[Trang chủ] [Kinh sách] [Unicode]

[ I ][ II ][ III ][ IV ][ V ][ VI ][ VII ][ VIII ][ IX ][  X,XI ][ XII ]

[Phần 1][Phần 2][Phần 3][Phần 4][Phần 5][Phần 6][Phần 7][Phần 8][Phần 9][Phần 10][Mục Lục]


Khóa Thứ Năm

Lịch Sử Truyền Bá Phật Giáo,
10 Tông Phái và Vũ Trụ Nhơn Sanh

Bài Thứ 10

Nhân Sinh Quan Phật Giáo

 

A.- Mở Đề:

Đă là người không ai không băn khoăn tự hỏi ḿnh do đâu mà có? Sự hiện diện của ḿnh trên cơi đời này như thế nào? Hoàn cảnh của ḿnh sống như thế nào? v.v...Thật là bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu câu hỏi làm người ta băn khoăn, thắc mắc, ăn không yên, ngũ không yên.

Để giải quyết các vấn đề trên, các triết học và tôn giáo đều có đưa ra những lời giải đáp hay biện minh về "vấn đề sống" ấy, gọi là nhân sinh quan.

Là một tôn giáo, có một triết học rất cao, đạo Phật tất nhiên cũng có dành một phần lớn để nói về nhân sinh quan.

Nhân sinh quan ấy như thế nào? Đó là một vấn đề mà mỗi Phật tử chúng ta không thể không biết đến được. Sự hiểu biết này có thể giúp chúng ta nhận chân được những ưu điểm và khuyết điển của con người và giúp chúng ta sắp đặt cuộc đời và sống một cuộc sống có ư nghĩa và lợi lạc cho ḿnh và cho xă hội.

B.- Chánh Đề:

I.- Nhân Sinh Quan Do Đâu Mà Có?

Trước tiên, vấn đề làm chúng ta thắc mắc nhiều nhất là:

Con người do đâu mà có?

Để giải đáp vấn đề này, đạo Phật có thuyết "mười hai nhân duyên".

Trong mười hai nhân duyên ấy, vô minh là căn bản. Vô minh là ǵ? Tức là đối với sự lư, không rỏ biết được đúng như thật. Do đó mà sanh ra mê lầm, thật cho là giả, giả cho là thật, điên đảo hư vọng chấp ngă, chấp pháp, phân biệt ḿnh, người; rồi theo cảnh thuận nghịch mà theo cảnh phiền năo, nên củng gọi là "hoặc". Từ mê hoặc mà tạo tác ra các nghiệp, hoặc thiện hoặc ác. Sự tạo tác ấy gọi là "Hành", chi thứ hai trong mười hai nhân duyên.

Do nghiệp lành dữ huân tập chưúa nhóm thành ra "nghiệp thức". Nghiệp thức này theo chổ uân tập thuần thục rồi thác sanh vào thai mẹ, đó là món "Thức", chi thứ ba trong mười hai nhân duyên.

Trong thai mẹ, gom tinh huyết làm nhục thể, tâm thức cùng nhục thể hào hiệp gọi là "Danh sắc" đó là chi thứ tư rong mười hai nhân duyên, (Danh: Tâm thức; Sắc: Nhục thể).

Từ Danh sắc lần lần tượng đủ sáu căn, gọi là "Lục nhập". Đó là chi thứ năm trong 

mười hai nhân duyên.

Sau khi ra khỏi thai, sáu căn xúc đối với sáu trần, biết nóng, lạnh, đau, êm...nên gọi là "Xúc", chi thứ sáu trong mười hai nhân duyên.

Do sự cảm xúc ấy, mà tâm dần dần sanh niệm phân biệt, rồi có những giác thọ vui, khổ ...Đó là "Thọ", chi thứ bảy trong mười hai nhân duyên.

Do sự cảm thọ vui ,khổ, khởi niệm ưa ghét, chấp đắm ấy mà sanh ra có "Ái", ci thứ tám trong mưởi hai nhân duyên

V́ tham ái nên t́m cầu nắm lấy cái hay cái tốt, cái ưa thích. Đó là "Thủ" chi thứ chín trong mười hai nhân duyên.

Muốn cho thỏa măn những chổ nhiễm trước, ưa thích của "Ái" và"Thủ, nên phải tạo nghiệp. Nghiệp này có thể chiêu cảm quả báo vị lai, nên gọi là "Hữu" , chi thứ mười trong mươi hai nhân duyên.

Đă có "Hữu" là cái mầm giống, th́ thế nào cũng có "Sanh" là chi thứ mười một trong mười hai nhân duyên.

Đă có "Sanh" th́ phải có "Lăo và Tử" là chi thứ mười hai trong mười hai nhân duyên.

Trong mười hai nhân duyên. "Vô minh" thuộc về "hoặc" và "Hành" thuộc "nghiệp". Đó là nhơn quá khứ mà có năm quả "Khổ" hiện tại là: Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc và Thọ.

Do quả "Khổ" hiện tại nói trên mà khởi ra "Hoặc" là ái thủ và tạo "Nhgiệp" là hữu, để làm nhơn cho quả "Khổ" sau là sanh và lăo tử ở vị lai.

Như thế , từ nhơn quá khứ, sang quả hiện tại, làm lại nhơn cho quả tương lai, ba đời cứ nối tiếp xoay vần măi măi khong dứt, như một bánh xe lăn tṛn, lên xuống, xuống lên không nghỉ.

Cứ đó mà suy ra th́ biết rằng, người chẳng những sống một đời trong hiệh tại này, mà trước kia, về quá khứ đă trải qua không biết bao nhiêu đời sống rồi. Và sau này, trong vị lai, cũng sẽ c̣n vô lượng đời sống nữa. Người hiện sống đây để rồi chết, mà cái chết lại là cái nhơn làm thành đời sống vị lai.

Như thế, sống, chết nối tiếp theo nhau không bao giờ dứt, như những làn sóng, cái này tan đi để hiệp lại cái khác, không bao giờ hết, nếu c̣n gió. Con người, nếu gió vô minh c̣n thổi th́ ḍng sanh mạng c̣n lưu chuyển, lăn trôi, ch́m nổi măi. 

II.- Thân Người Như Thế Nào?

Sau khi chúng ta đă biết nguyên nhân gây tạo ra sự hiện diện của người trên cơi thế này rồi, một câu hỏi khác hiện đến trong đầu chúng ta là: Thân con người như thế nào? đẹp đẽ hay xấu xa, có thật hay giả, đáng quư hay đáng khinh?

Để giải đáp vấn đề này, đạo Phật có nhiều thuyết, tuy theo Tiểu Thừa hay Đại Thừa, tôn phái này hay tôn phái khác. Những thuyết ấy, mặc dù nhưng không trái chống nhau, mà chính là bổ khuyết cho nhau, làm cho vấn đề này được tŕnh bày trong nhiều khía cạnh, từ hựp đến rộng, từ cạn đến sâu, từ ngoài đến trong, từ tướng đến thể, từ biệt tướng đến tổng tướng...

Dưới đây chúng tôi xin tuần tự tŕnh bày các quan niệm ấy từ Nhơn thừa đến Thiên thừa, qua Nhị thừa rồi cuối cùng đến Đại Thừa, để quư độc giả có một quan niệm đầy đủ đến vấn đề này:

1.- Quan niêĩm Nhơn thừa: Thân người ḥa hợp, do tinh huyết cha mẹ cùng thần thức, góp bốn chất: Cứng, ướt, nóng, động mà thành. Chủ động trong ấy là thức(nghiệp thức). Bởi nghiệp thức người nhóm các duyên hội họp làm thân người. Nghiệp thức ấy có ra do bởi sự gây tạo v́ đời trước huân tập nơi tự tâm kết thành công năng có tánh cách người, có thể cảm đặng thân người. Như vậy là từ nơi tự tâm tạo tác hạnh nghiệp, các hạnh nghiệp ấy trở lại huân tập thành công nang nghiệp người nơi nơi tự tâm, cho đến khi công năng nghiệp thức ấy thuần thục, gặp đủ các trợ duyên, chiêu cản hiện ra có thân người. Vậy thân thể không phải tự nhiên không nhân mà có, cũng không phải ai khác làm ra, mà chính do tự tâm tạo, tự tâm biến hiện, nên có câu: "Tâm tạo nhứt thế" và câu "Tam giới hữu t́nh, giai tuần nghiệp hữu". Thân thể theo nghiệp nhơn mà có, nghiệp nhơn hữu hạn, nên thân thể có lúc ră rời. Trong khi thân thể c̣n, từ nơi tự tâm tạo tác các hạnh nghiệp để gây thành công năng chiêu cảm thân sau, và thân sau này sẽ thành hiện tại; khi thân trứơc đă theo nghiệp báo mà tiêu diệt. Cho nên Phật giáo đối với sự chết, chỉ là sự xoay biến của nghiệp nơi tự tâm, để thay thân cũ, lấy thân mới.

Trong khi mọi người, v́ sự hẻu biết cạn hẹp đă lầm tưởng thân thể thoạt nhiên sanh, và sau khi chết hoàn toàn tiêu diệt.

Chết để thay đổi thân mới, sanh để thế thân cũ, xoay vần nơi ṿng chết vàsanh, sanh và chết, thay thân cũ lấy thân mới, lấy thân mới để thế thân cũ, như người thay y phục.

Vậy thân thể của người hiện nay, chỉ là một thân trong vô lượng thân. Người đă thay bỏ không biết bao nhiêu thân về trước, sau này người cũng sẽ phải đổi thay không biết bao nhiêu thân nữa, nếu không một niệm "hồi quan phản chiếu".

Sự sanh hiện tại, chỉ là một lần sanh trong vô lượng lần sanh; và sự chết ngày nay cũng chỉ là một phen chết trong vô lượng lần chết.

Phật giáo đối với sự sanh, không tham câu, v́ nó là vô thường không lâu không bền; đối với sự chết, không sợ hăi, v́ nó không phải mất hẳn đi, mà chỉ là sự thay củ đổi mới. Không tham cầu, không hăi sợ, nên Phật giáo đối với thân thể khác hẳn với thường t́nh trong đời.

Người ta thấy nơi người đă thật hiểu Phật giáo, khi chét như khi sống, lúc đau như lúc mạnh vẫn an ḥa b́nh tĩnh.

Thân hiện có đây, là cái quả của nghiệp thân đă tạo ra từ trước và thân sẽ có sau này là do sự tạo nghiệp bây giờ, nên người trong Phật giáo đương thọ lănh báo thân hiện tai, dầu khổ hay vui đều nhận chịu một cách vui vẽ và nhẫn nai, v́ có kêu cầu chán nản thế nào không thể làm ǵ được một khi đă kết quả, mà nhứt là chỉ lo lắng trau dồi cá nhân, là đều có thể đổi xấu ra tốt, để hưởng lấy quả báo tốt đẹp ở tương lai, tức là tu tập các pháp lành, cùng dẹp rrừ tâm niệm hành vi bạo ác.

Cơi người thuộc về đường lành, mặc dầu chưa khỏi khổ, nhưng có thể tu tạo nghiệp nhơn để hưởng lấy nhiều hạnh phúc ở thân người. Người ta sẽ bảo, hoặc sẽ cảm thấy sự vui thú, sự hạnh phúc ở nơi người xinh đẹp khỏe mạnh, đầy đủ tất cả nhu dụng, và sự khổ năo, sự tai hại ở người xấu xí, đau yếu, thiếu thốn các vận dụng. 

Trong hội nói pháp ở Ta Kiệt La Long Cung, đức Phật đă chỉ cho đại chúng biết sự sai khác nơi thân thể của mọi loại, như thiên thân thể tốt đẹp uy nghiêm, hàng Bát bộ sức hùng mạnh mẽ, loài rồng cả thân h́nh thô bỏ xấu xa, bọn cua trạnh tanh hôi hèn yếu. Đều là thân thể, tại sao có tốt xấu khác nhau? Đó là lúc b́nh sanh nơi thân, khẩu, ư thi thố lành hay gây tạo dữ. Nghiệp lành cảm thân tốt đẹp; nhơn dữ chiêu cảm quả xấu xa, do tự tâm tạo rồi tự thọ. Muốn chúng sanh được thân thể tốt đẹp khỏe mạnh, để hưởng hạnh phúc trong cơi người, trong kinh Thiện sanh đức Phật cặn kẽ chỉ dạy cách ăn ở hợp pháp trong gia đ́nh về nhơn đạo, lấy năm giới cấm làm căn bản. Bất sát sinh để gây tạo thiện nhân, cảm thành quả thể xinh đẹp khỏe mạnh sống lâu ở tương lai. Không trộm cắp gian tham để làm thành nghiệp lành, hưởng quả no ấm đầy đủ cho thân thể tốt đẹp. Trừ tà dâm để chiêu cảm thân h́nh đoan trang, cùng hưởng phúc gia đ́nh. Tránh vọng ngữ để được giọng nói điều ḥa, trong trẻo. Và kiêng rượu để khỏi phạm mấy điều trên, cùng gây dựng ở hiện tại và vị lai, bộ trí óc sáng suốt.

2.- Quan niệm Thiên thừa: Trọn vẹn nâưm giới cấm, nhân đạo đă hoàn thành, đào tạo chắc chắn nghiệp chủng người tốt lành nơi tự tâm, và sau này khi thuần thục sẽ cảm lấy thân thể làm người tốt đeph mạnh khỏe, trường thọ, giọng hay, óc sáng để hưởng hạnh phúc nơi cơi người. Trên cơi người c̣n có các cơi Trời, về thân thể, mọi phương diện đều hơn người; không như thân người phải thai sanh nhớp nhúa, khổ sở v́ các vị Trời được hóa sanh. Thân thể cực kỳ xinh đẹp, cao lớn giống nhau, các căn đầy đủ, thấy suốt, nghe xa, được thần thông tự tại theo ư muốn, đồ nhu dụng tự nhiên có, cho đến khỏi tất cả bệnh tật. Thân thể thường khỏe mạnh luôn, vẫn măi trẻ trung không già; không như thân người đều không tránh khỏi nỗi đau khổ v́ bịnh hoạn, bức bách v́ già yếu. Thân thể các loài trong thế gian, chỉ có thân Trời là hơn hết, từ những điều tốt đẹp của thân, nhẫn đến sự thọ dụng.

Từ đâu Chiêu cảm được sự thù thắng ấy? Cũng như đă nói ở trước, tạo nghiệp nhơn ǵ th́ tự tâm sẽ ǵn giữ nghiệp nhơn ấy, và sẽ chuyển hiện ra quả đúng như vậy. 

Như vậy ngay ở dưới ánh sáng mặt trời, th́ bóng của vật ấy thẳng; trái lại, vật ấy bóng ác cong, muốn được bóng thẳng th́ phải sửa sang cho vật ấy thật ngay. Cũng như muốn được hưởng thân Tṛi, phải vun trồng nhiệp nhơn Trời. Phật dạy 10 điều lành gọi là "thập thiện nghiệp" tức là các đức tánh tốt, phát sanh từ thân, khẩu, ư tưởng, thật hành hoàn toàn 10 nghiệp lành. Tự tâm trong sạch, th́ nghiệp chủng có công năng tốt đẹp, sẽ cảm thọ thân thù thắng, không bịnh tật, khỏi già nua, trường thọ ở cơi Trời.

Đức Phật dạy những nguyên nhân và quả báo cùng sự tu hành, để khỏi bị những thân xấu xa, khổ sở và được cảm hiện những thân cường tráng, vui vẽ tốt tươi của người và Trời; chính là "Nhơn thừa Phật giáo" cùng "Thên thừa Phật giáo" đối với thân thể.

Mặc dù vui vẻ ở tân người, song thân người c̣n phải bị tám điều khổ lụy. Dầu thù thắng ở thânTrời, song thân Trời chưa khỏi nạn vô thường, khi nghiệp nhơn đă măn (ngũ suy tướng hiện). Vi Trời và người đều c̣n là phàm phu trong tam giới, vậy thân người và thân Trời chưa phải là chổ đáng ham, nên trong Phật giáo c̣n có ba Thừa siêu thoát ngoài ṿng khổ lụy của ba cơi, tức là:Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ tát thừa.

3.- Quan niệm Nhị thừa:

a).Thân bất tịnh:- Lấy con mắt của hàng Nhị thừa xem nơi thân thể, chỉ là một giống nhơ nhấp, do nhiều chất nhơ uế ḥa hiệp. Các Ngài chỉ cảm thấy nó là hiện tượng của muôn điêu khổ sở, buộc ràng không có mảy may chỉ đáng gọi là vui thú, nên có câu "thân vi khổ bổn". Và thân thể là chổ nhơ, góp tất cả sự nhơ nhớp, cùng để rồi ră rời tan át, nên có câu "thị thân bất tịnh, cách nang xú uế", và ""thị thân vô thường, tất quy tán diện". Thử nghiệp xem những sự thống khổ ở trong thế gian từ đâu mà có? -Phải chen do nơi thân thể; các sự thống khổ như: lạnh,nóng, đói,khát, mỏi, khổ, đau, nghịch trái...Đều thuộc nơi về nơi thọ, mà thọ có ra là bởi lục căn tiếp xúc với lục trần, thân thể là chổ nương của lục căn, nên sự khổ thọ lấy thân làm gốc. Vả lại, người đời không ǵ khổ bằng: lúc sinh đau đớn kêu la, khi già lụm cụm run rẩy, lúc ốm đau, yếu đuối bức rức, khi chết giăy giụa hăi hùng, bốn việc đại khổ ấy, lại là cái khổ sanh, trụ, dị, diệt, của thân thể.

Xưa bốn thầy Tỳ kheo cho ở đời sự sợ sệt, sự nóng giận, sự dâm dục cùng sự đói khát là khổ nhứt. Đă bị Phật quở trách v́ chưa xét đến thân là gốc của muôn điều khổ. Không thân th́ các sự khổ: sợ, giân, dâm, đói từ đâu mà có. Thấu đáo thay cho câu "thân vi khổ bổn" và câu "thân như oan thù". Sự nhơ nhớp hôi hám của thân thể không thể tả xiết. Người ta không nhớ quá khứ, không nghĩ đến vị lai, chỉ ḍm nơi hiện tại và dùng nào là quần áo phủ che, nào là xạ hương xông ướp, để tự làm mê hồn ḿnh, trước đồng hôi tanh bất tịnh.

Thử nh́n đến các chất như cửu khiếu (9 lỗ cống) trong thân chảy ra, tự ḿnh cũng đă quá gớm của ḿnh, chưa nói đến thân thể của người khác, nên trong kinh có câu " chư khổ lưu bất tịnh".

Làn da mỏng là một cái dăy mà trong đó chứa đầy những: máu, mủ, thịt, xương, đàm dải và đại tiểu tiện v.v...C̣n ǵ ghê tởm bằng khi một thân người bụ lột cả da và bị banh xé. Câu "Cách nạn xú uế" đă từ miệng Phật thốt ra để cảnh tỉnh kẻ say đắm. Thân nhơ nhớp hiện tại từ đâu mà có?- Từ ngày trước: điểm tinh, giọt huyết ḥa lẫn trong khi nghiệp thức vọng tưởng mê cuồng với sự giao hợp của cha mẹ mà kết thành. Sự dơ dáy của tinh huyết, sự đáng nhờm của bào thai, thật không bút mực nào tả hết, cho đến sau này nghiệp thức đă xa ĺa, thâh thể sẽ xanh cứng, sẽ śnh chương, sẽ nứt nở ra lần để làm ổ cho đám gịi tửa, làm chỗ cho ruồi kiến bu đậu, và để tiết ra những chất nhơ nhớp nhứt và hôi tanh nhứt. Lúc mới kết hợp: vọng tưởng tinh huyết bất tịnh; khi to lớn,: đàm đạnh, phân đái máu mủ bất tịnh. Lúc chết tan ră hôi tanh bất tịnh. Như vậy thân người là một vật bất tịnh nhứt trong các vật bất tịnh. Từ đầu đến cuối, khi mới tượng sanh đến lúc hư mất, thảy đều toàn là bất tịnh.

Trong thân nhơ nhớp bất tịnh, đáng ghê tởm nhớp ấy, c̣n có một sự mà enếu thấy hiểu, người ta sẽ không c̣n ham muốn ǵ về thân thể. Từ lúc nào đến lúc nào, bao giờ cũng ráp ranh đến chỗ tiêu diệt. Đang trẻ trung, thắm thoát đă già nua. Từ cái mạnh mẽ tươi tắn, không bao lâu đổi thành yếu đuối, mệt nhọc, nhăn nheo. Trong khoảng thởi gian ấy, không biết bao nhiêu sự đổi thay vô thường. Thân năm trước không phải là thân năm nay, thân tháng trước không phải là thân tháng tới, thân ngày nay không phải là thân hôm qua,cho đến từng giờ từng phút, từng sát na cũng đă đổi khác. Đă có đổi thay, tất phải có lúc tiêu diệt, không ai có thể dừng được sự thay đổi nhanh chóng của thân, và không có ǵ bảo đảm được cái họa trạng hấp tấp mà mọi người đều sợ: "cái chết". Mạng sống không khác chỉ mành treo chuông, chỉ chực đứt dây là rớt bể, nên có câu: "nhơn mạng tại hô hấp gian". Một hơi thở ra mà không hít vào, tức là đời sống của thân không c̣n, giờ tan ră sắp đến. Than ôi! Thân là cội khổ, thân là bất tịnh, thân là vô thường, có ǵ đáng sợ, có ǵ chán bằng thân. Ơủ nơi thân không có máy mún, chỉ có thể tạm gọi là đáng tŕu mến, đáng thương tiếc!

Người tu hạnh Nhị thừa, quán sát thấy thân như vậy, nên nhàm chán nơi thân, ghê sợ sanh tử vô thường, gớm nhờm hôi tanh nhớp nhúa, do đó nên gấp lo tự lợi, vội mong thoát ly thân, mà tu các pháp môn tu siêu diệt thoát ly tam giới. Có người thấy rơ thân là khổ sở dơ dáy vô thường như trên, rồi sợ quá, quá nhờm, bèn vội vàng t́m cách xa ĺa mau chóng: "tự tử". Mấy kẻ lầm to. Họ tự tử để chóng ra khỏi thân, mà họ không biết rằng chính họ đang bồi đắp cho thân được chắc chắn lâu dài. V́ thân có ra là do nghiệp nhơn, thân là quả của nghiệp nhơn, muốn khỏi quả phải trừ nhơn, nay nhơn cứ tạo, cứ gieo mà muốn đừng có quả, quyết hẵn không thể được. Không khác nào người sợ bóng ḿnh, muốn bóng ḿnh không hiện, mà cứ chạy trong ánh nắng. Khi Phật c̣n tại thế đă có một người có ư tưởng sai lầm này, dó là ông Phước Tăng Tỳ kheo, ghét thân già yếu đau khổ, toan thoát thân bằng cách treo cổ trên bờ suối, bèn bị Ngài Mục Kiền Liên quở trách là khờ dại, cùng giải bày chánh lư cho nghe. Sợ già, đau, sống, chết mà quyên sinh, thật là trở lại gây tạo sự già đau sống chết. Người ta có thể dứt bỏ thân hiện tại, song không thể rời bỏ muôn ngàn thân sẽ có ở vị lai, khi nghiệp hoặc hăy c̣n. Nghiệp hoặc c̣n th́ khi thân này hư, tất lại tạo thành thân khác, có thân khác tất phải có già, đau, sống, chết, khổ sở.như vậy, muốn thoát hẵn khổ lụy v́ thân thể, phải đoạn trừ cội gốc hiện ra thân, tức là phải dứt hoặc chướng cùng nghiệp nhơn.

a). Thân giả hợp: Cái gốc "hoặc nghiệp" đă trừ, th́ cái ngọn là "thân" tức nhiên phải khổ mục. Nhơn đă không c̣n th́ quả cũng tự mất. Thân sau không c̣n chiêu cảm th́ các khổ lụy không nương đâu mà có, tức là an vui giải thoát. Dứt được nghiệp hoặc th́ vô lậu huệ sanh, thành bựt Nhị thừa Thánh nhơn. Đến đây thân thể các bực này không c̣n thiệt thân thể, mà chỉ là sự kết cấu của ngũ ấm, hay thập nhị xứ. Trong khi người thường nhận là thiệt có thân thể, có đàu mặt tay chân, có h́nh dung động tác, mà với huệ chứng của các Ngài thấy là sắc, là thọ, cho đến là thức; hay thấy là: nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ư; mỗi món có phần vị riêng, không có cái ǵ có thể gọi là thân thể? khác nào như ở xa có thấy một cụm rừng liên lạc um tùm, mà khi đến gần kề, th́ chỉ thấy cây cối rời rạc, thể của rừng không c̣n là thật. Cảnh giới ấy đối với người chưa chứng đến, thật khó nhận hiểu, thán chỉ không thiệt có, nó có chỉ là có đối với nghiệp thức của chúng ta thôi. Nó đẹp, nó đáng ưa, cũng chỉ là phụ hợp với t́nh vọng ô nhiễm, xinh đẹp đối với người người , chưa chắc hẵn đă xinh đẹp với người khác. Nàng Tây Thi người đời ca tụng là đẹp , là đáng yêu, mà chim gặp chim sợ bay xa, cá thấy cá sợ lẫn trốn. Nên thân Nàng Tây Thi chắc thiệt là đẹp đáng yêu, th́ sao chim cá lại phải sợ hăi? Phải chăng sự đẹp ấy, chỉ là do đồng nghiệp của loài người . cho đến thân thể h́nh dáng tác dụng, chỉ có con mắt thường của người . Một mỹ nhân cực kỳ lộng lẫy, nếu ta dùng quang tuyến mà xem, th́ mỹ nhân không c̣n, mà chỉ hiển hiện bộ xương hồng trắng, và nếu ta dùng kính chiếu đại gấp trên ngàn lần, th́ ta chỉ thấy đó là một đống da thịt rời rạc, cách nhau từng khoảng. Nếu mọi người đều mang con mắt quang tuyến, cùng kính chiếu đại gấp ngàn lần, th́ thử hoủi giữa đây, c̣n có cái ǵ thiệt là thân như trước.

Huệ nhăn của các vị Nhị thừa Thánh nhơn củng thế. Đối với người thường là thân thế.đối với người thườngla thân thể xinh đẹp,với các ngài th́ thân thể c̣n không có, huống nữ là xinh đẹp. Chẳng phải là duyên cảnh khác, mà chổ thấy có sai khác. Cũng đồng một cảnh, song v́ thức trí khác nhau, nên chổ nhận thấy thành kkhông đồng. Do không c̣n thấy là thật cóụ thân thể, nên các Ngài không c̣n sanh ḷng luyến áinơi thân không c̣n có niệm: thân ḿnh, thân người , v́ tất cả đeù là ngủ ấm, là lục căn, lục trần; dưới huệ nhăn của các ngài, và hơn nữa đều đồng là tứ đại giả hợp:da, thịt, gân, xương, da, tóc, móng toàn là địa đại; tinh, huyết, đàm, nhớt, nước mắt, mồ hôi, ṭan về thủy đại; nhiệt độ thuộc về thủy đại; nhiệt độ thuộc về hỏa đại; cùng sự chuyển động thuộc về phong đại. Tứ đại nếu trái nhau, th́ thân thể làm sao dặng có. Rơ biết thân thể là hư vọng, th́ cả thảy phiền năo tự trừ, v́ thân là căn bản của ái nhiễm khi bấy giờ vô ngă trí phát sinh vĩnh viễn thoát ly sanh tử trong ba cơi, tức là rốt ráo được Nhị thừa Phật giáo.

4.- Quan niệm Đại thưa:

a) Thân như huyễn hóa: Mở rộng tầm quan nhiệm, thân thể đối với hàng tu quán Đại Thừa, là một giả pháp do sự kết cấu của sắc tâm và không rời ngoài thức. Do danh ngôn, ngă chấp, hữu chi ba món huân tập nơi tự thức, tọa thành danh và sắc công năng, khi đủ duyên bèn chuyển hiện, thành thân thể, rồi bám lấy sắc thân, làm tự thể sanh giác thọ, và cùng với thân đồng an đồng nguy; khi thức không c̣n cháp tŕ, th́ thân hoại diệt. Thân không tự có, do thức tự chuyển biến mà có, thân không tự thể, lấy thức làm thể, toàn thân là thức, ngoài thức không thân. Thân có là do thức công năng biến hiên, công năng hiện thân, bởi các nghiệp duyên huân tập nơi thức mà thành. Nghiệp duyên có ra, lại nương nơi thân mà phát khởi nên thân thể là pháp hư giả, do thức biến hiện. Song từ nơi thân thể tạo nghiệp nhiễm hay tịnh, làm duyên huân tập nơi tự tâm, khiến tự tâm chuyển thành công năng nhiễm hay tịnh. Thân thể cùng công năng xoay chuyển làm nhơn duyên cho nhau, có không phải thiệt có, không không phải thiệt không, thật đồng huyễn hóa. V́ đó nên với quán trí của Đại Thừa th́ thân thể như huyễn hiện. Bởi như huyễn không thật có, nên không sa vào lỗi tăng ích của phàm phu, cùng lỗi vọng chấp thường c̣n của ngoại đạo. Bởi như huyễn, giả có chẳng phải không hẵn, nên khỏi bị lỗi tổn giảm của Nhị thừa và chấp đoạn diệt của tà giáo.

Bồ tát nương nơi huyễn thân, tu như huyễn pháp mô, nhứt huyễn ái kiến, độ huuyễn hữu t́nh, chứng huyễn Thánh quả. Do thấy thân như huyễn hóa, toàn hư vọng, không c̣n ái trước nơi thân, nên phiền năo không sanh. Không ái trước nơi thân, th́ khỏi vị thân mà phải thối thất đạo hạnh. Thọ vô lượng thân, tu hành trải qua vô lượng kiếp, mà với Bồ tát, không có một mảy may niệm tưởng là có thọ thân, cùng có sả thân.

Mảy niệm c̣n không, huống ǵ có tiếp số, nên có câu: "thọ thị khổ...kiếp số phi kiếp số". V́ thân tùy duyên như huyễn sanh, sanh tức vô sanh; thân tùy duyên như huyễn diệt diệt tức vô diệt, nên có câu: "chúng duyên giả hiệp, hư vọng danh sanh, chúng duyên ly tán, hư vọng danh diệt". Không sanh không diệt tức là "thật-tướng". Cổ đức có câu: "huyễn thân bổn tự không tịt, sanh du như cảnh h́nh tượng,-Giác liễu nhứt thế không, huyễn thân tu du chứng thật tướng". Đó là từ nơi thân, quán "giả" nhập "không", chứng "trung đạo". 

b) Thân ḿnh và vũ trụ là một: Thêm lên một từng nữa, Bồ tát quán thân ḿnh tức là toàn thể vũ trụ, là toàn thể chúng sanh. V́ sao? Tất cả các pháp đều đắp đổi làm duyên, đối đăi với nhau. Một pháp này có ra, là do đối đăi với các pháp kia, các pháp kia có ra, là do đối đăi với pháp này. Thân thể hiện có, là nhờ vũ trụ đối đăi làm duyên, vũ trụ trở lại là do sự đối đăi của thân thể mà có. Duyên nơi vũ trụ mà có thân thể , th́ thân thể là vũ trụ. Duyên nơi thân thể mà có vũ trụ, th́ vũ trụ là thân thể. Vũ trụ và thân thể không hai không khác. Thân ḿnh và toàn thể vũ trụ, thân người cũng toàn thể vũ trụ. Cho đến thân của tất cả hữu t́nh, cũng đều là thân thể vũ trụ. Toàn thể vũ trụ là thân ḿnh, mà toàn thể vũ trụ cũng là thân của tất cả hữu t́nh, và thân hữu t́nh là toàn thể thân ḿnh. Vũ trụ thể tánh viên măn, th́ thân ḿnh là thân tất cả hữu t́nh, thể tánh cũng đều viên măn.

III.- Thân Phận Của Con Người Đáng Chán Hay Không Đáng Chán 

1.- Hoàn cảnh là địa vị của con người trong vũ trụ như thế nào?

Như trong phần vũ trụ quan đă có nói, thế giới có chia ra ba từng bậc là: Dục giới, Sắc giới và vô Sắc giới. Sống trong Dục giới là những sanh vật c̣n bị ḷng dục sai tử, điều khiển, như thực dục, dâm dục. Những loài sống trong Dục giới là: súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, a tu la, người và chư thiên.

Như thế nào là người cũng sống cùng một cảnh giới với các loài vừa kể trên. Vẫn biết trong sáu loài ấy th́ địa vị conm người được xếp vào hạng nh́, nhưng dù sao th́ cũng không sống trong một hoàn cảnh không sáng sủa ǵ, v́ là hoàn cảnh là chủ tể là ḷng Dục. Cho nên Phật thường dạy: "Nước mắt chúng sanh nhiều hơn bốn biển", là thế! Ḷng dục đ̣i hỏi những sự ham muốn về vật chất như thèm ăn, thèm ngủ, thèm áiân...Nói tóm lại là muốn được thỏa măn những khoái lạc về ngũ quan. Nhưng đâu đă hết! Con người c̣n ham muốn được thỏa măn những nhu cầu về tinh thần: ham muốn chiếm đoạt, ham muốn về chế ngự, ham muốn phô trương...nghĩa là tham danh tham lợi.

Nhưng nếu tham mà được thỏa măn tất cả, th́ cũng đở khổ. Ơủ đây, trái lại, ḷng dục không bao giời được thỏa măn cả. May ra th́ c̣n cỏ thể thỏa măn tạm thời trong chốc lát. Và như thế lại càng nguy hiểm, v́ chẳng khác ǵ người khác mà uống nước mặn, càng uồngcang khác.

Loài người bị trói buộc vào ḷng dục, như con ngựa bị buộc vào cổ xe, cứ phải kéo chạy măi, không bao giờ được yên nghỉ.

Hơn nữa, ḷng dục ấy chính là cái mầm xung đột giữa loài này với loài khác: ai cũng mong được thỏa mănḷng dục của ḿnh, cho nên sanh ra vị kỷ, làm khổ cho người khác và loài khác để ḿnh được vui. Do đó, mỗi chúng ta sanh là một kẻ địch thù của mỗi chúng sanh khác, và cơi đời này là một băi chiến trường, mà trong mỗi phút mỗi giây, có không biết bao nhiêu là chiến sĩ bị ngă gục. Do đó cơi chiến trường ấy cũng là một băi tha ma rộng lớn vô cùng. Theo Phật dạy th́ đó là một biển khổ mênh mông!

Biển khổ mênh mông sóng lụt trời,

Khách trần chèo một chiếc thuyền trôi,

Thuuyền ai ngược gió, ai xuoi gió?

Xét lại, cùng trong biển thảm thôi

2.- Tánh chất vô thường và vô ngă của con người: Con người khổ v́ ḷng dục, con người c̣n khổ hơn nữa v́ hai tánh chất căn bản sau đây:

a) Vô thường: Mọi vật ở đời không đứng yên một chỗ, mà biến chuyển di động luôn luôntrong từng phút, từng sát na. Thân phút trước, không phải là thân phút sau. Cứ trong mỗi phút giây, bao nhiêu triệu tế bào trong người đang chết và bị thay thế. Con người th́ tham được sống, mà con người cứ bị kéo dần về cơi chết. Càng muốn được sống chừng nào, lại càng sợ chết chừng ấy. Sự chuyển biến mau lẹ, từ tóc xanh đến bạc đầu, chẳng khác ǵ một giấc chiêm bao.

b)Vô ngă: Con người cũng như mọi vật, sở dĩ có là do nhân duyên ḥa hợp. Con người chỉ là một cái tên, là một giả danh để gọi cáih hộp hợp của năm uẩn là: sắc, thọ, yưởng, hành, thức. Khi đủ nhân duyên chúng nó tập hợp lại th́ gọi là sống, khi nó tan ra th́ chết. Trong năm uẩn ấy, có cái ǵ chủ tể, thuần nhất đâu? Vả lại, ngay trong năm uẩn ấy cũng không có cái nào gọi là thuần nhất, mà cũng lại do sự tập hợp của lục đại.

Không thường mà tưởng là thường, không ngă mà tưởng là có ngă. Đó cũng tức là cái mêm mờ lớn nhất của con người. Và cũng chính do cái mê mờ ấy mà con người đau khổ lại càng đau khổ thêm.

3.- Khả năng của con người: Xét như trên, th́ thân phận con người thật là đáng chán. Vậy th́ chúng ta đành thất vọng, buông xuôi tay mà than khóc để chờ chết hay sao? Ta c̣n niềm tin ǵ ở con người nữa chăng?

Tất nhiên là có! Phật dạy: "Chúng sanh đều có khả năng thành Phật". Nói một cách khác, con người, mặc dù sống trong đau khổ, nhưng đều có Phật tánh. Với cái Phật tánh ấy, con người có thêt thoát ra khỏi hoàn cảnh tối tăm của ḿnh. Để thoát ra khỏi hoàn cảnh ấy, con người không cần phải quỳ lụy, cầu xin một đấng nào khác, mà do tự lực và hành động của ḿnh. Chỉ có ḿnh mới giải thoát cho chính ḿnh được mà thôi. Con người, chính là vị sáng tạo của đời ḿnh. Khi mê th́ con người tự ḿnh làm cho ḿnh đau khổ, nhưng khi biết ḿnh mê mà t́m cách thoát ra khỏi cảnh mê, th́ con người chính là kẻ tự gầy dựng hạnh phúc cho ḿnh.

Đó là ưu điểm của con người, đó cũng là niềm tin tưởng lớn của con người. Đứng về một phưpưng diện, th́ thân phận của con người thật là đáng chán. Nhưng đứng về một phương diện khác, th́ con người thật đáng phấn khởi.

Cho nên bảo rằng nhân sainh quan của đạo Phật là bi quan cũng không đúng hẳn. Lạc quan hay bi quan c̣n tùy thuộc ở phương diện quan sát của ḿnh.

C.- Kết Luận:

Rút những nhận xét trên, chúng ta có thể nào kết luận rằng: Khi trong mê, th́ thân phận con người thật là bi đát. Nhưng khi bắt đầu nhận được ḿnh mê, th́ con người có thể hoán cải được hoàn cảnh và cuộc sống của ḿnh.

Nhưng làm thế nào để hoán cải? Làm thế nào để chuyển mê thành ngộ? Làm thế nào để chuyển khổ thành vui? May thay! Giáo lư của dức Phật có đấy, người chỉ dẫn phương pháp chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ thành vui c̣n đó.

Chúng ta chỉ c̣n gia công tụ tập, th́ thế nào cũng chuyển đổi được hoàn cảnh buồn thảmcủa chúng ta. Cho nên đức Phật thường dạy: Cảnh Ta bà này cũng tức là cảnh Phật. Người cũng là Phật.  

 


[Phần 1][Phần 2][Phần 3][Phần 4][Phần 5][Phần 6][Phần 7][Phần 8][Phần 9][Phần 10][Mục Lục]

[ I ][ II ][ III ][ IV ][ V ][ VI ][ VII ][ VIII ][ IX ][  X,XI ][ XII ]

[Trang chủ] [Kinh sách] [Unicode]