[Trang chủ] [Kinh sách]

[ I ][ II ][ III ][ IV ][ V ][ VI ][ VII ][ VIII ][ IX ][  X,XI ][ XII ]

[Phần 1][Phần 2][Phần 3][Phần 4][Phần 5][Phần 6][Phần 7][Phần 8][Phần 9][Phần 10][Phần 11][Phần 12][Phần 13][Mục Lục]


Khóa Thứ Tư: Duyên Giác và Bồ Tát Thừa Phật Giáo

Bài Thứ 3

Quán Từ Bi

 

A. Mở Đề

Trong các nguyên nhân gây ra đau khổ cho ḿnh và cho người, tánh nóng giận là một nguyên nhân lớn, chẳng kém ǵ ḷng tham lam và tánmh ngu si. Từ vo thỉ đến nay sự xây dựng của loài Ngài lớn lao vô kể; những sự phá hoại v́ ḷng giận dữ của họ, cũng lớn lao vô cùng. Loài người xây rồi phá, phá rồi xây không ngừng, chẳng khác ǵ những đứa trẻ xây nhà trên cát, xây xong rồi đạp đi, để rồi xây lại. Và nguyên nhân của sự phá hoại ấy là ḷng nóng giận. Có những sự nóng giận nho nhỏ trong nhà giữa vợ chồng làm đổ vỡ chén bát; có những sự nóng giận giữa anh em làm u đầu sưng trán; có những sự ṇng giận giữa bạn bè làm đoạn tuyệt đường đi lối về; có những sự nóng giận giữa t́nh địch, hay đồng nghiệp kinh doanh cần phải thanh toán bằng lưỡi dao, mũi súng hay lọ át xít; có những sự nóng giận lớn lao hơn, giữa nước này với nước khác, màu da này với màu da nọ, chủ nghĩa này với chủ nghĩa kia, mà kết liễu là những thấy ma nằm ngổn ngang trên băi chiến trường, những kẻ tật nguyền trong các bệnh viện, và những chiếc khăn tang trên đầu các cô nhi quả phụ...

Tất cả những tai họa trên đều do sân hận mà ra. Sân hận nằm sẵn trong ḷng mỗi người, như những ngọn lửa âm ỉ cháy, như những ng̣i thuốc súng sẵn sàng bùng nổ bất luận lúc nào. Lửa gặp lửa, thuốc súng gặp thuốc súng, không nói, chẳng ai cũng biết tai hại do chúng gây ra lớn lao như thế nào !

B. Chánh Đề 

I. Định Nghĩa

Thông thường, người ta có quan niệm sai lầm rằng: Từ bi là bi lụy, mềm yếu, than khóc, tiêu cực...Người ta tưởng rằng hễ đă từ bi , th́ ai muốn làm thế nào ḿnh cũng chịu, sống trong hoàn cảnh thế nào ḿnh cũng theo, thiếu tinh thần tiến thủ...Tóm lại, từ bi theo nghĩa thông thường là than khóc và nhu nhược.

Những thật ra, từ bi theo Đạo Phật có nghĩa khác xa. Phật dạy: "Từ năng dữ nhứt thiết chúng sinh chi lạc; Bi năng bạt nhứt thiết chúng sinh chi khổ". Nghĩa là Từ cho vui tất cả chúng sinh; Bi là diệt trừ cái khổ cho tất cả mọi loài. Diệt khổ và cho vui đó là tất cả nguyện vọng và hành động lợi tha, cứu đời của người có ḷng từ bi. Thế nên, từ bi không phải là thụ động, là trốn đời hay nhu nhược. Cái khổ và cái vui nói ở đây không chỉ là khổ và vui vật chất mà c̣n cả khổ và vui tinh thần.

Hết khổ và được vui tức là khía cạnh của cuộc đời, nhưng không thể rời bỏ nhau được. Khi được vui một phần nào, tức là đă bớt khổ một phần nào, ấy là trong Từ có Bi; và trái lại, khi bớt khổ một phần nào, tức là đă được vui một phần ấy như thế là trong Bi có Từ. Cũng như một đứa bé đang khổ sở v́ đi lạc đường, bỗng có ai chỉ đường cho nó, nó liền vui mừng và hết khổ.

Vậy từ bi là một ḷng thương rông lớn vô biên, nó xui khiến người ta vận dụng tất cả khả năng, tâm tư, phương tiện để làm cho mọi người, mọi vật thoát khỏi được vui.

II. So Sánh Từ bi Với Bác Aùi 

Bác ái là t́nh thương yêu rộng lớn. Như thế th́ bác ái và từ bi đều có một tánh chất giống nhau ở chỗ rộng hẹp, sâu cạn mà thôi. Có người cho rằng bác ái rộng hơn từ bi.Cho như thế là v́ chưa hiểu rơ hai chữ Từ bi. Như trên đă định nghĩa: Từ là cho vui tất cả chúng sinh; Bi là diệt trừ mọi nỗi khổ cho tất cả mọi loài. Chúng ta đă biết Phật dùng hai chữ chúng sinh là để chỉ cho tất cả mọi sinh vật. Vậy Từ là cho vui tất cả mọi sinh vật, chứ không phải riêng cho loài người. Tất cả mọi vật có sự sống đều được chung hưởng t́nh thương ấy. C̣n Bi là diệt trừ mọi nỗi khổ cho chúng sinh. Chúng ta nên để ư là trong câu định nghĩa chữ Hán, các kinh dùng chữ "bạt" nghĩa là nhổ tận gốc rễ. Vâng, nhổ tận gốc rễ của cái khổ chứ không phải chỉ thoa dịu cái quả khổ trong hiện tại, mà để mặc cho cái nhân gây ra khổ măi về sau. Người có ḷng Bi là vừa thoa dịu vết thương đau khổ trong hiện tại và vừa chữa cho khỏi nguyên nhân hay gây ra đau khổ, như người làm vườn, không phải chỉ phác cho sạch cỏ trên mặt đất, mà c̣n đào sâu xuống dưới, nhổ cho hết gốc rễ của cỏ nữa.

Như thế th́ Từ bi, về phương diện không gian, bao gồm tất cả mọi loài, c̣n về phương diện thời gian, bao gồm tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai. C̣n bác ái th́ chỉ chú trọng nhiều về loài người mà ít để ư đến sinh vật; và chỉ lo cứu khổ, cho vui trong hiện tại mà ít nghĩ đến cái quả trong tương lai.

Nói một cách khác, Từ bi là gồm hết nghĩa bác ái ở trong ,c̣n bác ái ht́ chẳng trùm được lư Từ bi.

III. Từ Bi Cứu khổ Và Cho Vui Như Thế Nào 

Trong khi so sánh Từ bi với Bác ái, chúng tôi đă nói, về phương diện không gian, Từ bi bao gồm tất cả mọi loài. Thật thế, t́nh thường của Đạo Phật vô cùng rộng lớn. Phật dạy không được sát sinh người mà cả muôn loài vật nữa. Người Phật tử chân chính, triệt để tuân theo lời Phật dạy, không những không giết hại sinh vật để ăn, mà cũng không giết hại sinh vật trong các cuộc săn bắn hay câu cá để mua vui. Ngày xưa, các vị Tỳ kheo trước khi uống nước ao hồ, phải dùng mọt cái lọc để lọc nước, như thế vừa hợp vệ sinh, vưà tránh khỏi sát sinh những sanh vật nhỏ ở trong nước. Mỗi khi vào cầu, những người tu hành phải gơ xuống đất ba tiếng, để cho những sinh vật dưới cầu biết mà tránh trước. Những cử chỉ ấy mặc dù nhỏ nhặt, những đă thể hiện được một cách chân thành ḷng từ bi của người Phật tử chân chính. Chính nhờ ḷng từ bi ấy mà cuộc đời bớt tàn khốc, chiến trường được thu hẹp, người và vật không c̣n sát hại nhau, mà trái lại c̣n xem nhau như anh em.

Những nếu chỉ cho vui và diệt khổ trong hiện tiền mà không nghĩ đến cho vui và diệt khổ trong tương lai th́ cũng chưa gọi là Từ bi.Bởi thế, cần phải gây nhân vui và diệt nhân khổ. Nhân vui và nhân khổ ở đâu mà có? Trong kinh thường dạy: Khổ do nghiệp, nghiệp do hoặc. Hoặc tức là phiền năo. Phiền năo đều ở trong tâm mỗi chúng ta. Tâm nguồn gốc của mọi hành động, của mọi kết quả. Vậy th́ quả khổ hay vui chỉ do tâm cả. Tâm chúng sinh đầy dẫy phiền năo tật xấu, dung chứa vô số hạt giống cay chua, đắng độc. Dĩ nhiên, những mầm mống ấy sẽ trổ ra những quả khổ gian lao. Bởi thế, Đạo Phật rất chú trọng vấn đề tu tâm, dưỡng tánh cho chính ḿnh và người.

Muốn cứu khổ cho thật t́nh, chẳng những lo cứu khổ quả, mà c̣n pahỉ trừ nhơn khổ cho sớm. Thế mới đúng như định nghĩa đă nói ở trên về chữ BI (Bạt nhứt thiết chúng sinh chi khổ). Chẳng hạn, muốn một người nào khỏi bị cái khổ tù đày, lao lư, bắt bớ, hành hạ, ta phải dạy họ đừng tham lam, trộm cướp và cần thiết phải biết bố thí, qúy trọng của cải của người. Muốn cho người nào khỏi khổ v́ sự chia rẻ, sát hại, thù hằn, ta phải dạy cho họ đừng sân mà cần phải biết nhu ḥa, nhẫn nhục. Muốn cho người nào khỏi khổ v́ sự ngu si cám dỗ, bóc lột, khinh hèn, ta phải dạy cho họ được sáng suốt, giác ngộ cảnh đời. Khi họ hiểu rồi, tất nhiên không bảo họ tránh khỏi, họ vẫn tránh.

Muốn cho sự nghiệp lợi tha này được hoàn toàn, người tu hạnh Từ bi,c̣n có bổn phận phải chỉ bảo cho người chung quanh những phương pháp tu hành cho có hiệu quả, như niệm Phật, tham thiền chẳng hạn, để cho tâm địa của họ được tăng trưởng công đức lành.

IV. Phương Pháp Quán Từ Bi 

Trong các đoạn trên, chúng ta đă phân tách ư nghĩa và tác dụng của từ bi.Chúng ta đă thấy được giá trị tốt đẹp và lớn lao của từ bi. Đến đây chúng ta hăy đề cập đến vấn đề: "làm thế nào để huấn tập được ḷng từ bi".

Một trong những phương pháp hiệu nghiệm để huấn tập được ḷng từ bi là "quán từ bi". Quán Từ bi có ba từng bậc thấp cao, tùy theo căn cơ của ba hạng tu hành:

1. Chúng sinh duyên từ. Pháp quán này thường dành cho hạng tu Tiểu Thừa thực hành.

Chúng sinh duyên từ, nghĩa là ḷng từ bi do quán sát cảnh khổ của chúng sinh mà phát khởi.

Chúng sinh tức là muốn nói đến những hạn c̣n đang say mê, ch́m đắm trong bể khổ sanh tử, c̣n đang trói ḿnh trong ṿng phiền năo nhiễm ô. Chẳng hạn như loài địa ngục bị hành phạt đủ điều, ngạ quỷ bị đói rách bứt bách, súc sanh bị cảnh dao thớt hành h́nh, A tu la đấu tranh, chém giết. Đến như chúng sinh ở cơi tời tuy vui thú, nhưng vẫn c̣n bị ngũ suy tướng hiện, luân hồi, đọa lạc như thường. Mà vẫn hơn hết là loài người, cũng chịu không biết bao nhiêu là cảnh khổ, từ vật chất đến tinh thần, từ cá nhân đến đoàn thể. Nhất là đối luật vô thường: sanh, già, bịnh, chết, chưa ai thoát khỏi được. Đă không thoát được mà lại c̣n vô t́nh đi gây chuốc thêm lấy khổ, lắm khi cứ quên mất cái tuổi già, mối ngày mỗi chồng chất, thật đáng thương hại !

Vậy, đứng trước những cảnh khổ của chúng sinh, người Phật tử phải làm như thế nào? Phải phát ḷng từ bi !Nhưng làm sao cho ḷng từ bi ấy được phát?

Đức Phật có dạy chúng ta phải quán sát tất cả chúng sinh trong lục đạo, mười phương đều như bà con thân thuộc.

Đây là phương pháp đầu tiên để ḥa hợp với mọi chúng sinh. Dùng cảm t́nh mà tập quán Từ bi. Trước kia, chúng ta có thói quen là cái ǵ ngoài "ta" th́ ít khi quan tâm đến. Giờ đây, quán từ bi tức là chúng ta đă phá bỏ cái vỏ ích kỷ hẹp ḥi ấy mà giác ngộ và nhận định rằng:

Thế giới của loài người chúng ta đang ở đây, tỷ như một cái nhà lớn, nơi sum họp và đoàn kết của dại ǵa đ́nh. Vẫn biết rằng nhân loại khác nhau về màu da, chủng tộc; những cái khác đó chẳng qua là khác về bề ngoài, chứ đă là người th́ ai ai cũng có một thân h́nh xương thịt như nhau cũng đồng sợ khổ ưa vui, biết xấu biết tốt v.v...V́ thế đối với người lớn tuổi, ta phải kính trọng như ông bà cha mẹ; người ngang hàng hay tuổi xấp xỉ, xem như anh chị em ruột thị; người nhỏ tuổi hơn nữa xem như con cái cháu chắt...

Rộng ra một tầng nữa, đối với chúng sing trong năm loại, chúng ta hăy xem như những thành phần của đại gia đ́nh là chú, bác, cô, d́...Vẫn biết rằng về h́nh thức, loài người khác với loài khác, và nhiều khi ta không gặp mặt nữa, nhưng xét cho cùng, đă là chúng sinh, th́ tất nhiên đồng chung một nguồn sống, và đă có sống th́ tất nhiên đều ham sống sợ chết, đều biết cảm nỗi vui sướng và khổ đau. Gần với chúng ta nhất mà chúng ta có thể thấy, gặp và nhờ cậy được là loài súc sinh. Tuy chúng không biết nói như chúng ta, nhưng nếu chúng ta đối đăi tử tế, chúng cũng biết thương mến và trung thành với ta. Tuy không có học thức, chúng vẫn biết nghe lời ta và giúp đỡ ta trong nhièu công việc nặng nề. Chẳng qua v́ nghiệp nặng, nên đời này chúng làm súc vật, nhưng biết đâu đời trước, chúng không phải là anh em của ta? Và sau này, biết đâu chúng lại không sẽ là bà con quyến thuộc của ta?

Phương pháp tu tập của Tiểu Thừa này tuy chưa phá được ngă chấp, những cũng đă mở rộng được phạm vi hẹp ḥi của cái ngă mnhỏ và thể nhập vào cái ngă to hơn là đại gia đ́nh; rồi từ cái ngă to t́nh cảm ấy, sẽ chuyển dần sang giai đoạn lư trí cao siêu hơn, bằng phép quán "Pháp duyên từ" sau đây.

2. Pháp duyên từ. Pháp duyên từ là ḷng từ bi do duyên "Pháp tánh" mà phát khởi. Đây là pháp quán dành cho các bậc Trung thừa.

Hành giả trong khi tu pháp môn này, quán sát thấy tất cả chúng sinh, cùng ḿnh đều đồng một "pháp giới tánh", nên chúng sinh đau khổ là ḿnh đau khổ; v́ vậy hành giả khởi ḷng từ bi cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sinh. Đến địa vị này, các Ngài không c̣n phân biệt là nam hay nữ, không c̣n quan niệm ḿnh khác với người, không nghĩ rằng đó là bà con quyến thuộc, chỉ thấy ḿnh cùng người đồng một "pháp giới tánh" mà thôi. Bồ Tát đă nhận chúng sinh và ḿnh đồng một bản thể, nên khi cứu khổ, không cần biết đó là ai, và khi làm, không chấp ḿnh đă làm. Chúng sinh có khổ th́ Bồ Tát có Bi. Sự thông cảm tự nhiên ấy như t́nh thiêng liêng giữa mẹ và con, hễ có cảm là có ứng, như tánh sốt sắng của vị y sĩ có lương tâm nhà nghề, hễ thấy bịnh th́ liền trị. Với ư nghĩa này, trong kinh Trung A Hàm có tỷ dụ: Trước một nạn nhân bị trúng tên độc ấy ra lập tức. Ông không cần phải hỏi người ấy tên ǵ, ở đâu, con ai, cũng không cần coi cây tên ấy làm bằng ǵ, ai bắn v.v...

Sự cứu khổ cho chúng sinh, đối với các vị Bồ Tát đă chứng được "pháp duyên từ" này cũng như thế, chỉ nhằm mục đích làm sao cho kẻ khác hết khổ được vui mà thôi.

3. Vô duyên từ. Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ nên học qua hai hạng từ bi trên mà thôi, là: Ḷng từ bi do duyên ḿnh với chúng sinh khổ sở mà phát ra, hay do duyên ḿnh và chúng sinh đống một thể tánh mà phát khởi. C̣n loại từ bi thứ ba tức là "Vô duyên từ" là một loại cao siêu đặc biệt của Đại Thừa, chúng ta chưa đủ căn cơ, tŕnh độ tu tập. Tuy nhiên, để có một ư niệm đầy đủ về ḷng từ bi , chúng ta cũng nên biết qua về loại này.

Vô duyên từ, là ḷng từ bi không có tâm năng duyên và cảnh bị duyên, không c̣n dụng công, không c̣n quan sát, đối đăi giữa ḿnh với người, ḿnh và vật như hai thứ từ bi trước. Ḷng từ bi này xứng theo thể tánh chơn tâm mà tự khởi ra bao la, trùm khắp, không thiên lệch một nơi nào. Cũng như ánh sáng mặt trời chiếu khắp cả gần xa, không phân biệt thấp cao, không chú ư một nơi nào, chiếu soi tất cả một cách vô tư và không dụng công.

V. Lợi Ích Của Pháp Quán Từ Bi 

Có người lo rằng nếu ai cũng từ bi th́ sẽ trở thành nhu nhược, dân tộc sẽ yếu hèn, và sự tham tàn bóc lột sẽ lừng lẫy v.v...

Lo như thế là quá lo xa mà thành ra không thực tế. Từ xưa đến nay, loài người không phải khổ sở v́ quá từ bi , xă hội không phải yếu hèn, đảo điên v́ t́nh tương quá rộng lớn. Trái lại, sự đau khổ của cá nhân cũng như của đoàn thể, một phần rất lớn là do ḷng người c̣n độc ác. Một nhậ xét không ai có thể chối căi được là một xă hội càng văn minh th́ ḷng ác độc càng bớt, t́nh thương càng tăng thêm, hay ngược lại, t́nh thương càng tăng, hay ác độc càng giảm, th́ xă hội càng văn minh, hạnh phúc. Hăy khoan lo sợ từ bi làm cho con người mềm yếu, mà chỉ nên lo sợ, nếu sự thù hằn, độc ác không giảm, th́ loài người chắc chắn sẽ bị tiêu diệt.

Khái lược theo kinh Tăng Nhất A Hàm th́ quán Từ bi sẽ được những lợi ích như sau:

a) Khi thức hay ngủ đều được an vui

b) Hiện tại được nhiều người thương

c) Sống trong đời không bị tai nạn trộm cướp

Nhưng thực hành pháp quán từ bi , không phải chỉ để cho chúng ta cầu những quả báo lợi ích riêng cho ḿnh, và có bấy nhiêu đó. Mục đích chúng ta tu là cốt làm sao chúng ta và mọi chúng sinh trong lục đạo đeù khỏi khổ được vui. Lẽ tất nhiên, trong khi tu chúng ta sẽ:

Trừ được ḷng sân hận độc ác

Dẹp được ngă chấp hẹp ḥi

Đoàn kết được với mọi người

Đời sống cá nhân và đoàn thể nhờ thế được vui vẻ, có ư nghĩa.

C. Kết Luận

Từ bi là một phương thuốc trị tâm sân hận. Sân hận là đầu mối sát hại ghê ghớm, là cái ch́a khóa của tất cả kho tội lỗi. trừ được nó tức là trừ được chết chóc, và dập tắt được cái ng̣i biến loạn. Bao nhiêu súng đạn và nhất là bom nguyên tử sẽ trở thành vô dụng. Trong nhân loại, không c̣n ai là cừu địch không c̣n có giai cấp bóc lột, đấu tranh. Ai cũng là người đáng thương, đáng giúp đỡ. Giữa người và người, giữa người và vật sẽ có một sự liên lạc, đoàn kết mật thiết. Con người sẽ vô cùng sung sướng khi thấy xung quanh ḿnh đều là bà con quyến thuộc, bốn biển đều là anh em và cùng chan ḥa trong Phật tánh.

 


[Phần 1][Phần 2][Phần 3][Phần 4][Phần 5][Phần 6][Phần 7][Phần 8][Phần 9][Phần 10][Phần 11][Phần 12][Phần 13][Mục Lục]

[ I ][ II ][ III ][ IV ][ V ][ VI ][ VII ][ VIII ][ IX ][  X,XI ][ XII ]

[Trang chủ] [Kinh sách]