[Trang chủ] [Kinh sách]

[ I ][ II ][ III ][ IV ][ V ][ VI ][ VII ][ VIII ][ IX ][  X,XI ][ XII ]

[Phần 1][Phần 2][Phần 3][Phần 4][Phần 5][Phần 6][Phần 7][Phần 8][Phần 9][Phần 10][Phần 11][Phần 12][Phần 13][Mục Lục]


Khóa Thứ Tư

Duyên Giác và Bồ Tát Thừa Phật Giáo

Bài Thứ 7

Độ thứ tư: Nhẫn Nhục Ba La mật

 

A. Mở Đề

Kinh Hoa Nghiêm có nói: "Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai" (một niệm ḷng sân hận nổi lên, th́ trăm ngàn muôn tức cửa nghiệp chướng đều mở ra). Thật vậy, lắm người v́ một phút không dằn được cơn tức giận, mà đánh đập vợ con đến tàn tật, đốt phá của cải quư báu của ông cha để lại, rồi phải ân hận suốt đời. Lắm lúc, v́ không làm chủ được tánh nóng nẩy mà t́nh cốt nhục phải chia ly, nghĩa vợ chồng phải phân rẽ, bạn chí thân trở thành kẻ oán thù...

Người học đạo cũng vậy, nếu gặp nghịch cảnh không nhẫn nhịn được, thối chí nản ḷng, đôi khi phải bị đọa đày. Như ông Độc giác tiên nhân, v́ một niệm sân hận không nhẫn được, mà phải bị mất năm pháp thần thông. Ông Uất đầu lam phất, v́ sân hận mà phải đọa làm loài phi ly trùng (chồn bay). Nên sách có nói: "Nhất sân chi hỏa năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn" (Nghĩa là một đóm lửa sân, có thể đốt tan muôn mẫu rừng công đức).

Vậy muốn trừ sân hận một cách có hiệu quả, phải tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật.

B. Chánh Đề

I. Định Nghĩa

"Nhẫn" là nhịn, chịu đựng những cảnh trái mắt nghịch ḷng. "Nhục" là điều sỉ nhục, điều xấu hổ, làm tổn thương đến ḷng tự ái của ḿnh.

Nhẫn nhục Ba la mật là nhẫn nhục đến chỗ cùng tột không c̣n ai có thể nhẫn nhụ hơn thế nữa.

II. Thành Phần Của Nhẫn Nhục Ba La mật

1. Thân nhẫn. Đối với nghịch cảnh như nắng mưa, nóng lạnh, đói khát, đau ốm, hoặc bị người đánh đập, hành hạ, làm bức năo nơi thân, ḿnh cũng cam chịu, không phàn nàn hay chống cự lại. Đay là chịu đựng về thể xác.

2. Khấu nhẫn. Thân đă nhẫn chịu không chống lại người và miệng cũng không thốt ra những lời nguyền rủa độc ác, trước những lời ma nhục chua cay, mắng nhiếc tồi tệ hay đánh dập tàn nhẫn.

3. Ư nhẫn. Nhẫn nhục cả trong tâm, không căm hờn, không oán giận, không nổi lên ư phản đối, những tư tưởng hắc ám để trả thù.

Trong ba thứ nhẫn này, "ư nhẫn" là khó nhất và quan trọng nhất. Có nhiều khi thân có thể chịu đựng được cụac h́nh, nhưng miệng vẫn lẩm bẩm nguyền rủa. Thêm một lần nữa, miệng tuy không thốt ra những lời phản đối, nguyền rủa, nhưng ư vẫn ngấm ngầm phản đối, và tức giận đốt cháy tim gan.

Đến khi "tâm ư" cũng không ngấm ngầm nổi dậy phản đối, sự tức giận lắng xuống tận đáy ḷng; đứng trước mọi nghịch cảnh, ḷng vẫn phẳng lặng như không, th́ nhẫn nhục mới thật là hoàn toàn.

Nếu bên trong vẫn chưa nhẫn được, th́ thế nào giận giữ cũng có ngày xuất hiện ra trong lời nói và hành động.

III. Phải Nhẫn Nhục Như Thế Nào 
Mới Đúng Chánh Pháp?

1. Nhẫn nhục có chấp tướng. Nhẫn nhục v́ sợ quyền thế; Nhẫn nhục v́ đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi chưa thể trả thù được; Nhẫn nhục để mong cầu được người khen, hay được chức trọng, quyền cao; Nhẫn nhục v́ khinh bỉ đối thủ, hay tự cho ḿnh cao hơn người, không thèm chấp nê, phản đối. Nhẫn nhục như thế là Nhẫn nhục chấp tướng v́ c̣n do dục vọng tham, sân, si, mạn thúc đẩy, chưa phải là Nhẫn nhục Ba la mật.

2. Nhẫn nhục không chấp tướng. Người tu hạnh Nhẫn nhục ba la mật, trước hết phải do ư muốn diệt trừ ḷng sân hận, kiêu mạn, tất đố, tự ái, tham lam...Nếu có người chửi mắng, ḿnh phải b́nh tĩnh tự nghĩ rằng: "Ta có làm điều ǵ sái quấy không? Nếu có, th́ ta bị sỉ nhục là phải, ta nên cảm ơn người. Nếu ta trong trắng, th́ những lời sỉ nhục ấy có dính líu ǵ đến ta đâu, mà phải khổ tâm nghĩ đến?"

Hơn nữa, người tu Nhẫn nhục c̣n nhắm much đích trao dồi ḷng từ bi và hỷ xả, ta Nhẫn nhục không oán giận, không trả thù là v́ ta thương người, ta muốn xem mọi người như thân thuộc anh em. ta Nhẫn nhục v́ ta không muốn cuộc đời là một đấu trường, một băi chiến, một ḷ lửa của sân hận, đốt thiêu tất cả.

Chúng ta hăy tập cho được Nhẫn nhục như ông Purna trong câu chuyện sau đây: "Khi Phật c̣n tại thế, một Đệ tử của Phật, ông Purna xin Phật đi qua truyền đạo tại xứ Chronaparanta, là một xứ có tiếng rất hung ác. Phật hỏi ông Purna:

Ông đă phát nguyện đem đạo pháp của ta đến truyền bá cho dân xứ ấy, nhưng nếu ho không nghe, lại c̣n dùng lời hung ác mắng chửi ông, th́ ông nghĩ sao?

Bạch Thế tôn, con nghĩa: Họ là người tốt, v́ họ không dùng cây đánh đập con, hay lấy đá ném con.

Phật hỏi tiếp:

Nếu họ lấy cây đánh ông, hay dùng đá ném ông, th́ ông nghĩ sao?

Bạch Thế tôn, con nghĩ: Họ vẫn c̣n ḷng nhân, v́ họ không chém giết hay đập con đến chết.

Phật lại hỏi:

Nếu họ chém giết hoặc đánh chết ông th́ ông nghĩ sao?

Bạch Thế tôn, con nghĩ: Họ là ân nhân của con, v́ nhờ họ mà con thoát được thân đau khổ, bỏ được bọc thúi tha, từ biệt đời sống khốn nạn này.

Đức Phật khen:

Hay lắm ! Ông nhẫn nhục được như vậy th́ mới có thể qua xứ ấy truyền đạo được !

Ông Purna qua xứ Chronaparanta truyền đạo không bao lâu, dân chúng xứ ấy đeù qui đầu Phật pháp cả.

Nhẫn nhục như ông Purna mới thật đúng là Nhẫn nhục Ba la mật, nghĩa là nhẫn từ ngoài thân đến trong tâm, nhẫn mà không thấy ḿnh nhẫn và cảnh nhục để nhẫn.

IV. Công Đức Của Pháp Nhẫn Nhục Ba La mật

Như đoạn mở đầu đă nói, lửa sân hận có thể đốt thiêu tất cả những ǵ quí báu, nà loài người đă xây dựng được trên thế giới này. Lửa sân hận chỉ có thể bị dập tắt bằng nước Nhẫn nhục Ba la mật.

Không Nhẫn nhục th́ gia đ́nh ly tán, bạn hữu chia ĺa, tó thầy đoạn tuyệt, đồng bào xung đột, thế giới chiến tranh.

Có Nhẫn nhục th́ gia đ́nh sum họp, bạn hữu tương thân, tớ thầy trung tín, đồng bào đoàn kết, thế giới ḥa b́nh. Riêng đối với bản thân, không Nhẫn nhục th́ lửa giận thiêu đốt ḷng ḿnh và dục vọng hoàng hành, sự nghiệp tiêu tan, mọi người xa lánh, đạo quả khó tṛn.

Có Nhẫn nhục th́ ḷng từ chan chứa, thanh tịnh tràn lan, sự nghiệp dâng cao, người người quí trọng, đạo quả viên thành.

V́ nhận thấy công đức lớn lao và quí báu của Nhẫn nhục cho nên cổ nhân đă có nhắn nhủ với người đời một cách mạnh mẽ như sau:

Nhẫn nhẫn nhẫn, trái chủ oan gia tùng thử tận

Nhiêu nhiêu nhiêu, thiên tai vạn họa nhất tề tiêu

Mặc mặc mặc, vô hạn thần tiên tùng thử đắc

Hưu hưu hưu, cái thể công danh bất tự do

Nghĩa là:

Nhẫn nhẫn nhẫn (thân nhẫn, miệng nhẫn, tâm nhẫn) 

th́ những điều trái chủ oan gia từ đây dứt hết.

Nhịn nhịn nhịn (thân nín, miệng nín, tâm nín) th́ cảnh giới thần tiên vô hạn cũng do đay mà được.

Thôi thôi thôi (thân, miệng, tâm đều thôi) th́ những công danh cái thế không c̣n tự do.

C. Kết Luận:

Chúng ta không c̣n nghi ngờ ǵ nữa giá trị và công đức lớn lao, quư báu của nhẫn nhục. Giờ đây chúng ta chỉ c̣n quyết tâm thực hành ngay pháp môn này. Nhất là đối với Phật tử nào đă nhiều lần bị lửa giận tàn phá tâm can, gia đ́nh và sự nghiệp của ḿnh, hăy mau mau tu tập pháp nhẫn nhục này. Đừng để phải ăn năn, hối tiếc và khổ đau thêm một lần nữa v́ lửa nóng giận.

Kẻ tu hành lại càng gấp rút thực hành pháp môn này. Không có ǵ taio hại cho sự nghiệp tu hành của ḿnh mà làm cho người chung quanh khinh lờn, xa lánh bằng sự nóng giận, cọc cằn nơi một kẻ xuất gia cầu đạo. Dù những người ấy có tinh thông kinh điển bao nhiêu, tu hành bao nhiêu ,mà khi thấy nét mặt họ đỏ gay, giọng nói họ quát tháo, cử chỉ họ mất tự chủ, th́ người chung quanh không c̣n tin tưởng ở sự tu hành của họ nữa, v́ sự nóng giận tố cáo họ một cách hùng hồn.

Chúng tôi tưởng không cần phải nói nhiều hơn nữa về những tai hại của giần dữ; v́ chắc rằng những ai đă có lần giận dữ cũng đă thấy rơ như thế rồi.

Để kết luận bài này, chúng tôi chân thành cầu mong cho mọi người cùng chúng tôi, đều thật hành pháp môn nhẫn nhục này một cách co hiệu quả, để cơi đời thêm phần an lạc.

 


[Phần 1][Phần 2][Phần 3][Phần 4][Phần 5][Phần 6][Phần 7][Phần 8][Phần 9][Phần 10][Phần 11][Phần 12][Phần 13][Mục Lục]

[ I ][ II ][ III ][ IV ][ V ][ VI ][ VII ][ VIII ][ IX ][  X,XI ][ XII ]

[Trang chủ] [Kinh sách]