[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN TÔNG BẢN HẠNH

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]


THIỀN TỊCH PHÚ

 

            Vui thay tu đạo Thích!

            Vui thay tu đạo Thích!

            Lọ phải thành đô,

            Nào nề tuyền thạch.

            Dù ngồi nơi cảnh trí danh lam,

            Hoặc ở chốn chùa chiền cổ tích.

            Đâu cũng ḍng phước đức trang nghiêm,

            Đây cũng vốn tu công thiền tịch.

Trước án tiền đẳng kinh ba bức, tố khảm mă năo xa cừ;

Trên thượng điện thánh tượng mấy ṭa, vẽ vàng san hô, hổ phách;

Thần Bát bộ Kim Cương đứng chấp, trấn pḥ vua ai thấy chẳng kinh;

Tượng tam thân bảo tướng ngồi bày, ủng hộ chúa cơi nào dám địch.

Tả A Nan đại sĩ, vận sa hoa sặc sỡ vân vi;

Hữu Thổ địa Long Thần, mặc áo gấm lổ lang xốc xếch.

Am thờ Tổ ngói rập gỗ dăm,

Nhà trú tăng vách vôi tường gạch.

Mấy bức kẻ chữ triện mặc rời,

Bốn bên nhiễu câu lan sóc sách.

Gác rộng thênh chuông đưa vài chập, niệm Nam Mô nhẹ tiếng boong boong;

Lầu cao tót trống dậy mấy hồi, đọc thần chú khua tang cách cách .

Phướn tràng phan nhuộm vàng khè, lúc gió đưa phấp phới nhởn nhơ;

Dù bóng boong dạng đen ś, khi trập mở nhập nhù th́ thích.

Sư quân tử cấy trúc ngô đồng,

Đệ trượng phu trồng thông tùng bách.

Trăm thức hoa đua nở kề hiên,

Bảy giống báu chất đầy kẻ ngạch.

Ngào ngạt mùi xạ lan,

Thơm tho hương trầm bạch.

*Săi chưng nay

Mộ đạo tu hành,

Xả đường kinh lịch.

Chí dốc nên Phật Tổ siêu thăng,

Ḷng nguyện độ chúng sanh trầm nịch.

Đêm đông trường, khi mật niệm, gióng tiếng chuông thánh thót lênh kênh;

Ngày hạ tiết, lúc tụng kinh, nện dùi mơ khoan mau lịch kịch.

Chỉn chuộng một bề đạo đức, miệng chẳng hiềm ăn đắng ăn cay;

Vốn yêu hai chữ từ bi, thân nào quản mặc lành mặc rách.

Khi dưa dấm chua ḷm,

Bữa canh suông lạt thếch.

Mũ viền sô nhuộm mực đen ś,

Quần áo vải nâu ṣng cũ rích.

Tham tài ái sắc, chẳng bao màng thói tục kiêu ngoa;

Cầu đạo xả thân, vốn giữ nếp nhà thiền cục kịch.

Túi để đựng kinh chứa sách, túi nào dùng vóc cải móng rồng;

Dép đi đỡ bụi cách trần, dép chẳng chuộng da tàu hàm ếch.

Gậy nương chống đi dong dặm tuyết, gậy chẳng cầu khúc khuỷu cong queo;

Bầu để đựng chứa nước cam lồ, bầu lọ phải ng̣ng ngoèo ngốc nghếch.

Quảy bồ tre cầm quạt trúc, nào có hiềm nan cật to đề;

Ngồi chiếu lát tựa giường song, cũng chẳng quản dát ken thưa thếch.

Chơi rừng Nho len lỏi suối khe,

Dạo bể Thích luồn tuôn ng̣i lạch.

Trà bát đức sẵn đà lưu loát, chẳng phải lo củi nấu kỳ cầm;

Bánh tam thừa vốn đă chứa chan, nào có nhọc bột đâm th́ thịch.

Quả bồ đề ăn ngọt sớt, muôn kiếp hằng no;

Hoa ưu bát ngửi thơm tho, ngàn đời chẳng dịch.

Sang Tây phương bệ ngọc đứng chơi,

Về Đông độ ṭa vàng ngồi trịch.

Bè từ bi thênh thênh rộng răi, mặc sức chở người;

Thuyền bát nhă thăm thẳm bao la, dầu ḷng độ khách.

*Săi chưng nay

Khuyên đấng đại thừa,

Bảo loài tiểu chích.

May được gặp minh sư đạo đức, một phen liền biết, nào hề chi chữ nghĩa t́m đ̣i;

Phúc lại thấy tri thức bạn lành, mấy chốc mà nên, lọ là phải văn chương ngóc ngách.

Thích Ca Phật Tổ năng kiến tánh, ngồi Tuyết sơn khô khẳng gầy g̣;

Di Lặc Tiên Quang bởi vô tâm, đi vân thủy đẫy đà phục phịch.

Đức Huệ Năng bát nguyệt thung phường,

Tổ Đạt Ma cửu niên diện bích.

Thần Quang đoạn tư, lúc c̣n mê mặt ngó đăm đăm;

Ca Diếp nhăn đồng, thoát chốc ngộ miệng cười hệch hệch.

Dầu người quyết ḷng học đạo, hỏi cho hay sừng thỏ lông rùa;

Hoặc kẻ dốc chí chân tu, xem cho biết đầu ṣ tai ếch.

Khuyên người ở đời đừng bắt chước sự đời, trước ra không sau lại về không, nữa luống công nghĩ tiếc khuâng khuâng;

Bảo kẻ có chí phải theo đ̣i thánh chí, nhân đà tỏ quả càng thêm tỏ, rồi đắc ư cười riêng khích khích.

GIẢNG:

Ngài Chân Nguyên có nhiều tác phẩm, nhưng tôi lọc lại những tác phẩm chuyên về Thiền để tất cả Tăng Ni và Phật tử thấy cách nh́n và hiểu cùng sự tu chứng của Ngài về Thiền tông như thế nào. Thiền Tịch Phú là bài phú nói về cái lặng lẽ của Thiền. Bài nầy là văn nôm.

                        Vui thay tu đạo Thích!

                        Vui thay tu đạo Thích!

                        Lọ phải thành đô ,

                        Nào nề tuyền thạch.

                        Dù ngồi nơi cảnh trí danh lam,

                        Hoặc ở chốn chùa chiền cổ tích.

                        Đâu cũng ḍng phước đức trang nghiêm,

                        Đây cũng vốn tu công thiền tịch.

Mở đầu Ngài nói: “Vui thay tu đạo Thích!” Đạo Thích là đạo Thích Ca, tức là đạo Phật. Tu theo đạo Phật là vui hay mệt? Thường tu theo đạo Phật là vui, nhưng người mới tu th́ mệt. Tại sao? V́ mới tu có nhiều điểm rất mệt. Thứ nhất là khi ở thế gian quen ăn mặn, vào chùa bắt ăn chay, thèm mặn mà thắng được cũng là mệt. Thứ hai là ở ngoài đời th́ đi lại dạo chơi tự do không bị kềm chế, vào chùa nhất là vào thiền viện bắt ở một chỗ, tù túng quá cũng là mệt. Thứ ba là không những tù túng lại c̣n bắt ngày đêm tọa thiền đến sáu tiếng đồng hồ, chân đau tê quá, đó cũng là mệt. Trong khi tu mệt như vậy mà nói vui, hẳn là chưa vui. Như vậy khi nào vui?

Nếu người biết đạo dù ăn chay, dù ở một chỗ, dù tọa thiền sáu tiếng nhưng lúc nào cũng vui. Tại sao? V́ nghĩ rằng đă bao kiếp đuổi theo dục lạc thế gian, phải trầm luân sanh tử, ngày nay được tỉnh giác, ngồi nh́n lại ḿnh, thấy được cội rễ sanh tử lăng xăng, ḿnh không theo, ḿnh làm chủ th́ không vui là ǵ? Đă bao đời trôi lăn trong luân hồi sanh tử, nay biết dừng lại không trôi lăn nữa, th́ những giây phút dừng lại đó là những phút vui v́ ḿnh sắp thoát khỏi ḍng nước lũ cuốn ra biển. Nếu bị trôi từ đầu nguồn đến gần cuối nguồn, vớ được một khúc cây hay một sợi dây, leo lên bờ đứng nh́n ḍng nước cuồn cuộn cuốn trôi bao nhiêu người vật mà ḿnh được đứng lại trên bờ, lúc đó chắc là vui lắm. Trái lại nếu bị cuốn luôn theo ḍng hẳn là rất khổ, chới với giữa ḍng nước cuốn làm sao vui được! Huống là đứng trên bờ rồi thả bộ về nhà, đến nhà ngồi uống trà, đó mới thật là vui ! Hiểu như vậy th́ những giờ phút ngồi yên lặng nh́n lại ḍng vọng tưởng liên miên, ngày xưa ḿnh lệ thuộc nó, bị nó dẫn chạy hết nơi này đến nơi khác, nay đứng nh́n nó, mỉm cười không chạy theo, lúc đó rất vui v́ ḿnh thắng cuộc rơ ràng. Cho nên tu theo đạo Thích vui là vui như vậy, chớ không phải vào chùa được xem ti vi, được nghe nhạc nhiều nên vui, mà vui là v́ ḿnh đă thoát được ḍng nước lũ đang cuốn bao nhiêu người. Như vậy người tu theo đạo Thích phải ở đâu?

“Lọ phải thành đô, nào nề tuyền thạch”. Lọ là lựa, là chọn. Nghĩa là không phải chọn chỗ thành đô, không phải chọn nơi rừng suối, núi đá ... Người biết tu th́ ở thành đô tu cũng tốt, nơi rừng sâu, bờ suối tu cũng tốt. Như chúng ta ở đây cũng gần “tuyền”, nhưng không phải tuyền thạch mà là tuyền lâm.

            “Dù ngồi nơi cảnh trí danh lam,

            Hoặc ở chốn chùa chiền cổ tích.”

Dù cho ngồi tu chốn danh lam thắng cảnh hoặc nơi chùa chiền cổ tích tức là những chùa chiền xưa cũ.

“Đâu cũng ḍng phước trí trang nghiêm”. Chỗ nào cũng là nơi phước trí trang nghiêm, không phải người ở rừng núi, hoặc ngược lại người ở thành đô mới là phước trí trang nghiêm. Người biết tu th́ không chọn lựa nơi chốn, dù ở thành đô hay nơi rừng núi, ở đâu cũng là chỗ ḿnh tạo phước, cũng là chỗ được công đức trang nghiêm đầy đủ.

“Đây cũng vốn tu công thiền tịch”, chỗ này cũng là chỗ tu công đức thiền định yên tĩnh.

Trước án tiền đẳng kinh ba bức, tố khảm mă năo xa cừ;

Trên thượng điện thánh tượng mấy ṭa, vẽ vàng san hô hổ phách.

“Trước án tiền đẳng kinh ba bức” tức là trước bàn thờ Phật th́ đẳng kinh ba bức. Đẳng kinh là kinh Phương đẳng, đó là kinh Đại thừa. Trước bàn thờ Phật có ba quyển kinh.

“Tố khảm mă năo xa cừ” là những tấm vải khảm mă năo xa cừ.

“Trên thượng điện thánh tượng mấy ṭa” tức là trên điện Phật có mấy ṭa thánh tượng.

“Vẽ vàng san hô hổ phách”, nghĩa là trong đó vẽ những h́nh ảnh chạm san hô, hổ phách.

Thần Bát bộ Kim Cương đứng chấp, trấn pḥ vua ai thấy chẳng kinh.

Đứng chấp là đứng chấp tay. Bát bộ Kim Cương đứng chấp tay trấn nơi chùa để pḥ vua, ai thấy cũng kính nể. Thật ra đây là Ngài muốn nói cho vui ḷng nhà vua thời đó, chớ Thần Kim Cương Bát bộ  ở chùa không phải pḥ vua, mà đây là những vị Hộ pháp ǵn giữ chánh pháp. Thần Kim Cương Bát bộ là Thiên long, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, đó là tám bộ chúng theo Phật phát nguyện hộ pháp nên gọi là Thần Kim Cương Bát bộ.

Tượng tam thân bảo tướng ngồi bày, ủng hộ chúa cơi nào dám địch.

Tượng tam thân là tượng Pháp thân, Báo thân và Hóa thân Phật. Ngày nay các chùa thường thờ đức Phật quá khứ là Phật Di Đà, Phật hiện tại là Phật Thích Ca, Phật vị lai là Phật Di Lặc, gọi đó là tam thế Phật.

“Ủng hộ chúa”, v́ thời vua Lê Hy Tông là thời Lê triều Trịnh chúa, nghĩa là trên có vua nhưng chỉ biểu tượng cho thiên hạ cung kính, chỉ dự những lễ phong chức..., c̣n dưới là chúa Trịnh điều hành việc trị dân. Đàng Ngoài là chúa Trịnh, Đàng Trong là chúa Nguyễn. Như hiện nay các nước quân chủ lập hiến, vua được tượng trưng, dưới th́ thủ tướng điều hành việc trị nước, nên Ngài nói các vị Bát bộ pḥ vua th́ phải nói những tượng Phật hộ chúa, vua chúa đầy đủ. Thành ra khi đọc những chữ nầy chúng ta thấy rơ thời đại lúc bấy giờ.

Tả A Nan đại sĩ, vận sa hoa sặc sỡ vân vi;

Hữu Thổ địa Long Thần, mặc áo gấm lổ lang xốc xếch.

Am thờ Tổ ngói rập gỗ dăm,

Nhà trú tăng vách vôi tường gạch.

Đây tả h́nh tượng của ngài A Nan, Ngài đứng phía bên trái. Gọi “A Nan đại sĩ” là xem A Nan như Bồ tát. “Vận sa hoa sặc sở vân vi” là mặc áo hoa, màu sắc rực rỡ. Vân vi là trước sau đều giống nhau.

“Hữu Thổ địa Long Thần, mặc áo gấm lổ lang xốc xếch”, bên phải th́ Thổ địa Long Thần mặc áo gấm có lổ lang, dáng xốc xếch.

“Am thờ Tổ ngói rập gỗ dăm”. Khi xưa thờ Tổ có am riêng chớ không phải như hiện nay chúng ta thờ Tổ phía sau điện Phật. Khi qua Trung Quốc tôi cũng thấy như vậy, nghĩa là có những điện thờ chớ không phải am, như điện thờ Lục Tổ, điện thờ Quan Âm v.v... ở quanh chùa chánh chớ không thờ chung trong chùa. Ngói rập là tên ngói, gỗ dăm là tên gỗ. Nhưng tra lại trong báo Đuốc Tuệ số 7 năm 1936, trong phần phiên âm quyển Thiền Phổ, câu này phiên âm là ngói lợp gỗ lim. Gỗ dăm là gỗ xấu, c̣n gỗ lim là gỗ tốt.

“Nhà trú tăng vách vôi tường gạch” là nhà các vị tăng ở vách bằng vôi, tường bằng gạch.

            Mấy bức kẻ chữ triện mặc rời,

            Bốn bên nhiễu câu lan sóc sách.

Gác rộng thênh chuông đưa vài chập, niệm Nam Mô nhẹ tiếng boong boong;

Lầu cao tót trống dậy mấy hồi, đọc thần chú khua tang cách cách.

“Mấy bức kẻ chữ triện mặc rời” là mấy bức tranh hoành kẻ chữ triện mặc rời. Trong Thiền Phổ để là mực dồi tức là mực tô. Chữ mặc rời không hiểu là sao, thành ra chữ mực dồi dường như hợp lư hơn.

“Bốn bên nhiễu câu lan sóc sách” là bốn bên đều treo quanh co những câu lan.

“Gác rộng thênh chuông đưa vài chập”. Trên gác chuông, tiếng chuông đưa vài chập.

“Niệm Nam Mô nhẹ tiếng boong boong”. Vừa niệm Nam Mô vừa đóng boong boong.

“Lầu cao tót trống dậy mấy hồi, đọc thần chú khua tang cách cách.” Lầu trống cao ở trên, “dậy mấy hồi,” là đánh trống mấy hồi. Khi đánh trống rồi đọc thần chú khua tang đẩu cách cách. Đây là h́nh ảnh cách thức thuở xưa hô chuông đánh trống.

Phướn tràng phan nhuộm vàng khè, lúc gió đưa phấp phới nhởn nhơ;

Dù bóng boong dạng đen ś, khi trập mở nhập nhù th́ thích.

“Phướn tràng phan nhuộm vàng khè, lúc gió đưa phấp phới nhởn nhơ.” Tràng phan nhuộm vàng, gió đưa phấp phới.

“Dù bóng boong dạng đen ś, khi trập mở nhập nhù th́ thích.” Cây dù, thường chúng ta nói dù lọng, bằng vải xấu nên đen ś. Khi trập mở nhập nhù th́ thích là khi giương lên th́ gió thổi đập phịch phịch.

            Sư quân tử cấy trúc ngô đồng,

            Đệ trượng phu trồng thông tùng bách.

Ông thầy là hàng quân tử th́ trồng cây trúc, cây ngô đồng. Đệ tử là trượng phu trồng cây thông, cây tùng, cây bách. Ở đây chúng ta có vẻ trượng phu quá v́ trồng tùng bách và thông.

            Trăm thức hoa đua nở kề hiên,

            Bảy giống báu chất đầy kẻ ngạch.

            Ngào ngạt mùi xạ lan,

            Thơm tho hương trầm bạch.

Vào chùa chúng ta thấy hoa nở cạnh bên Thiền đường, đó là hoa nở kề hiên.

“Bảy giống báu chất đầy kẻ ngạch” th́ chúng ta không biết.

“Ngào ngạt mùi xạ lan” tức là mùi xạ mùi lan. “Thơm tho hương trầm bạch”. Tóm lại, đây là Ngài diễn tả cảnh trong chùa cổ thuở xưa và người tu không nên chọn lựa v́ cảnh nào cũng tốt.

            Đến người tu:

            Săi chưng nay

            Mộ đạo tu hành,

            Xả đường kinh lịch.

            Chí dốc nên Phật Tổ siêu thăng,

            Ḷng nguyện độ chúng sanh trầm nịch.

Săi là Ngài tự xưng. Chữ săi và chữ văi chưa rơ lư do v́ sao gọi tăng là săi và ni là văi. Ngài tự xưng là săi là lối xưng hô rất khiêm nhường v́ săi văi là tiếng nói không được cung kính tôn trọng.

“Săi chưng nay” là tôi ngày nay.

“Mộ đạo tu hành, xả đường kinh lịch” là mộ đạo tu hành bỏ hết những chuyện đi rong chơi nơi này nơi kia.

“Chí dốc nên Phật Tổ siêu thăng”. Chí nguyện thành Phật thành Tổ để siêu thăng.

“Ḷng nguyện độ chúng sanh trầm nịch”, nghĩa là tu để nguyện độ hết chúng sanh đang bị ch́m đắm. Trầm nịch là ch́m đắm. Ngài diễn tả mục đích của người tu là để thành Phật, làm Tổ, để siêu thăng, chớ không phải tu mà chỉ lẩn quẩn trong ṿng trầm luân sanh tử. Nếu quyết làm Phật làm Tổ được rồi th́ sẽ cứu độ chúng sanh đang ch́m đắm trong bể khổ sông mê.

Đêm đông trường, khi mật niệm, gióng tiếng chuông thánh thót lênh kênh;

Ngày hạ tiết, lúc tụng kinh, nện dùi mơ khoan mau lịch kịch.

Đây diễn tả lúc tu. “Đêm đông trường, khi mật niệm, gióng tiếng chuông thánh thót lênh kênh”. Như đêm khuya mùa đông lạnh, chúng ta sửa soạn tọa thiền, vị hương đăng lên đóng ba hồi chuông thánh thót lênh kênh. “Ngày hạ tiết, lúc tụng kinh, nện dùi mơ khoan mau lịch kịch”. Mùa hè khi tụng kinh, đánh mơ nhặt khoan lịch kịch.

Chỉn chuộng một bề đạo đức, miệng chẳng hiềm ăn đắng ăn cay;

Vốn yêu hai chữ từ bi, thân nào quản mặc lành mặc rách.

“Chỉn chuộng một bề đạo đức”, chỉn là chỉ, nghĩa là chỉ chuộng bề đạo đức. Cho nên “miệng chẳng hiềm ăn đắng ăn cay”. Ở chùa, dù khó khăn nhọc nhằn, dù ăn uống đạm bạc cũng không màng. Tại sao? V́ lấy đạo đức làm trên, c̣n cuộc sống đạm bạc không phải là quan trọng.

“Vốn yêu hai chữ từ bi”. Đă thích mở ḷng từ bi độ chúng sanh th́ “thân nào quản mặc lành mặc rách”. Mặc lành mặc rách c̣n không nệ huống là đ̣i y phục tốt. Xấu mà lành cũng là quí rồi. V́ chúng ta chuộng từ bi th́ không nệ mặc lành mặc rách.

            Khi dưa dấm chua ḷm,

            Bữa canh suông lạt thếch.

            Mũ viền sô nhuộm mực đen ś,

            Quần áo vải nâu ṣng cũ rích.

Khi ăn th́ “dưa dấm chua ḷm”, câu này diễn tả rất hay.

“Bữa canh suông lạt thếch”. Thường người ta nói canh lỏng bỏng, không có ǵ trong canh chỉ có nước để chan, nên gọi là canh suông.

“Mũ viền sô nhuộm mực đen ś, quần áo vải nâu ṣng cũ rích”. Quần áo th́ cũ, mũ th́ đen ś, đó là dáng của những thầy tu.

Tham tài ái sắc, chẳng bao màng thói tục kiêu ngoa;

Cầu đạo xả thân, vốn giữ nếp nhà thiền cục kịch.

Người thế gian th́ “tham tài ái sắc”, c̣n người tu “chẳng bao màng thói tục kiêu ngoa”, không màng tới kẻ thế gian kiêu căng dối trá.

“Cầu đạo xả thân”, người cầu đạo là quên thân ḿnh.

“Vốn giữ nếp nhà thiền cục kịch”. Cục kịch tức là dáng lù khù quê dốt, cho nên người tu mà ăn mặc sang th́ dễ khen hay dễ chê? Dễ thương hay không dễ thương? Như vậy nếu tu mà tỏ ra dáng trưởng giả sang trọng th́ chắc không ai thích, cho nên ở đây nói là người quê mùa cục kịch.Túi để đựng kinh chứa sách, túi nào dùng vóc cải móng rồng;

Dép đi đỡ bụi cách trần, dép chẳng chuộng da tàu hàm ếch.

Những lời này nhắc quá kỹ. Túi là túi quảy của chúng ta hiện nay để đựng kinh chứa sách và những vật cần dùng.

“Túi nào dùng vóc cải móng rồng”. Vóc cải là hàng màu hoa cải. Nghĩa là không dùng túi màu hoa cải hoặc có vẽ h́nh móng con rồng cho đẹp. Thế nên chúng ta phải hiểu túi là để đựng kinh chứa sách, chớ không cần có màu vàng, hay vẽ rồng.

“Dép đi đỡ bụi cách trần”. Dép đi để cho chân đỡ dính bụi và cách mặt đất không đạp gai.

“Dép chẳng chuộng da tàu hàm ếch”. Hiện nay không có da tàu hàm ếch mà có những dép người đời cho là sang.

Gậy nương chống đi dong dặm tuyết, gậy chẳng cầu khúc khuỷu cong queo.

Gậy là để chống đi trong khi có tuyết có sương, chớ không phải gậy chạm rồng chạm rắn, vẽ cách này kiểu kia. Thế mà hiện nay gậy có nhiều kiểu quá.

Bầu để đựng chứa nước cam lồ, bầu lọ phải ng̣ng ngoèo ngốc nghếch.

Hiện nay đi đâu ít ai quảy bầu, thuở xưa đi đâu th́ có đem theo bầu nước. Bầu để đựng nước cam lồ uống cho tốt, chớ không phải bầu làm cho khéo theo kiểu này kiểu kia.

Quảy bồ tre cầm quạt trúc, nào có hiềm nan cật to đề.

Ở miền tây người ta dừng bồ để đựng lúa. Thuở xưa bồ đan bằng tre, h́nh tṛn, miệng đáy đều tṛn tương tợ như cái gùi của dân tộc thiểu số hiện nay. “Nào có hiềm nan cật to đề”. Dầu cho nan chuốt khéo hay thô đều không quan trọng, quan trọng là có để dùng thôi.

Ngồi chiếu lát tựa giường song, cũng chẳng quản dát ken thưa thếch.

“Ngồi chiếu lát”, ngồi hoặc nằm chiếu lát th́ chúng ta có rồi. “Tựa giường song”, song là một loại cây họ với cây mây ở trong rừng, nên có thể nói giường mây. “Cũng chẳng quản dát ken thưa thếch”. Dát là gắn, ken là chèn vào, thưa hay dầy cũng không quan trọng.

Chơi rừng Nho len lỏi suối khe,

Dạo bể Thích luồn tuôn ng̣i lạch.

Thường người ta nói đi luồn tuôn tức là hiểm hóc nào cũng đi qua cả. Như vậy chơi ở đâu? Chơi trong rừng Nho. Dạo ở đâu? Dạo trong bể Thích. Nghĩa hai câu này nói cho rơ là hai môn học và tu ḿnh đều phải thấu suốt. Khi xưa Nho như là học đời, c̣n Thích là học đạo. Đời đạo đều phải thông suốt, chỗ ngơ ngách nào cũng nắm vững cũng biết.

Trà bát đức sẵn đà lưu loát, chẳng phải lo củi nấu kỳ cầm;

Bánh tam thừa vốn đă chứa chan, nào có nhọc bột đâm th́ thịch.

Muốn uống trà th́ sẵn có trà bát đức. Bát đức là tám công đức gọi là bát công đức thủy:

1.         Trừng tịnh: lóng sạch.

2.         Thanh lănh: mát mẻ.

3.         Cam mỹ: ngọt ngào.

4.         Khinh nhuyến: nhẹ nhàng.

5.         Nhuận trạch: thấm nhuần.

6.         An ḥa: an ổn ḥa vui.

7.         Trừ cơ khát: uống vào th́ hết khát.

8.         Trưởng dưỡng chư căn: uống vào th́ các căn được tăng trưởng.

Bát công đức thủy xuất xứ từ kinh Di Đà, kinh Di Lặc Đại Thành Phật.

“Trà bát đức sẵn đà lưu loát”. Trà bát công đức thủy sẵn lưu loát, không thiếu thốn.

“Chẳng phải lo củi nấu kỳ cầm”. Kỳ cầm là cọc cạch nghĩa là không cần phải lo bửa củi cọc cạch đem vào nấu chi cho cực, sẵn trà bát đức hăy lấy mà uống. Bát công đức thủy ở Cực lạc xa quá, ngay nơi đây sẵn nước lọc sạch trong cũng là bát đức rồi, không phải nấu trà chi cho cực.

“Bánh tam thừa vốn đă chứa chan, nào có nhọc bột đâm th́ thịch”. Tam thừa là Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa. Bánh tam thừa là bánh rất ngon, cần ǵ phải đâm bột, xay bột làm bánh chi cho cực. Như vậy uống trà bát đức, ăn bánh tam thừa th́ không nhọc nhằn khổ cực. Đó là những món ăn ngon.

Quả bồ đề ăn ngọt sớt, muôn kiếp hằng no;

Hoa ưu bát ngửi thơm tho, ngàn đời chẳng dịch.

Muốn ăn trái cây th́ có quả bồ đề ngọt sớt. Ngọt như đường hay mật? Chắc là ngọt hơn tất cả. “Muôn kiếp hằng no” là no hoài.

“Hoa ưu bát ngửi thơm tho, ngàn đời chẳng dịch”. Hoa ưu bát là hoa sen xanh ở Ấn Độ, đó là loại hoa thơm hơn tất cả. Vậy ăn th́ có quả bồ đề, ngửi th́ có hoa ưu bát.

 

Sang Tây phương bệ ngọc đứng chơi,

Về Đông độ ṭa vàng ngồi trịch.

Muốn đi chơi th́ qua Tây phương đứng trên bệ ngọc, muốn về Đông độ th́ ngồi ṭa vàng, nơi nào cũng sang trọng.

Bè từ bi thênh thênh rộng răi, mặc sức chở người;

Thuyền bát nhă thăm thẳm bao la, dầu ḷng độ khách.

Hai câu này rất khéo. Chiếc bè từ bi của người tu rất rộng chở bao nhiêu người cũng được. Thuyền bát nhă thăm thẳm bao la, bao nhiêu người cũng độ được. Như vậy chúng ta có bè từ bi, thuyền bát nhă để chở khách đưa người không c̣n thiếu cái chi. Ví dụ những Phật tử làm việc từ thiện có được một số tiền, mua vật dụng thực phẩm gói thành những gói quà giúp người nghèo đói. Nhưng nếu người đến xin nhiều hơn số quà dự định th́ phải xử như thế nào? Số người không được quà sẽ bất b́nh mắng chửi, như vậy việc làm đó bị giới hạn. C̣n như chúng tôi giảng pháp cho khoảng một trăm người nghe, nhưng giả sử có hai ba trăm người đến th́ ai cũng nghe được, cũng hiểu được, càng đông càng tốt, bao nhiêu ḿnh cũng sẵn sàng cho không thiếu. Như vậy mới thấy bè từ bi rộng thênh thang, thuyền bát nhă bao la thăm thẳm bao nhiêu người cũng chở hết, đó là ư nghĩa việc bố thí pháp, bố thí đạo đức rộng lớn, chớ không giới hạn như bố thí tiền của tài sản.

Săi chưng nay

Khuyên đấng đại thừa,

Bảo loài tiểu chích.

May được gặp minh sư đạo đức, một phen liền biết, nào hề chi chữ nghĩa t́m đ̣i;

Phúc lại thấy tri thức bạn lành, mấy chốc mà nên, lọ là phải văn chương ngóc ngách.

Đến đây Ngài nói thẳng về Thiền. “Săi chưng nay” là tôi nay đây. “Khuyên đấng đại thừa, bảo loài tiểu chích”. Những người có tâm rộng lớn hay những bậc thầy lớn là hàng đại thừa, những ông đạo nhỏ là tiểu chích.

“May được gặp minh sư đạo đức, một phen liền biết, nào hề chi chữ nghĩa t́m đ̣i”. Dầu cho kẻ lớn người nhỏ nếu gặp được minh sư đạo đức, một phen nghe, một phen được chỉ dạy liền thấu suốt cội gốc, đâu kẹt vào chữ nghĩa để t́m ṭi cực khổ. Đây là Ngài nhắc nhở tất cả người tu, từ những vị Thượng tọa đến những chú tiểu nhỏ, khi gặp được minh sư th́ chỉ cần nghe dạy một câu hay một bài là thấu hiểu được lư đạo, không kẹt trong chữ nghĩa t́m ṭi.

“Phúc lại thấy tri thức bạn lành, mấy chốc mà nên, lọ là phải văn chương ngóc ngách”. Có phúc lắm mới gặp được tri thức bạn lành tức là thiện tri thức, th́ không bao lâu liền thấu hiểu được đạo, lọ là phải văn chương ngóc ngách chi cho cực.

Thích Ca Phật Tổ năng kiến tánh, ngồi Tuyết sơn khô khẳng gầy g̣;

Di Lặc Tiên Quang bởi vô tâm, đi vân thủy đẫy đà phục phịch.

Những chữ này Ngài dùng rất lạ. Ngài nói rằng đức Phật Thích Ca kiến tánh mà vẫn ngồi trên núi Tuyết. “Khô khẳng gầy g̣” tức là tu khổ hạnh thân thể gầy g̣.

“Di Lặc Tiên Quang bởi vô tâm”, nghĩa là không cần nói kiến tánh mà được vô tâm rồi th́ “đi vân thủy”, tức là ngao du nơi này nơi nọ, “đẫy đà phục phịch” là mập mạp đi nặng nề. Nhưng đây có lẽ Ngài lầm, Di Lặc Tiên Quang không phải là đức Di Lặc thờ trong các chùa, mà là vị Phật thứ 30 trong 53 vị Phật. Đó là xuất xứ từ kinh Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ Tát và kinh Quán Hư Không Tạng Bồ Tát. Phật Di Lặc Tiên Quang không mập mạp bụng to. Hiện nay chúng ta nói Di Lặc, đó là một vị Bồ tát hóa thân ở Trung Hoa làm Bố Đại Ḥa thượng, vị này mới đẫy đà phục phịch.

Ư của ngài Chân Nguyên nói rằng đức Phật Thích Ca mong được ngộ đạo nên ở trên núi Tuyết tu khổ hạnh bao nhiêu năm cho đến thân thể gầy g̣, c̣n Bồ tát Di Lặc không có tâm dính với cảnh nên vân du đây kia mập mạp phục phịch, mà vẫn không có ǵ trở ngại với đạo lư của Bồ tát.

Đức Huệ Năng bát nguyệt thung phường,

Tổ Đạt Ma cửu niên diện bích.

Thần Quang đoạn tư, lúc c̣n mê mặt ngó đăm đăm,

Ca Diếp nhăn đồng, thoát chốc ngộ miệng cười hệch hệch.

Đức Huệ Năng tức Lục Tổ Huệ Năng, “bát nguyệt thung phường”  là Tổ Huệ Năng đi tu, tám tháng giă gạo ở nhà bếp, tại chùa của Ngũ Tổ ở Huỳnh Mai.

“Tổ Đạt Ma cửu niên diện bích”, Tổ Bồ-đề-đạt-ma đến chùa Thiếu Lâm, chín năm ngồi xây mặt vào vách. Đó là kể sơ qua hai vị tổ ở Trung Hoa, tổ thứ nhất là Tổ Đạt Ma, ngồi xây mặt vào vách, tổ thứ sáu là Tổ Huệ Năng, giă gạo dưới bếp.

“Thần Quang đoạn tư, lúc c̣n mê mặt ngó đăm đăm”. Ngài Thần Quang tức Huệ Khả đứng ngoài tuyết suốt đêm mong Tổ Đạt Ma cảm động dạy cho pháp giải thoát. Nhưng khi Tổ Đạt Ma nh́n ra thấy Ngài đứng như vậy liền chê: Ngươi đến đây cầu cái ǵ mà dùng chút ít khổ hạnh như vậy? Huệ Khả thưa: Con đến đây nhờ Ḥa thượng dạy cho pháp môn Cam lồ. Tổ quở: Ngày xưa chư Tổ, chư Bồ tát quên thân v́ cầu đạo, lấy thân làm giường chơng, chẻ xương làm viết mực... c̣n chưa có xứng, huống nữa là dùng chút khổ hạnh này. Nghe quở như vậy Huệ Khả vào nhà bếp mượn dao chặt cánh tay gọi là đoạn tư, Ngài chặt tay để cầu đạo. “Lúc c̣n mê” là khi ấy Ngài c̣n mê, “mặt ngó đăm đăm” là mặt Ngài đăm đăm nh́n Tổ Đạt Ma.

“Ca Diếp nhăn đồng, thoát chốc ngộ miệng cười hệch hệch”, tức là khi Phật đưa cành hoa sen, mắt ngài Ca Diếp nh́n Phật, trong chớp mắt Ngài liền ngộ nên miệng cười hệch hệch. Trong kinh khác nói miệng Ngài mỉm cười (vi tiếu).

Dầu người quyết ḷng học đạo, hỏi cho hay sừng thỏ lông rùa;

Hoặc kẻ dốc chí chân tu, xem cho biết đầu ṣ tai ếch.

“Dầu người quyết ḷng học đạo”, hỏi cho hay sừng thỏ lông rùa”. Hay là biết. Sừng thỏ lông rùa có không? Tại sao hỏi cho biết sừng thỏ lông rùa? Ư nói nếu chúng ta là người quyết tâm học đạo th́ phải nh́n cho tường tận, hiểu cho thấu đáo những ǵ hư ảo như sừng thỏ lông rùa, chớ đừng lầm lẫn, đừng chấp nê mà không thấu suốt được đạo.

“Hoặc kẻ dốc chí chân tu, xem cho biết đầu ṣ tai ếch”. Đây nói đầu ṣ tai ếch, nhưng trong quyển Thiền Phổ nói đầu cua tai ếch, đầu cua tai ếch dễ gần gũi hơn v́ cả hai đều ở trong đồng, c̣n ṣ ở dưới sông, dưới biển. Thấy con cua ḅ, chúng ta nhận ra chỗ nào là cái đầu không? Đến lỗ tai con ếch có dễ thấy không? Chỉ cái lỗ có tí xíu, cho nên phân biệt đầu đuôi con cua cũng như lỗ tai con ếch rất là khó. Như vậy người chân tu là phải xem xét tường tận, những cái khó phân biệt khó nhận ra như đầu cua tai ếch cũng phải phân biệt nhận ra cho được. Ngài dùng những danh từ b́nh dân nhưng mang ư nghĩa rất sâu sắc.

Tóm lại hai câu này nói nếu chúng ta quyết tâm học đạo th́ phải hỏi cho ra, nhận cho tường tận cái giả cái thật, nếu là người chân tu th́ những điều khó biết, những điểm vi tế ḿnh chưa giản trạch được th́ phải t́m cho ra, giản trạch cho được, như vậy việc tu mới đến nơi đến chốn.

Khuyên người ở đời đừng bắt chước sự đời, trước ra không sau lại về không, nữa luống công nghĩ tiếc khuâng khuâng;

Đây là Ngài “khuyên người ở đời đừng bắt chước sự đời”. Tại sao? V́ sống trong đời là sống trong cảnh mê lầm, nhưng đừng bắt chước sự mê lầm mà phải tỉnh giác, v́:

“Trước ra không sau lại về không”. Khi sanh ra hoàn toàn không có ǵ,  đến khi nhắm mắt cũng là hai tay không. Nếu giàu có đem theo vật này vật kia th́ cũng là đồ chơi chớ không có nghĩa lư ǵ. Như vậy khi có mặt trên đời là không, khi nhắm mắt từ giă cơi đời ra đi cũng là không, có ǵ đâu mà mê mà đắm. Mê đắm chỉ là kẻ mờ mịt mê muội thôi, cho nên:

“Nữa luống công nghĩ tiếc khuâng khuâng”. Nữa là sau này, luống công là uổng công, khuâng khuâng thường dùng là bâng khuâng. Nếu mê đắm sự đời th́ sau này uổng công, nghĩ tiếc buồn bă bâng khuâng. Bảo kẻ có chí phải theo đ̣i thánh chí, nhân đà tỏ quả càng thêm tỏ, rồi đắc ư cười riêng khích khích.

Nếu những người có chí th́ phải học đ̣i theo chí của những bậc Thánh hiền, các Ngài học tu thế nào phải rán làm theo thế ấy. Như vậy nhân đà tỏ tức là nhân tốt rồi th́ quả nhất định phải tốt. Khi nhân tốt đạt được quả tốt “rồi đắc ư cười riêng khích khích”, khi ấy cười khích khích một ḿnh.

Tóm lại bài này cho chúng ta thấy trước hết ngài Chân Nguyên diễn tả cảnh ở chùa từ khi bước vào đạo, vui sống trong đạo, đến h́nh ảnh ngôi chùa và sự tu hành như thế nào. Kế đó Ngài khuyên chúng ta học đạo đừng chạy theo thế gian rồi kẹt trong cái ăn, cái mặc và những trang sức bên ngoài, đừng đ̣i món này thức kia mà phải nhớ lấy đạo đức làm nền tảng. Khi tu dầu người lớn hay nhỏ, nếu gặp được thiện tri thức th́ phải rán tu cho được đạo, như thế mới xứng đáng cuộc đời tu. Ngài kể lại sự tích từ Phật Thích Ca đến chư Tổ để nhân đó chúng ta nghiệm xét mà tu học. Lại có hai câu chúng ta nên chú ư:

Dầu người quyết ḷng học đạo, hỏi cho hay sừng thỏ lông rùa;

Hoặc kẻ dốc chí chân tu, xem cho biết đầu ṣ tai ếch.

Những câu này là phải nhớ, không nên xem thường. Vào đạo rồi cứ lơ là qua ngày qua tháng, không tu đến nơi đến chốn, không hiểu biết tường tận th́ uổng đi một đời tu. Tiếp đến Ngài lại khuyên người đời phải thấy rơ là dù đang sống trong cảnh thế gian nhưng đừng bắt chước người thế gian, mà phải tỉnh giác biết rằng khi sanh ra là tay không và khi đi rồi cũng là tay không, có ǵ đâu mà cố làm, cố giữ cho nhiều để sau phải hối tiếc. V́ thế người chân tu thật học có ư chí phải học theo ư chí của những bậc Thánh, những vị cao đức Tổ sư. Nếu nhân ḿnh tốt th́ quả sẽ tốt, rồi sau nầy được thảnh thơi ḿnh mỉm cười. Người ở đời đắm mê việc đời khi ra đi sẽ hối tiếc, c̣n người học đạo biết tu th́ khi từ giă ra đi sẽ cười chớ không có ǵ buồn bă nuối tiếc. Đó là lời khích lệ của Ngài cho tất cả người sau cố gắng tu.

]

 

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]

[Trang chu] [Kinh sach]