[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN TÔNG BẢN HẠNH

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]


KẾT THÚC

Học tác phẩm của ngài Chân Nguyên, trước tiên là quyển Thiền Tông Bản Hạnh, chúng ta thấy Ngài đem h́nh ảnh các Thiền sư đời Trần, những Thiền sư này lại là những vị vua trong triều tu thiền theo đạo Phật một cách đắc lực, Ngài lấy đó để nhắc nhở tất cả người sau phải noi gương tốt đẹp đó. Người thế gian có bệnh là khi ai khuyên rán tập tu hành nghe kinh học đạo tọa thiền, th́ trả lời tôi bận quá tu không được. Nhưng vào đời Trần, vua Trần Thái Tông bận nhiều hay ít? Vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông bận nhiều hay ít? Vừa lo việc trị nước, vừa chống ngoại xâm mà các Ngài c̣n có ngày giờ học kinh điển, tu hành ngộ đạo, c̣n chúng ta có lư do ǵ để nói là bận, tu không được. Việc nhà nhiều lắm là lo cho năm mười người, c̣n lo cho cả nước lại không bận sao? Hơn nữa đây là lúc nước bị ngoại xâm, một mất một c̣n nên chính trong hoàn cảnh hiểm nguy khốn đốn mà các Ngài vẫn làm tṛn bổn phận với đời, lại tu hành đạt đạo, đó là tấm gương phi thường cho tất cả người xuất gia cũng như tại gia. Người cư sĩ tại gia học theo gương các Ngài v́ các Ngài là cư sĩ, các Ngài ở trong hoàn cảnh quá ngặt nghèo bức xúc mà vẫn tu được, th́ ḿnh có ở trong cảnh ngặt nghèo lắm không mà nói tu không được? Đó là một câu hỏi để nghiệm xem ḿnh có hay, có xứng đáng không?

C̣n người xuất gia sánh với các Ngài th́ thế nào? Các Ngài là vua, là cư sĩ có đủ các thứ quyến rủ của thế gian nào vàng bạc của cải, nào sắc đẹp âm thanh... lại thêm bận rộn việc nước, việc giặc giă mà các Ngài tu ngộ đạo. Người có đủ tất cả, ở trong cảnh nhiễm mà không nhiễm, trong cảnh rối rắm mà vẫn tự tại, đó mới là phi thường. C̣n chúng ta ở trong cảnh không có ǵ làm cho nhiễm th́ tránh rất dễ. Ở trong cảnh không nhiễm, trong cảnh thong dong mà không tự tại th́ có hổ thẹn chăng? Hẳn là hổ thẹn rất nhiều! Đă thảnh thơi, không bận rộn, tài sắc danh lợi cũng không nhiễm không dính, như vậy là con người quá rảnh rang, quá tự tại. Thế mà có ai dám nói tôi tự tại không? Chưa dám, nghĩa là tuy thảnh thơi mà chưa tự tại. Tại sao? V́ tâm c̣n chạy theo, dính mắc với bên ngoài, c̣n bị lôi cuốn chút ít nên không tự tại. Do đó học qua Thiền Tông Bản Hạnh, chúng ta cảm thấy hổ thẹn với người xưa. Chúng ta đủ phúc duyên để tu, vậy mà khó tu th́ đó là điểm yếu dở của ḿnh, nên chúng ta phải nỗ lực, phải cố  gắng.

Đến bài Ngộ Đạo Nhân Duyên, ngài Chân Nguyên chỉ cho chúng ta thấy việc ngộ đạo không phải là chuyện khó, không phải t́m kiếm ở đâu mà chính ngay nơi đây chúng ta khéo nhận, khéo đi sâu vào th́ liền thấy chớ không có xa, không có cách biệt. Phải thấy ngay nơi sáu căn của chúng ta, căn nào cũng hiển lộ cái chân thật, chớ không phải t́m kiếm ở nơi nào. Chúng ta ngộ rồi th́ sẽ siêu thoát hơn tất cả thế gian, không ǵ b́ được. Đó là giá trị của người tu ngộ đạo.

Sau cùng là bản Thiền Tịch Phú. Bản này nhắc chúng ta tiến thêm trên con đường tu, đừng bị nhiễm những ǵ không đáng nhiễm, nghĩa là vào đạo th́ phải sống với đạo, phải quên thân v́ đạo, đừng bận bịu lo lắng việc đời. Lại phải nhớ tu cho xứng đáng, thấu đáo đạo lư cho đến cội nguồn chớ không phải tu lơ là sơ sài mà gọi là chân tu. Như thế rơ là ư Ngài khuyến khích chúng ta tu. Học tác phẩm Ngài, biết ứng dụng th́ sẽ được lợi ích lớn trên đường tu.

]

 

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]

[Trang chu] [Kinh sach]