôm ra chữ quốc ngữ hiện tại.

Có cả thảy ba bản :

1- Bản in đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 6 (1745) do Sa môn Liễu Viên trụ tŕ chùa Liên Hoa sai đệ tử là Sa di ni pháp danh Diệu Thuần khắc bản in. Bản gỗ c̣n giữ ở chùa Liên Phái hiện nay. Chùa Liên Hoa khi xưa, đến năm 1840 đổi tên lại là chùa Liên Phái, để tránh tên húy của Hoàng Thái Hậu mẹ vua Thiệu Trị. Ông Hoàng Xuân Hăn nhận được bản này nơi Ḥa thượng Giác Ngạn và phiên âm ra. Bản phiên âm có in trong tạp chí Vạn Hạnh số 15 năm 1966. Trong bản này, ở sau có để hai chữ trùng san tức là khắc lại từ một bản trước. Như vậy quyển Thiền Tông Bản Hạnh có thể có một bản trước nữa mà bị hư mất t́m không ra.

2- Bản in đời Nguyễn, năm Gia Long thứ 4 (1805) do Ngài Huệ Thân trụ tŕ chùa Hoa Yên và đệ tử khắc bản in. Nhưng bản này sau cũng hư mục t́m không thấy.

3- Bản in năm Bảo Đại thứ 7 (1932) do hai vị Ḥa thượng Thanh Minh và Thanh Hanh khắc bản in. Ḥa thượng Thanh Minh trụ tŕ chùa Hoa Yên, đệ tử Thiền sư Thông Địa, Ḥa thượng Thanh Hanh trụ tŕ chùa Vĩnh Nghiêm, nên gọi là Tổ Vĩnh Nghiêm. Bản này được ông Đào Duy Anh phiên âm, nhà xuất bản Khoa học Xă hội xuất bản tại Hà Nội năm 1975. Trong nam có TT. Thích Trí Siêu phiên âm do Tu Thư Vạn Hạnh xuất bản năm 1980 tại T.P Hồ Chí Minh.

Hiện giờ chúng ta có được hai bản là bản của Hoàng Xuân Hăn hiện đang học và bản của TT. Thích Trí Siêu để đối chiếu.

Bản Thiền Tông Bản Hạnh in năm 1745, phần phụ có các bài : Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của ngài Trần Nhân Tông, Vịnh Hoa Yên tự phú của ngài Huyền Quang và phụ sau là Ngộ đạo nhân duyên bằng chữ Hán của Thiền sư Chân Nguyên.

Bản in năm 1932, phần phụ gồm có các bài : Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Vịnh Hoa Yên tự phú; Giáo tử phú của Mạc Đỉnh Chi, Du An Tử sơn nhật tŕnh và Thiếu thất phú của Bạch Liên Thiếu Sĩ; cuối bản là Thiền tịch phú của Thiền sư Chân Nguyên.

Quyển Thiền Tông Bản Hạnh chúng ta học hôm nay là bản của ông Hoàng Xuân Hăn phiên âm để chúng ta dễ đọc dễ hiểu. Bản này nói về sử thiền, dưới h́nh thức thơ thượng lục hạ bát, toàn bộ có cả thảy 794 câu, nếu thêm bài kệ là 798 câu.

Mục đích của bản Thiền Tông Bản Hạnh là thuật lại đời tu hành của vua Trần Thái Tông, vua Trần Thánh Tông và ngài Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông hay Trúc Lâm Đại Đầu Đà. Phần sau có nói sơ lược về ngài Pháp Loa và ngài Huyền Quang.

Về lịch sử, Thiền sư Chân Nguyên ra đời vào giữa thế kỷ 17 (1647) và tịch đầu thế kỷ 18 (1726) cách đời Trần ngót bốn thế kỷ, nhưng được duyên tốt là Ngài thừa kế trụ tŕ hai chùa lớn nhất của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử là chùa Quỳnh Lâm và chùa Long Động. Những pho sách của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử hầu hết được cất giữ ở hai nơi đó. V́ có đầy đủ tài liệu để khảo sát, cho nên Ngài có những tác phẩm nói về đời Trần rất đáng tin cậy.

]


[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]

[Trang chu] [Kinh sach]