[Trang chu] [Kinh sach]

KHÓA HƯ LỤC

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12]

[p13d1][p13-d2-c1][p13-d2-c2][p13-d2-c3][p14][p15][p16][p17][p18-d1][p18-d2-c1][p18-d2-c2][p18-d2-c3][p19]


KHÓA LỄ SÁU THỜI SÁM HỐI

(tt)

Giảng 

KỆ CẢNH SÁCH CHÚNG GIỜ DẦN

(3g - 5g)

            Phương đông tờ mờ sáng,

            Mặt đất tối tan dần.

            Tâm chạm trần cảnh dấy,

            Mắt ḷa sắc tưng bừng.

            Thôi tham ôm xác thúi,

            Đầu vùi sớm ngưỡng lên.

            Ân cần chuyên sáu niệm,

            Hầu mong hợp cơ chân.

            Đây là bài cảnh sách buổi khuya thức dậy.

“Phương đông tờ mờ sáng” tức là khoảng bốn, năm giờ sáng, phương đông hơi ửng một chút sáng.

“Mặt đất tối tan dần”: trên mặt đất bóng tối tan dần.

“Tâm chạm trần cảnh dấy”: tâm xúc chạm với cảnh, cảnh liền dấy khởi. Đúng ra cảnh là cảnh, tâm là tâm, tại sao cảnh dấy khởi theo tâm? Như cây thông trước chùa, nếu khuya chúng ta không trỗi dậy nh́n thấy gió thổi rung rinh cành lá th́ tự nó không có ǵ, nhưng khi nh́n gió thổi cành lá thông, chúng ta lại có ư niệm dấy lên theo cảnh, vậy cây không có niệm khởi, khi tâm ḿnh duyên nó bỗng dưng ḿnh thấy cảnh có dấy động, cảnh dấy động là do tâm không phải tại cảnh. Thế nên nhiều người nh́n cảnh đêm trăng, ánh trăng bạc rọi xuống rặng thông xanh, cho là cảnh nên thơ. Cảnh là cảnh, nên thơ là tại tâm ḿnh dấy động.

“Mắt ḷa sắc tưng bừng”: mắt ḷa v́ bị che mờ nên thấy cảnh loạn tưng bừng. Cảnh loạn là tại mắt ḷa, chớ cảnh là cảnh không có ǵ tưng bừng cả. Chữ ḷa là nói mắt mê muội nên thấy cảnh có đẹp có xấu, có thích có chán. Hai câu trên cảnh tỉnh chúng ta, cảnh là cảnh, không có động, động là tại tâm, cảnh không đẹp xấu, đẹp xấu cũng do ḷng người và con mắt ḷa chấp.

Đến bốn câu sau Ngài khuyên: “Thôi tham ôm xác thúi” nghĩa là thôi thức dậy đi, đừng ôm xác thúi ngủ nữa. Tại sao Ngài nói xác thúi? Lúc chúng ta ngủ mê, tất cả đều không sạch, thế mà chúng ta cứ thương xác thúi, đến giờ thức dậy, kiểng đánh rồi mà c̣n nấn ná ôm nó để ngủ thêm chút nữa.

“Đầu vùi sớm ngưỡng lên”: đầu vùi dưới gối ráng ngẩng lên một chút. Ngài khuyên ráng ngẩng đầu trỗi dậy, đừng ôm xác thúi đắm ch́m trong giấc ngủ say.

            Ân cần chuyên sáu niệm,

            Hầu mong hợp cơ chân.

Nên ân cần chuyên tu sáu niệm mới mong hợp với cơ chân thật. Chữ sáu niệm có hai ư:

1. Trong kinh A-hàm lục niệm là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên. Niệm Thiên nghĩa là nhớ tất cả công đức của người sanh lên cơi trời như là tu Thập thiện v.v...

2. Đây cũng có thể là Ngài khuyên những người tu Tịnh độ niệm lục tự Di-đà. Nhưng thường lục tự Di-đà người ta gọi là lục tự chớ ít khi nói lục niệm.

Vậy lục niệm là nhớ đến Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), nhớ đến tŕ giới, bố thí và công đức của chư Thiên. Có thế mới hợp với cơ chân thật. Tóm lại đây là lời khuyên trong giờ thức dậy, tức là giờ đánh kiểng thức chúng buổi sáng. Vậy người nào nghe đánh kiểng mà c̣n nằm thêm th́ người chung quanh nhắc giùm “thôi ôm xác thúi” cho người đó tỉnh.

DÂNG HƯƠNG BUỔI SÁNG

“Cúi mong, phương tây mặt trăng vừa lặn, hướng đông vầng nhật hiện dần. Chiếu phạn họp ḍng thanh tịnh, cơi không lễ bậc Thánh Hiền. Mong thấu ḷng thành, kính dâng hương báu.

Hương này trồng từ rừng giới, tưới bằng nước định, chặt từ vườn tuệ, vót bằng đao giải thoát. Chẳng do sức người ŕu búa, h́nh thế xuất tự thiên nhiên. Đốt lên từ ḷ báu tri kiến, kết đài mây sáng rỡ. Khi bay khắp chốn ngạt ngào, tan ra đầy trời thơm phức. Vừa lúc rạng đông, thắp hương cúng dường.”

“Cúi mong, phương tây mặt trăng vừa lặn, hướng đông vầng nhật hiện dần” tức là mặt trăng vừa lặn, hướng đông mặt trời từ từ lên.

“Chiếu phạn họp ḍng thanh tịnh.” Phạn, chữ Hán là phạn nhưng thường đọc là phạm. Phạm là thanh tịnh. Chư Thiên do tu hạnh thanh tịnh được gọi là Phạm Thiên, nên phạm là chỉ hạnh thanh tịnh. Chiếu phạn họp ḍng thanh tịnh tức là trên chùa, trước bàn Phật trải chiếu, những người tu trong sạch họp lại, qú trên chiếu bắt đầu lễ Phật dâng hương.

“Cơi không lễ bậc Thánh Hiền, mong thấu ḷng thành, kính dâng hương báu”: Trong cơi hư không, kính lễ tất cả bậc Thánh Hiền ở mười phương, mong thấu suốt được ḷng chân thành của ḿnh kính dâng hương quí báu này. Hương báu này là hương ǵ?

“Hương này trồng từ rừng giới, tưới bằng nước định, chặt từ vườn tuệ, vót bằng đao giải thoát”: Hương cúng dường Phật là giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương. Vậy hương này không phải là hương thế tục mà là hương do giới, định, tuệ, giải thoát tạo thành.

“Chẳng do sức người ŕu búa, h́nh thế xuất tự thiên nhiên, đốt lên từ ḷ báu tri kiến”: Hương này không phải do ŕu búa chặt đem về xay ra rồi kết lại thành hương, hương này là hương sẵn có tự thiên nhiên, thắp lên từ ḷ báu tri kiến của chính ḿnh.

“Kết đài mây sáng rỡ, khi bay khắp chốn ngạt ngào, tan ra đầy trời thơm phức”: Kết những đài mây sáng rỡ bủa khắp các nơi, hương bay đến đâu, mùi thơm đều ngạt ngào, lúc tan ra khắp cả trời đều thơm phức.     

“Vừa lúc rạng đông thắp hương cúng dường.” Chư Tăng Ni hay Phật tử đốt hương cúng Phật không phải chỉ nặng về hương thế gian, như hương trầm hay các mùi hương khác mà đây là hương giới, định, tuệ, giải thoát, đó là hương quí nhất, không ǵ sánh được. Hương thế gian thuận theo gió, c̣n hương giới, định, tuệ, giải thoát, nơi nào cũng đến được nên dâng hương quí báu này cúng Phật.

KỆ DÂNG HƯƠNG

            Trầm thủy rừng thiền hương sực nức,

            Chiên-đàn vườn tuệ đă vun trồng,

            Đao giới vót thành h́nh non thẳm,

            Nguyện đốt ḷ tâm măi cúng dâng.

“Trầm thủy rừng thiền hương sực nức” là hương trầm thủy trồng trong rừng thiền, mùi thơm sực nức. Rừng thiền chỉ cho định.

“Chiên-đàn vườn tuệ đă vun trồng” là mùi thơm chiên-đàn trồng trong vườn trí tuệ. Vườn tuệ là chỉ cho tuệ.

“Đao giới vót thành h́nh non thẳm”: dùng giới làm đao vót hương này thành giống như một h́nh núi cao.

“Nguyện đốt ḷ tâm măi cúng dâng”: hương này là hương định, hương tuệ, hương giới từ tâm phát ra nên cúng dâng Phật măi măi không cùng.

Trong Khoa Nghi Sám Hối chúng ta dùng bài dâng hương này.

KỆ DÂNG HOA

            Đất tâm mở ra, hoa nở rộn,

            Trời có mưa hoa vẫn kém thơm.

            Cành cành đóa đóa dâng cúng Phật,

            Gió nghiệp muôn đời thổi chẳng rơi.

“Đất tâm mở ra, hoa nở rộn” tức là đất tâm vừa mở th́ thấy hoa nở rộn ră bên ngoài, hoa rộn ră nở từ đất tâm của ḿnh so với trời mưa hoa th́ hoa trời thơm không bằng nên nói: “trời có mưa hoa vẫn kém thơm”. Hoa cúng Phật từ nơi tâm quí hơn là hoa trời rải xuống, v́ hoa trời vẫn c̣n là hoa phàm tục nên thơm không bằng hoa từ đất tâm của chúng ta.

“Cành cành đóa đóa dâng cúng Phật”: từng cành hoa, từng đóa hoa dâng cúng Phật.

“Gió nghiệp muôn đời thổi chẳng rơi”: hoa của đất tâm dầu gió nghiệp muôn đời thổi cũng không lay động, không rơi rụng, c̣n hoa thế gian chỉ vài hôm là rụng hết, đó là điểm đặc biệt.

PHÁT NGUYỆN

            Nguyện mây hương hoa này,

            Khắp cả mười phương cơi,

            Cúng dường tất cả Phật,

            Tôn Pháp, chư Bồ-tát,

            Vô lượng chúng Thanh văn

            Và tất cả Thánh Hiền.

            Vừa rời đài Quang minh,

            Qua cơi nước vô biên,

            Trong vô biên cơi Phật,

            Nhận dùng làm Phật sự.

            Xông khắp các chúng sanh,

            Đều phát tâm Bồ-đề.

Bài phát nguyện này nguyện mây hương hoa của ḿnh dâng cúng sẽ bay khắp cả mười phương cơi, cúng dường tất cả Phật, tất cả Pháp, tất cả Bồ-tát, tất cả chúng Thanh văn và những vị Thánh Hiền. Các ngài vừa rời đài Quang minh qua vô biên cơi nước trong vô biên cơi Phật, nhận dùng hương hoa này để làm Phật sự. Hương hoa này xông khắp các chúng sanh đều phát tâm Bồ-đề. Như vậy hương hoa này nguyện cúng dường tất cả chư Phật, chư Bồ-tát, cả pháp của Phật cho đến hàng Thanh văn Hiền Thánh, nói gọn là cúng dường tất cả Tam Bảo. Lại cũng cúng dường các vị Bồ-tát, từ đài Quang minh của các ngài, hóa thân làm Phật sự khắp vô biên cơi, các ngài nhận hương hoa này để làm Phật sự lợi ích cho chúng sanh. Lại nguyện hương hoa này xông khắp tất cả, chúng sanh nào nghe mùi hương hoa này đều phát tâm Bồ-đề.    

Tóm lại chúng ta thấy bài nguyện chia làm ba phần: Phần thứ nhất là nguyện cúng dường Tam Bảo.

Phần thứ hai là nguyện cúng dường tất cả những vị đi làm Phật sự.

Phần thứ ba là nguyện hương hoa này xông ướp cho mọi người đều phát tâm Bồ-đề.                                

TÂU BẠCH

“Kính bạch mười phương Đại Giác, ba đời Hùng Sư, soi đuốc tuệ nơi đường tối, thả thuyền từ trong biển khổ.

Trộm nghe canh gà vừa qua, bóng thỏ mới lặn. Khói mù nơi sông núi chớm tan, xe ngựa xa gần đều chuyển động, tiếng mai hoa trên lầu vừa tàn, chén trúc diệp trước song mới tỉnh. Mày liễu thập tḥ bày nắng sớm, mặt hoa e thẹn đọng sương mai. Gặp khi bừng sáng thương kẻ ngu mê. Trong đêm giấc mộng đă lờ mờ, sáng đến tâm hồn c̣n rộn rịp. Mắt tai đuổi theo thanh sắc, mũi lưỡi dính mắc vị hương. Nhà lửa hằng cam thiêu đốt, sông ái mải chịu đắm ch́m. Mặc dù sáng nay ông thức giấc cũng như người đang ngủ đêm qua. Chẳng lo sanh già bệnh chết đuổi gấp, chỉ chăm vợ con tiền của buộc ràng.”

Ngài tâu bạch: “Kính bạch mười phương Đại Giác...” Đại Giác là chỉ đức Phật. Hùng Sư là thầy hùng, cũng là Phật. Trước điện thờ Phật thường khắc chữ Đại Hùng bảo điện, tức là điện thờ bậc Đại Hùng. Đức Phật đă thắng bao nhiêu trận giặc mà gọi Ngài là Đại Hùng? Hùng là anh hùng là người thắng giặc ngoài biên cương, c̣n Phật ngồi im ĺm dưới cội bồ-đề sao lại gọi là anh hùng? Đó là một ư nghĩa chúng ta phải hiểu cho tường tận. Trong kinh Pháp Cú đức Phật dạy: “Thắng một vạn quân không bằng thắng chính ḿnh, thắng ḿnh mới là chiến công oanh liệt.” Ngoài mặt trận người thắng một vạn quân đáng gọi là anh hùng chưa? - Là anh hùng.

Song đức Phật bảo: Không bằng thắng ḿnh, thắng được ḿnh mới là chiến công oanh liệt nhất. Như vậy thắng người ngoài chưa phải thật anh hùng. Người yếu, chúng ta mạnh th́ chúng ta thắng họ, nhưng thắng được chính ḿnh mới thật là anh hùng. Tại sao? Từ xưa biết bao vị anh hùng phải chịu thua nữ sắc hay sự nóng giận của chính họ v.v... Ví dụ như Lữ Bố, một vơ tướng ở Trung Hoa, được xem là anh hùng nhưng phải chịu thua sắc đẹp của Điêu Thuyền... nghĩa là không tự thắng được trước sự cám dỗ của nữ sắc. Chỉ có đức Phật, trước bao nhiêu cám dỗ nào tài sắc, nào danh lợi v.v..., Ngài đều thắng hết, đó mới thật là anh hùng. Thế nên đối với người tu, anh hùng là phải thắng ḿnh. Tự thắng ḿnh thiên hạ có thấy không? Hẳn là khó thấy nên không được người đời kể công, không được ghi trong lịch sử, chỉ tự ḿnh biết thôi. Thắng ḿnh, nghe dường như dễ nhưng thật không phải dễ. V́ những ma quân ẩn núp khó thấy, gặp cơ hội liền hiện ra nên chiến thắng rất khó. Bao nhiêu người tu hành đă nghĩ rằng: Từ đây về sau giữ ǵn đừng nóng giận, đừng tham lam v.v... nhưng bất chợt có ai nói khích một câu, niệm giận ở đâu đùng đùng kéo đến kềm chế không kịp, thế là thua. Làm kẻ bại trận th́ dễ, làm kẻ thắng trận thật gian nan! Lại như b́nh thường chúng ta tự nhủ phải giữ không để ḷng tham dấy động, nhưng khi gặp sự quyến rũ của tài sắc danh lợi, bất chợt ḷng tham dấy khởi, thế nên thắng được nó không phải là việc giản đơn.

Đối với người tu được đến nơi đến chốn rồi, trong kinh có câu: “xuất gia giả phi tướng tướng chi sở năng vi”, nghĩa là người xuất gia không phải là tướng vơ tướng văn có thể làm được. Tại sao? Tướng vơ đánh thắng trận về th́ được phong chức lại được người tán thưởng v.v... c̣n thắng ma quân không ai tán thưởng, thắng trong im ĺm nên khó khuyến khích chúng ta mạnh mẽ được. Viên tướng cố gắng thành công, khi về được thưởng, được lên chức, như vậy sự cố gắng đó do động cơ tham danh lợi thúc đẩy nên dễ làm. Lại nhiều người thắng người khác là do họ tức giận, họ hận thù nên họ hành động mạnh mẽ. Đó là tham, sân thúc đẩy họ. Người xuất gia thành công là do động cơ thức tỉnh giác ngộ không phải do tham sân. Người tu chỉ do trí tuệ mà thắng giặc ma quân nên việc làm hết sức khó. Tuy quan văn quan vơ làm được nhiều điều hay giúp nước an dân, nhưng đối với người học đạo th́ chưa bằng. V́ người học đạo phải dùng hết khả năng, trí tuệ để chiến thắng ḿnh, chiến thắng trong âm thầm, chỉ khi thành Phật mới được mọi người hoan hô, chớ c̣n là phàm Tăng phàm Ni th́ chưa được. V́ hôm nay thắng chưa chắc ngày mai lại thắng, thắng trận nào mừng trận ấy chớ chưa phải là toàn thắng, nên không ai hoan hô mà cũng không dám khoe, v́ e rằng hôm sau lại thua người ta sẽ cười cho. Như thế Tăng, Ni là chiến sĩ trong âm thầm, không ai biết, nhưng nếu làm được điều đó mới gọi là bậc Hùng Sư. Tóm lại lời tâu bạch này mong đức Phật đem đuốc trí tuệ của Ngài soi cho các chúng sanh đang trong đường tối tăm được biết lối ra và cũng cầu xin Ngài thả chiếc thuyền từ bi vào biển khổ cứu độ muôn loài.

“Trộm nghe: Canh gà vừa qua, bóng thỏ mới lặn.” Canh gà tức là canh tư. Canh tư vừa qua, mặt trăng mới lặn.

“Khói mù nơi sông núi chớm tan, xe ngựa xa gần đều chuyển động”: Khuya khoảng ba giờ sương mù lần lần tan, thức giấc th́ nghe xe ngựa ở các nơi bắt đầu chuyển động.

“Tiếng mai hoa trên lầu vừa tàn, chén trúc diệp trước song mới tỉnh”: Đây là dùng điển tích. Mai hoa nói đủ là mai hoa thanh lấy từ chữ “Mai hoa dẫn” là tên một ca khúc cổ điển do ống sáo biểu diễn trong khi vui mừng chúc tụng. Ca khúc này nói đủ là “Giang thành mai hoa dẫn”.

Trúc diệp là tên một thứ rượu khi nấu có thêm gia vị của lá trúc nên gọi là “trúc diệp tửu”. Nói cho dễ hiểu là tiếng sáo, tiếng nhạc trên lầu vừa tàn, chén rượu trước song mới tỉnh, tức là tiệc tùng vui ca nhạc vừa dứt.

“Mày liễu thập tḥ bày nắng sớm” là chỉ những cây liễu ở trước chùa thập tḥ bày nắng sớm.

“Mặt hoa e thẹn đọng sương mai.” Ngài diễn tả rất nên thơ, các đóa hoa trước sân chùa c̣n đọng lại những hạt sương buổi sớm.

“Gặp khi bừng sáng thương kẻ ngu mê”: Khi ḿnh thức tỉnh mới thương những người c̣n đang ngu mê.

“Trong đêm giấc mộng đă lờ mờ, sáng đến tâm hồn c̣n rộn rịp”: Trong đêm khuya ngủ mê nằm mộng, những cảnh mộng lờ mờ không rơ, sáng dậy th́ tâm hồn c̣n nhớ, c̣n hiện ra những cảnh mộng đêm hôm nên tâm hồn c̣n rộn rịp. Đêm đă mê mà sáng cũng c̣n đeo đẳng cái mê đó!

“Mắt tai đuổi theo thanh sắc, mũi lưỡi dính mắc vị hương.” Khi sáng ra, chúng ta mắt đuổi theo sắc, tai đuổi theo thanh, mũi lưỡi dính mắc hương vị... Như sáng mắt nh́n trước chùa thấy hoa nở th́ khen hoa đẹp, thấy hoa tàn th́ chê hoa rụng; lại nghe người chung quanh nói chuyện th́ đuổi theo thanh; đến chuẩn bị làm bếp th́ đuổi theo hương vị. Thế là sáng ra các căn luôn dính mắc các trần.

“Nhà lửa hằng cam thiêu đốt”: Chúng ta bị thiêu đốt trong nhà lửa mà cam chịu chớ không chạy ra. Kinh Pháp Hoa nói: “tam giới vô an du như hỏa trạch” là ba cơi không an như trong nhà lửa, nhưng chúng ta không chịu chạy ra, bằng ḷng vui chơi trong nhà lửa, khi nào bị đốt cháy sẽ hay.

“Sông ái mải chịu đắm ch́m”: Thương con rồi đến thương cháu, thương chắt... hết một đời ch́m trong sông ái, không ra khỏi.

“Mặc dù sáng nay ông thức giấc, cũng như người đang ngủ đêm qua”: Hiện giờ đă sáng rồi, thức dậy đi đây đi kia, làm các việc nhưng vẫn trong mê, không thức tỉnh th́ chẳng khác người ngủ mê trong đêm hôm qua.

“Chẳng lo sanh già bệnh chết đuổi gấp, chỉ chăm vợ con tiền của buộc ràng.” Sanh già bệnh chết đuổi gấp tới mà cứ lo làm sao có tiền của nhiều, vợ con no ấm không nghĩ ǵ đến việc tu hành.

“Các Phật tử, gốc thân chẳng bền, cành mạng khó yên. Mọi người trên đầu đội trời, khó khỏi mắt sáng rơi đất. Một sớm chợt sẩy tay, muôn kiếp thân khó được. Cần phải mau mau gieo giống lành, chớ có khư khư cầu quả ác. Người người sớm tỉnh, mỗi mỗi siêng tu. Chuyên tâm lễ Vô thượng Từ Dung, chạm mắt thấy Đại quang minh tạng.”

“Các Phật tử, gốc thân chẳng bền, cành mạng khó yên”: Thân là gốc không bền, mạng sống như cành lá, không yên ổn, bền lâu.

“Mọi người trên đầu đội trời, khó khỏi mắt sáng rơi đất.” Ai đi đứng đầu cũng đội trời. Mắt sáng rơi đất chữ Hán gọi là nhăn quang lạc địa, chỉ cho cái chết. Toàn câu có nghĩa là đầu đội trời rồi cũng phải chôn dưới đất, không ai tránh khỏi.

“Một sớm chợt sẩy tay, muôn kiếp thân người khó được.” Thí dụ một người sáng trèo lên cây cao, lỡ trợt tay rớt xuống th́ xong một đời, một phen sẩy tay là đă mất thân mạng rồi, không biết khi nào được thân người nữa.

“Cần phải mau mau gieo giống lành, chớ có khư khư cầu quả ác”: Chúng ta cần phải gấp tạo nhân lành, đừng ôm ấp giữ chặt quả ác.

“Người người sớm tỉnh, mỗi mỗi siêng tu.” Khuyên mỗi người phải sớm tỉnh để siêng tu hành.

“Chuyên tâm lễ Vô thượng Từ Dung”: Từ Dung là h́nh dáng hiền lành của đức Từ Phụ. Từ bi của Phật không ai b́ nổi, không ai hơn được nên gọi là Vô thượng. Vô thượng Từ Dung là chỉ đức Phật.

“Chạm mắt thấy Đại quang minh tạng”: Lễ Phật rồi trước Phật ḿnh thấy được kho Đại quang minh tức là tâm thể sáng suốt sẵn có của chính ḿnh. Ngoài th́ chúng ta lễ Phật, nơi ḿnh th́ thấy được nguồn gốc sáng suốt muôn đời của ḿnh.

“Đệ tử chúng con kính tưởng thời này lấy làm khóa lễ buổi sáng.” Tâu bạch rồi bắt đầu sám hối.

Ngài Trần Thái Tông chia sáu căn, mỗi căn sám hối một thời. Thời sáng là sám hối về mắt.

SÁM HỐI TỘI CĂN MẮT

            Chí tâm sám hối,

            Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay,

            Bỏ mất bản tâm, không biết chánh đạo.

            Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm,

            Không sám lỗi trước, khó tránh hối sau.

“Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay.” Danh từ vô thủy trong nhà Phật thường dùng, nghe rất khó hiểu. Vô là không, thủy là trước. Kiếp không trước là kiếp nào? V́ trong nhà Phật không chấp nhận có ban đầu, nhân duyên trùng trùng điệp điệp kết hợp nhau không có mối đầu, nên nói là vô thủy. Như vậy tất cả chúng ta từ vô thủy kiếp tức là không biết bao lâu rồi đến ngày nay.

            Bỏ mất bản tâm, không biết chánh đạo,

            Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm.

Bỏ quên tâm chân thật của ḿnh nên không biết đạo chân chánh. Ai ai cũng có bản tâm chân thật nhưng quên đi không biết nên mới chạy theo đường ác tạo nghiệp luân hồi. Tất cả chúng ta hiện nay đang sống theo bản tâm hay là sống theo vọng tâm? Chúng ta chỉ sống theo vọng tâm suy tưởng mà quên mất bản tâm. Vọng tâm suy tưởng theo nghiệp hơn thua, được mất, phải quấy v.v... do đó không đi được con đường chánh mà rơi vào ba đường khổ địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Sở dĩ rơi ba đường khổ là do sáu căn lầm lẫn.

“Không sám lỗi trước, khó tránh hối sau”: Nếu không sám hối lỗi trước th́ khó tránh khỏi hối hận về sau nên phải thành tâm sám hối.

“Nghiệp căn mắt là: Nhân ác xem kỹ, nghiệp thiện coi khinh”: Nhân ác chúng ta xem kỹ mà nghiệp thiện lại coi khinh. Thí dụ một người lân cận chúng ta có điều xấu, chúng ta nhớ rất kỹ từng chi tiết, có khi c̣n tô đậm nét thêm, c̣n điều tốt của họ chúng ta lảng qua không để ư, đó là bệnh của con người đối với điều lành điều tốt th́ xem thường, dễ quên, c̣n đối với điều dữ điều xấu lại chăm chú, nhớ dai. Bệnh đó gốc từ mắt.

“Lầm nhận hoa giả, quên ngắm trăng thật.” Hoa giả là tất cả những ǵ có h́nh có sắc trên thế gian, đó đều là những tướng vô thường tạm bợ, có rồi mất, không lâu bền, nhưng chúng ta mê đắm trong giả tướng nên lầm nhận hoa giả, chạy theo giả tướng nên quên ngắm trăng thật. Trăng thật là chỉ cho thể chân thật sẵn có nơi con người cũng như ở ngoại cảnh. Nếu thấy rơ muôn pháp đều là duyên hợp, không có pháp nào thật th́ chúng ta không đắm mê theo cảnh tức là không nhận lầm hoa giả mà dễ thấy được cái thật của chính ḿnh hay cái thật của ngoại cảnh.

            Yêu ghét nổi dậy, đẹp xấu tranh giành,

            Chợt mắt dối sanh, mờ đường chánh kiến.

Thấy đẹp th́ yêu, thấy xấu th́ ghét nên tranh cái đẹp, ghét cái xấu, cứ như thế mà yêu ghét nổi dậy cả ngày. Trong một thoáng, một chớp, mắt đă sanh ra những mê lầm, nên cái thấy không c̣n đúng nữa. Khi đă kẹt trong đẹp xấu, hẳn không c̣n thấy được cái chân thật.

“Trắng qua xanh lại, tía phải vàng sai”: Người nói màu tía đẹp, màu vàng xấu, người nói màu vàng đẹp, màu tía xấu rồi sanh ra căi nhau. Cứ đem màu này sánh với màu kia, thích màu nào th́ khen màu đó đẹp, nếu ai chê th́ không bằng ḷng.

“Nh́n lệch các thứ nào khác kẻ mù”: Nh́n không đúng lẽ thật nên giống như người mù. Quí vị thấy ngoài đường hay trong chợ nhiều người căi nhau thật đáng tức cười. Như vào hàng vải, người nói màu vàng đẹp, người nói màu trắng đẹp, người nói màu xanh đẹp v.v... mỗi người thấy mỗi màu đẹp khác nhau nên không ai bằng ḷng ai. Vậy màu nào đẹp thật? Chẳng qua là mê chấp thôi. V́ nh́n lệch theo thói quen, không thấy đúng lẽ thật, không thấy đúng chân lư nên chẳng khác kẻ mù.

            Gặp người sắc đẹp liếc trộm nh́n ngang,

            Ḷa mắt chưa sanh bản lai diện mục.

Thấy ai đẹp liền nh́n lén, ngó trộm nên mắt ḷa đi, quên mất bản lai diện mục của ḿnh.

            Thấy ai giàu có, giương mắt mải nh́n,

            Gặp kẻ bần cùng lờ đi chẳng đoái.

Thấy ai ăn mặc sang trọng th́ ngó chăm chỉ, c̣n ai ăn mặc rách rưới lôi thôi liền ngó lơ, không để ư.

            Người dưng chết chóc, nước mắt ráo khô,

            Thân quyến qua đời, đầm đ́a lệ máu.

Quí vị thấy người dưng chết cũng là mất một mạng người, thân thuộc chết cũng là mất một mạng người. Tại sao người dưng chết lại tỉnh, lại dửng dưng, không một chút tỏ ra buồn bă thảm sầu? Trái lại khi thân nhân chết th́ đau khổ, khóc rũ rượi? Cả hai đều là người mà một bên xem trọng, một bên xem thường, như thế để thấy chúng ta bị buộc ràng trong chỗ ḍng họ thân quyến, mà không có t́nh thương nhân loại.

            Hoặc đến Tam Bảo, hoặc vào chùa chiền,

            Gần tượng thấy kinh, mắt không thèm ngó.

Nhiều người vào chùa thấy tượng thấy kinh không để ư đến.

            Pḥng Tăng điện Phật, gặp gỡ gái trai,

            Mắt liếc mày đưa, đam mê sắc dục.

Nghĩa là Phật, tượng, kinh đều không để ư, chỉ để ư đến người thôi.

            Không ngại Hộ pháp, chẳng sợ Long thần,

            Trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi.

Đối với Long thần Hộ pháp, không sợ các ngài quở, cứ mê vui thôi.

            Những tội như thế vô lượng vô biên,

            Đều từ mắt sanh phải sa địa ngục.

Tội do mắt nhiều vô lượng vô biên, kể không hết, do mắt mê lầm nên sau khi chết phải rơi vào địa ngục.

            Trải hằng sa kiếp mới được làm người,

            Dù được làm người lại bị mù chột.

Trong kinh Phật dạy: Ai tạo nghiệp ác phải đọa địa ngục, nhân đó trả xong rồi c̣n dư báo, tức là quả báo thừa của quá khứ, khi trở lại làm người như nhân mắt tạo nghiệp th́ mắt lại bị mù chột.

            Nếu không sám hối khó được tiêu trừ,

            Nay trước Phật đài thảy đều sám hối.

            Mắt gây tội rất nhiều nên phải thành tâm sám hối thật tha thiết.

CHÍ TÂM KHUYẾN THỈNH

            Khuyến thỉnh mười phương ba đời Phật,

            Và chư Bồ-tát Thánh Hiền Tăng.

            Mở rộng tâm từ bi vô lượng,

            Đồng độ chúng sanh lên bờ kia.

Bờ kia là bờ giác. Phần khuyến thỉnh này là đem hết ḷng thành thỉnh Phật, thỉnh Bồ-tát, thỉnh các vị Tăng Thánh Hiền, v́ ḷng thương xót tất cả chúng sanh mà độ họ được lên bờ giác.

CHÍ TÂM TÙY HỈ

            Nay con theo Phật sanh hoan hỉ,

            Hôm sớm kính thành sám lỗi lầm.  

            Thềm thang thập địa nguyện sớm lên,

            Bồ-đề chân tâm không lui sụt.

Chúng ta được niềm vui là do thường gần gũi Tam Bảo, gần gũi Phật, nên ngày đêm luôn thành kính sám hối. Sám hối để cầu điều ǵ? Nguyện sớm bước lên những nấc thang của hàng Thập địa. Thập địa là chỉ cho Thập địa Bồ-tát, gồm có:     

1. Hoan hỉ địa                       

2. Ly cấu địa

3. Phát quang địa                  

4. Diễm tuệ địa

5. Cực nan thắng địa 

6. Hiện tiền địa

7. Viễn hành địa                    

8. Bất động địa

9. Thiện tuệ địa         

10. Pháp vân địa

Nếu tiến thêm hai bước nữa là Đẳng giác và Diệu giác. Diệu giác là Phật. Như vậy qua Thập địa th́ lên Đẳng giác rồi đến Diệu giác là thành Phật nên “thềm thang Thập địa nguyện sớm lên”.

“Bồ-đề chân tâm không lui sụt.” Chân tâm là tâm thể không bị sanh diệt, tâm thể này sáng suốt, giác ngộ gọi là tâm Bồ-đề.

CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

            Chúng con hồi tâm nương Thánh chúng,

            Chí thành đầu lễ đức Từ Tôn.

            Nguyện đem công đức đến quần sanh,

            Nương thắng nhân này thành Chánh giác.

“Chí tâm hồi hướng” là ḷng chân thành hồi hướng của ḿnh.

“Chúng con hồi tâm nương Thánh chúng” tức là xoay tâm ḿnh về nương với Thánh chúng.

“Chí thành đầu lễ đức Từ Tôn” là chí thành cúi đầu đảnh lễ đức Phật.

“Nguyện đem công đức đến quần sanh”: Tất cả công đức tu hành nguyện đem đến cho tất cả quần sanh.

“Nương thắng nhân này thành Chánh giác”: Nương nhân thù thắng này, tức là nhân sám hối mà sau này được thành Chánh giác, nghĩa là thành Phật.

Trong bài có những từ ngữ chữ Hán cần giải thích cho quí vị hiểu. Trong bài Nhật sơ chúc hương, câu “Phục dĩ thiềm luân tây một, Long chúc đông sanh” có dùng điển tích.

Thiềm luân là vầng thiềm, chỉ cho mặt trăng. Thiềm nói đủ là thiềm thừ là con cóc. Ngày xưa người ta nh́n trong mặt trăng thấy có bóng đen giống con cóc. Truyền thuyết nói rằng: Thuở xưa có chàng Hậu Nghệ xin được thuốc trường sanh của bà Tây Vương Mẫu đem về, nhưng bị vợ là Hằng Nga ăn cắp uống đi rồi trốn lên mặt trăng hóa thành con cóc ở đó. Thế nên người ta nói Hằng Nga ở trên cung trăng và gọi mặt trăng là thiềm luân.

Mặt trăng cũng c̣n gọi là bạch thố hay ngọc thố. Bạch thố là thỏ trắng, ngọc thố là thỏ ngọc. Thiên “Nghĩ thiên vấn” của Phó Hàm có câu: Nguyệt trung hà hữu? Đáp: Bạch thố đảo dược. Nghĩa là trong mặt trăng có ǵ? Đáp: Có con thỏ trắng giă thuốc, hay cũng nói con thỏ ngọc giă thuốc.

Sự tích này ngày nay đă lạc hậu, hẳn là ít ai dùng rồi.

Long chúc: chúc là ngọn đuốc, long chúc là ngọn đuốc rồng, chỉ mặt trời. Theo Sơn Hải Kinh nói: Phương bắc bầu trời có một nước không có ánh sáng mặt trời, có con rồng ngậm lửa phun như cây đuốc cháy sáng.

CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN

            Một nguyện rộng mở sáng chánh kiến,

            Hai nguyện lau sạch bụi trần mù,

            Ba nguyện nh́n h́nh không đắm mến,

            Bốn nguyện thấy sắc chẳng bận ḷng.

            Năm nguyện quên đầu cần kíp nhận,

            Sáu nguyện mắt tuệ tự tṛn đầy,

            Bảy nguyện hiện nay sớm tỉnh mộng,

            Tám nguyện hằng được sáng xưa nay.

            Chín nguyện khi nh́n trừ che huyễn,

            Mười nguyện chỗ thấy dứt hoa sanh,

            Mười một nguyện trông xa mây chướng cuốn,

            Mười hai nguyện chớp mắt nghiệp băng trong.

Nguyện thứ nhất là “rộng mở sáng chánh kiến” tức là nguyện sao cho cái thấy của ḿnh luôn luôn đúng không sai chân lư.

“Hai nguyện lau sạch bụi trần mù”, nghĩa là tất cả những bụi trần che mờ nay đều lau sạch.

“Ba nguyện nh́n h́nh không đắm mến”: thấy tất cả h́nh sắc ḿnh không mê, không đắm.

“Bốn nguyện thấy sắc chẳng bận ḷng”: dầu thấy sắc đẹp ḷng vẫn không vướng bận.

“Năm nguyện quên đầu cần kíp nhận”, nghĩa là chúng ta đă quên đầu phải mau nhận lại. Nguyện này có sự tích trong kinh Lăng Nghiêm. Một buổi sáng chàng Diễn-nhă-đạt-đa cầm gương soi, nh́n trong gương thấy đầu mặt đẹp đẽ, anh úp gương xuống, không thấy đầu mặt, anh hốt hoảng ôm đầu chạy la: Tôi mất đầu, tôi mất đầu rồi! Đó là mê hay tỉnh? Chúng ta có giống như vậy không? Chúng ta cũng như chàng Diễn-nhă-đạt-đa. Khi chúng ta khởi nghĩ việc này việc kia lăng xăng th́ cho là tôi đang nghĩ, tôi đang tính, bất chợt lúc nào quên không nghĩ tính, khi đó nói tôi mất rồi. Nghĩ tính chỉ là cái bóng duyên theo bóng dáng của sáu trần bên ngoài, không phải là thật, nhưng khi thấy nó, tưởng là tâm ḿnh, đến khi mất nó tưởng như mất ḿnh. Như chàng Diễn-nhă-đạt-đa, anh thành điên là tại sao? Ôm cái thật mà chạy t́m cái giả. T́m bóng là t́m cái giả! Chúng ta cũng thế, khi tâm không khởi niệm lăng xăng th́ cái hiện tiền chân thật đầy đủ mà chúng ta lại quên, cứ cho là tôi đâu mất rồi. Đó là chúng ta chỉ biết cái bóng, cho cái bóng nghĩ lăng xăng là tôi, chớ không biết cái hiện tiền chân thật là tôi. Thế nên nguyện thứ năm này là nguyện từ lâu quên đầu, nay phải cần kíp nhận lại.

“Sáu nguyện mắt tuệ tự tṛn đầy” là nguyện mắt trí tuệ của ḿnh càng ngày càng tṛn đầy.

“Bảy nguyện hiện nay sớm tỉnh mộng.” Cuộc sống của chúng ta hiện nay chỉ là một giấc mộng dài mấy mươi năm, nào có ǵ đâu, phải ráng sớm thức tỉnh, đừng nghĩ đó là thật rồi lầm quên cái chân thật của ḿnh.

“Tám nguyện hằng được sáng xưa nay”, nghĩa là nguyện hằng sáng suốt thấy được cái chân thật đă có tự thuở nào đến nay chưa bao giờ thiếu vắng, không bao giờ mất.

“Chín nguyện khi nh́n trừ che huyễn”, nghĩa là khi nh́n người, vật không bị vô minh, không bị những huyễn hóa che lấp làm cho chúng ta bị mờ đi, không thấy được rơ ràng.

“Mười nguyện chỗ thấy dứt hoa sanh”: nguyện thấy sự vật đúng như thật, không bị hoa đốm lăng xăng che mờ. Hoa đốm là do mắt ḷa nên thấy không đúng sự thật.     

“Mười một nguyện trông xa mây chướng cuốn”: nguyện nh́n ra xa những mây che đều tan mất, mắt ḿnh thấy thông suốt.

“Mười hai nguyện chớp mắt nghiệp băng trong”: nguyện trong chớp mắt những nghiệp từ xưa đến nay che đậy đều được trong sạch như băng như tuyết, không c̣n chút nhơ bợn.

KỆ VÔ THƯỜNG BUỔI SỚM

            Đêm tối vừa rạng sáng,

            Ánh dương dần hiện không.

            Tóc bạc thầm tới điểm,

            Má hồng dần đổi thay.

            Chẳng biết tuổi xuân ngắn,

            Vẫn tranh nghiệp quả hùng.

            Thân như băng gặp nắng,

            Mạng tợ đuốc gió đùa.

            Chớ mải mê làm khách,

            Quay về sớm chiếu soi.

“Đêm tối vừa rạng sáng, ánh dương dần hiện không” là diễn tả thời gian trôi qua.

“Tóc bạc thầm tới điểm, má hồng dần đổi thay”: Tóc bạc len lén điểm trên đầu mỗi ngày một chút, chợt nhớ lại đầu đă muối tiêu, lâu nữa nhớ lại, đầu đă nhuốm bông lúc nào không hay. Má hồng cũng dần dần thay đổi, ngày xưa mặt hồng hào, nay khô lại, hiện những nếp nhăn.

“Chẳng biết tuổi xuân ngắn, vẫn tranh nghiệp quả hùng”: Không biết tuổi xuân ngắn ngủi, chỉ mải tranh nghiệp quả để thành kẻ anh hùng hảo hán, thành kẻ hay người giỏi. Đó chỉ là tạo nghiệp cho nhau.

“Thân như băng gặp nắng.” Băng, hay nói dễ hiểu hơn là nước đá. Nước đá để ngoài trời nắng, chỉ một chốc là tan hết. Thân này cũng như vậy, ngày nay đi lại lăng xăng, đến một hôm nào nó cũng tan hoại.

“Mạng tợ đuốc gió đùa”: Mạng như ngọn đuốc, gió thổi mạnh một lát sau nó tàn rụi.

“Chớ mải mê làm khách”: Đừng mải mê làm khách phong trần rong ruổi trong tam giới lục đạo, lang thang nơi này nơi khác, không chịu trở về.

“Quay về sớm chiếu soi”: Quay về chiếu soi lại chính ḿnh. Đó là tinh thần thiền. Thiền là quay lại chiếu soi nơi ḿnh, không chạy theo cảnh; đuổi theo cảnh là làm khách. Biết xoay lại ḿnh tức là t́m ra quê hương, trở về quê hương. Lời nhắc nhở rất rơ ràng nên mỗi khi đọc tụng chúng ta phải nhớ để ráng tu.

DÂNG HƯƠNG BUỔI TRƯA

“Cúi mong, ánh dương rực rỡ, bầu trời chói chang. Nh́n lại ngày cứ trôi qua, đến Phật khấn cầu. Ḷng tin tỏ bày dưới ṭa báu, thắp nén hương trầm cắm ḷ châu. Hương này hun đúc bởi tiên thiên, chẳng phải Bồng Đảo châu sản xuất; ngát thơm quả đất, nào do chiên-đàn sanh ra. Danh phẩm hơn cả trầm tiên, mùi vị vượt xa lan xạ. Chỗ tỏa khói lành, bởi lửa tam-muội đốt; mây hương bủa khắp, vốn từ khí nhất nguyên tan. Mỗi mỗi trên đảnh đều thấu triệt, người người trong mũi thảy ngửi mùi.

Đây do Nghi sám hối, làm lễ dâng hương. Nay giờ ngọ thắp hương cúng dường.”

“Ánh dương rực rỡ bầu trời chói chang.” Dâng hương vào buổi trưa đúng ngọ, ánh nắng chói chang cả bầu trời.

“Nh́n lại ngày cứ trôi qua, đến Phật khấn cầu.” Nh́n lại những ngày đă qua, ngày qua không dừng một chỗ. Ngày qua, tháng qua, năm qua, tuổi chúng ta theo thời gian không dừng lại. Cái chết gần kề nên đến Phật khấn cầu.

“Ḷng tin tỏ bày dưới ṭa báu.” Đem ḷng tin sám hối tỏ bày dưới ṭa báu, tức là ṭa đức Phật ngồi.

“Thắp nén hương trầm cắm ḷ châu”, đem nén hương trầm cắm trong lư hương châu ngọc, v́ trên là ṭa báu, dưới là ḷ châu để đối nhau.

“Hun đúc bởi tiên thiên, chẳng phải Bồng Đảo châu sản xuất.” Hương cúng dường Phật hun đúc bởi tiên thiên. Tiên thiên đối với hậu thiên, tiên thiên là trước, hậu thiên là sau. Tức là mùi hương này hun đúc sẵn từ thuở nào, không phải do nơi đảo Bồng lai của các vị tiên sản xuất. Tục truyền chỗ tiên ở gọi là Bồng đảo hay Bồng lai tiên cảnh. Theo truyền thuyết, những đảo thần tiên phần nhiều ở trên biển Bột Hải.

“Ngát thơm quả đất, nào do chiên-đàn sanh ra”, mùi thơm ngát của hương tỏa khắp quả đất, không phải do cây chiên-đàn tạo. Hương cúng dường Phật, là hương từ tâm chúng ta, do giới, định, tuệ phát sanh, không phải hương từ đảo tiên đem lại, cũng không phải từ cây chiên-đàn ra.

“Danh phẩm hơn cả trầm tiên, mùi vị vượt xa lan xạ”, giá trị của hương này hơn cả hương trầm tiên ở nước ta có tiếng là rất thơm.

“Mùi vị vượt xa lan xạ”, nó vượt hơn mùi thơm của hoa lan, hay xạ của loài chồn.

“Chỗ tỏa khói lành, bởi lửa tam-muội đốt”, hương giới, định, tuệ phát ra khói thơm tỏa khắp là do ngọn lửa tam-muội đốt. Tam-muội là chữ Phạn, Trung Hoa dịch là chánh định.

“Mây hương bủa khắp, vốn từ khí nhất nguyên tan”, nghĩa là mùi hương này bủa khắp cả trời đất, nhưng không phải từ đâu đến mà chính từ tâm thể nhất chân bủa ra, phủ khắp.

“Mỗi mỗi trên đảnh đều thấu triệt.” Ngài nói tất cả chúng ta trên đảnh đầu đều thấu triệt mùi hương đó, tức là phải nh́n tường tận, tột cùng thể nhất nguyên hay khí nhất nguyên đó. “Người người trong mũi thảy ngửi mùi”, ai ai ở trong mũi đều ngửi được mùi hương, đó là hương giới, định, tuệ từ thể nhất tâm ra. Ngài mượn h́nh tướng thắp hương cúng dường Tam Bảo để nói lên tâm chúng ta là gốc phát ra giới, định, tuệ; giới định tuệ tức là mùi hương bủa khắp tất cả, không do các thứ cây cối hoặc loài vật sanh ra.

“Đây do Nghi sám hối, làm lễ dâng hương”, là do nghi lễ sám hối nên làm lễ dâng hương. “Nay giờ ngọ thắp hương cúng dường.”

KỆ DÂNG HƯƠNG

            Trầm thủy rừng thiền hương sực nức,

            Chiên-đàn vườn tuệ đă vun trồng,   

            Đao giới vót thành h́nh non thẳm,

            Nguyện đốt ḷ tâm măi cúng dâng.

KỆ DÂNG HOA

            Tâm địa mở ra, hoa nở rộn,  

            Trời có mưa hoa, vẫn kém thơm,

            Cành cành đóa đóa dâng cúng Phật,

            Gió nghiệp muôn đời thổi chẳng rơi.

HIẾN DÂNG HƯƠNG HOA RỒI BẠCH

“Nguyện mây hương hoa này, qua đầy mười phương cơi, cúng dường tất cả Phật, tôn Pháp, chư Bồ-tát, vô lượng chúng Thanh văn và tất cả Thánh Hiền; từ đài Quang minh dậy, qua vô biên thế giới, trong vô biên cơi Phật, thọ dụng làm Phật sự; khắp huân các chúng sanh, đều phát tâm Bồ-đề.

Cúng dường rồi, chí tâm qui mạng lễ, mười phương Vô thượng Tam Bảo.”        

Các bài này đă giảng trong bài trước.

TÂU BẠCH

(Lại niêm hương qú bạch)

Qú niệm hương

“Kính bạch: Mười phương Đại Giác, ba đời Hùng Sư, chuyển sáu đạo thành sáu thần thông, nhiếp chín loài về chín phẩm.” Mười phương Đại Giác, ba đời Hùng Sư đă giảng trong bài trước.

“Chuyển sáu đạo thành sáu thần thông.” Sáu đạo là lục đạo luân hồi. Chuyển lục đạo luân hồi thành lục thần thông. Trong nhà Thiền, sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư khéo tu cũng chuyển thành sáu thần thông: Thiên nhăn thông, thiên nhĩ thông v.v... Như vậy nguyện Phật thương giúp chúng ta chuyển sáu đường luân hồi sanh tử thành sáu thần thông.

“Nhiếp chín loài về chín phẩm.” Chín loài là thai sanh, noăn sanh, thấp sanh, hóa sanh, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, phi hữu tưởng phi vô tưởng. Hiểu theo tinh thần đạo Phật, chúng sanh trên thế gian này không phải chỉ có một loài thai sanh như con người hay các loài thú, mà c̣n có noăn sanh là sanh bằng trứng, thấp sanh là sanh chỗ ẩm ướt, hóa sanh tức không phải do ái dục mà là theo nghiệp hóa sanh, các loài chúng sanh có h́nh sắc, loài chúng sanh không h́nh sắc, loài chúng sanh có tâm tưởng, loài chúng sanh không tâm tưởng, rồi cuối cùng có loài chúng sanh không phải có tưởng không phải không tưởng, tức là loài chúng sanh này có tưởng rất là vi tế. Hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, phi hữu tưởng phi vô tưởng, năm loài này do tu thiền mà được. Trong kinh Phật thường dạy những chúng sanh nào được định sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền th́ sanh cơi trời sắc giới, do đó trong cơi trời sắc giới có sơ thiền thiên, nhị thiền thiên, tam thiền thiên, tứ thiền thiên, tu được tứ thiền trong nhà Phật gọi là phàm phu thiền, v́ thiền đó c̣n luân hồi sanh tử. Những người tu quán về không tưởng, không vô biên xứ, thức vô biên xứ th́ sanh cơi trời vô sắc. Những chúng sanh tu thiền mà c̣n tư tưởng th́ sanh cơi trời hữu tưởng. Cơi trời đó không có h́nh tướng, chỉ c̣n tư tưởng. C̣n những chúng sanh nào không c̣n tư tưởng th́ gọi là sanh cơi vô tưởng rồi tới phi hữu tưởng phi vô tưởng là cao nhất. Qua khỏi chín loài này mới tới Diệt thọ tưởng định, chứng A-la-hán, đó là siêu xuất sanh tử.

Như vậy trên thế gian, theo con mắt nhà Phật, không phải chúng sanh nào cũng có thân nặng nề mấy mươi kư như chúng ta, chúng sanh ở cơi vô sắc làm sao có tướng, hữu tưởng vô tưởng cũng không có tướng, phi hữu tưởng phi vô tưởng cũng vậy. Thế nên những hành tinh không thích hợp với con người, biết đâu lại thích hợp với những loài khác, chớ không phải chúng sanh nào cũng giống hệt chúng ta, nên không thể lấy con người làm tiêu chuẩn nghiên cứu. Nếu hiểu theo nhà Phật th́ chắc rằng trên thế giới có nhiều cơi có những chúng sanh khác như vô sắc th́ mắt chúng ta đâu có thấy, hay là hữu tưởng, chỉ có tâm tưởng, chúng ta cũng không thấy... Nếu chúng ta muốn t́m biết hết trong vũ trụ này không biết chừng nào mới xong, chỉ mắt Phật mới thấy tường tận.

Chín phẩm tức chín phẩm Liên Hoa (cửu phẩm Liên Hoa) là nói theo tinh thần Tịnh độ. Sanh về Cực lạc có Thượng phẩm, Trung phẩm, Hạ phẩm. Mỗi phẩm chia làm ba. Thượng phẩm có Thượng phẩm thượng sanh, Thượng phẩm trung sanh, Thượng phẩm hạ sanh. Trung phẩm có Trung phẩm thượng sanh, Trung phẩm trung sanh, Trung phẩm hạ sanh. Hạ phẩm cũng vậy, có thượng, trung, hạ sanh. Chung tất cả là chín phẩm.

“Trộm nghe: Gà xóm gáy trưa, mặt trời đứng bóng. Ṿm trời cao ánh dương vừa đến giữa, khắp nơi dương liễu bóng đứng ngay.” Ngài diễn tả rất cụ thể, “gà xóm gáy trưa” là mười hai giờ trưa nghe gà gáy. “Mặt trời đứng bóng, ṿm trời cao ánh dương vừa đến giữa, khắp nơi dương liễu bóng đứng ngay”, dương liễu rọi bóng thẳng xuống không có nghiêng lệch.

“Nắng rọi sân hoa vờn ngọc, gió đưa rặng liễu lay vàng.” Cảnh rất nên thơ, nắng rọi xuống sân hoa rung rinh như vờn ngọc; gió đưa rặng liễu lung lay trong ánh nắng như lay vàng.

“Long lanh rực rỡ chiếu dao đài, lấp lánh chập chờn soi thềm ngọc.” Dao đài là chỗ ở của thần tiên, nghĩa là ánh nắng long lanh rực rỡ soi chiếu như chỗ ở của thần tiên, chập chờn lấp lánh rọi trên thềm giống như thềm ngọc.

“Ḷ nghê hương quyện, trời xanh vầng nhật chói chang.” Có hai loại nghê: một loại là loài thú giống như sư tử, một loại là cá ḱnh (có bộ ngư ở bên). Thường các lư hương hay chạm h́nh sư tử hoặc h́nh cá ḱnh. Ḷ nghê hương quyện tức là ḷ hương chạm h́nh sư tử quyện khói. Trong bầu trời xanh mặt trời soi sáng, ánh nắng chói chang.

“Gối tiên giấc nồng, trên gác tía ngày dài đêm ngắn”: Những vị thảnh thơi trưa nằm trên gác tía kê đầu trên gối ngủ một giấc say, đêm ngủ chưa đủ nên trưa ngủ tiếp. Đó là chỉ người thích ngủ trưa nhiều.

“Hè cao độ th́ chảy vàng nứt đá. Đông cực hàn th́ sương phủ tuyết rơi”: Đây là tả cảnh ở ngoài Bắc với Trung Hoa hay các nước khác. C̣n ở miền Nam hè cao độ chưa đến chảy vàng, nứt đá, đông chỉ có sương chớ không có tuyết. Đây là Ngài tả sức nóng và lạnh của mùa hè và mùa đông.

“Nắng trưa bụi mù trong sạch, bóng xế mây tối quét tan”, trưa nắng nên tất cả những mây mù đều không c̣n, bóng hơi xế th́ mây tối đều tan hết.

“Đối cảnh tánh thiên rỗng suốt, đương thời tâm địa sáng ngời.” Đối với sáu trần hay ngoại cảnh, tánh thiên là tánh sẵn có của chúng ta rỗng suốt, chính ngay lúc đó, tâm địa ḿnh được sáng ngời. Người tu khi đối cảnh phải có tánh sáng suốt, không bị ngoại cảnh ngăn trở, nghĩa là không dính mắc ngoại cảnh. Chúng ta hiện nay đối cảnh th́ phàm t́nh dính mắc, đương thời th́ vọng tưởng lăng xăng. Chúng ta phải tu như thế nào để được đối cảnh tánh thiên rỗng suốt, đương thời tâm địa sáng ngời.

“Nơi nơi thảy có quang minh, bước bước trọn không hắc ám”, nơi nào cũng thấy rơ ràng sáng suốt, mỗi bước đều không mờ mịt tối tăm, thế mới thật là người ngộ đạo.

Tóm lại người thâm nhập được lư đạo th́ đối cảnh tâm tánh rỗng suốt không bị dính kẹt, ngay khi đó tâm địa sáng ngời không bị phủ che, nơi nơi đều sáng rỡ, bước bước không mịt mờ. Trái lại chúng sanh đối cảnh tâm luôn dính mắc, đương thời niệm khởi lăng xăng, nơi nơi đều mù tối, bước bước thảy rộn ràng. Mê và giác khác nhau như vậy. Nay thử nghiệm xem những người giác chút ít có được như thế này chưa? Nếu chưa được là điều đáng hổ thẹn, phải nên cố gắng. Chúng ta thường nói hành thiền, nghĩa là đi thiền, mỗi bước phải ở trong tỉnh giác. Nếu đi trong mê lầm đó là hắc ám chẳng phải hành thiền. Thế nên người tu phải luôn nhớ đi trong sáng suốt.

“Chư Phật tử! Mặt trời đúng ngọ rồi phải xế, con người có thạnh ắt có suy”, đó là Ngài cảnh giác chúng ta, nh́n mặt trời thấy đúng ngọ, một lát sau đă xế. Như vậy mặt trời lên cao rồi xuống thấp, có giữa trưa phải có xế chiều. Sự sống của chúng ta cũng vậy, thạnh rồi phải suy. Như hiện giờ quí vị hai mươi, ba mươi tuổi, là lúc cơ thể thạnh nhưng rồi sẽ bốn mươi, năm mươi, không dừng một chỗ mà luôn thay đổi. Biết rơ mặt trời có trưa có xế, thân người có thạnh có suy th́ khi thạnh phải nghĩ đến lúc suy. Vậy chúng ta phải làm ǵ? Lo tranh căi hơn thua hay là cố gắng tu hành không để th́ giờ uổng phí?

“Thân thể chẳng bền lâu, giàu sang khó giữ măi.” Thân chúng ta không bền lâu, rồi cũng sẽ mất; sự giàu sang ở thế gian cũng khó giữ măi, duyên tốt th́ giàu, duyên suy th́ nghèo khó.

“Nhanh chóng như nước chảy trên sông, lẹ làng tợ mây qua đỉnh núi”, sự đổi thay nhanh chóng như ḍng nước chảy trên sông, lẹ làng như mây qua đỉnh núi. Chúng ta thấy mọi sự vật chuyển biến không dừng, thân chúng ta cũng vậy, chuyển từ trẻ lần đến già không dừng lại một phút giây nào, vậy chúng ta phải khéo lo liệu. Ngài khuyên:

“B́nh sanh chẳng tạo nhân lành, ngày khác ắt về đường khổ.” Khi c̣n sống chúng ta bon chen giành giật không chịu tạo nhân lành nên đến lúc nhắm mắt, bảo đảm sẽ đi trong đường khổ không nghi.

“Quyết khởi tin sâu, trừ sạch nghi ngờ”, vậy chúng ta phải quyết tâm khởi ḷng tin sâu về lư vô thường của Phật dạy, trừ sạch hết nghi ngờ để cố gắng tu hành đến nơi đến chốn.

“Sớm nở tâm chân chư Phật, chiếu phá thùng sơn chúng sanh”, hai câu này mang tính cách thiền. Sớm nở tâm chân tức là phải khai thác cho tâm chân thật chư Phật nơi ḿnh được nở ra, đừng để bị tàn lụi. Chiếu phá thùng sơn chúng sanh, thùng sơn là cái ǵ đen kịt và dẻo dai, chùi không ra, rửa không sạch. Quí vị có mang thùng sơn đó không? Có nhiều người than là cố gắng tu nhưng sao bỏ thói cũ không được, thói cũ là sơn đă dính chùi không ra. Thế th́ ai cũng mang một thùng sơn đen kịt. Nay phải làm sao cho cái thùng thủng đi, sơn chảy hết ra, nhà thiền gọi là đập bể thùng sơn. Muốn cho thùng sơn bể chỉ có tâm chân thật chư Phật của ḿnh nở ra, thùng sơn mới bể. Trái lại nếu tâm chân thật nơi ḿnh không nở th́ thùng sơn không thể nào lủng đáy được. Do đó khi tu chúng ta phải cố gắng thâm nhập được tâm chân thật của chính ḿnh. Tâm ấy c̣n gọi là Tri kiến Phật, nếu được phát triển th́ thùng sơn phiền năo tối tăm sẽ tan nát.

“Đệ tử chúng con kính tưởng thời này, lấy làm khóa lễ buổi trưa.

Tâu bạch rồi, chí tâm qui mạng lễ mười phương ba đời Vô thượng Tam Bảo.”

Khải bạch xong bắt đầu sám hối.

SÁM HỐI TỘI CĂN TAI

            Chí tâm sám hối,

            Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay,

            Bỏ mất bản tâm, không biết chánh đạo.

            Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm,

            Không sám lỗi trước, khó tránh hối sau.

            Những câu này đă giảng trong bài trước.

NGHIỆP CĂN TAI LÀ:

            Ghét nghe chánh pháp, thích lắng lời tà;

            Mê mất gốc chân, đuổi theo ngoại vọng.

“Ghét nghe chánh pháp”: ngồi nghe kinh một chút là muốn ngủ gục và nói: Cứ đem mấy điều luân lư nói hoài chán quá! Trái lại nếu ai ca hát hoặc nói đùa chơi v.v... th́ chú tâm nghe không biết chán, lại c̣n nhớ nữa. Đó là bệnh của tai. Thế nên “mê mất gốc chân, đuổi theo ngoại vọng”. V́ thích lời tà nên quên mất gốc chân. Mê đây là quên cái chân thật của chính ḿnh. Đuổi theo ngoại vọng là đuổi theo những vọng tưởng điên đảo bên ngoài. Chỉ bốn câu đă thấy bệnh chúng ta cũng trầm trọng.

            Sáo đàn inh ỏi, bảo khúc long ngâm;

            Văng vẳng mơ chuông, coi như ếch nhái.

Nghe tiếng sáo tiếng đàn th́ khen ngợi là hay như những khúc long ngâm. Long ngâm là tên một khúc nhạc hay thời cổ Trung Quốc. Theo Trịnh Thuật Tổ truyện trong bộ Bắc Tề Thư th́ Trịnh Thuật giỏi đàn, tự chế ra mười bài long ngâm nên được xem là Tổ về long ngâm, v́ thế người ta gọi là Tổ Thuật. Nói đến long ngâm là nói đến những bản nhạc hay. C̣n nghe chuông nghe mơ th́ cho là inh ỏi giống như nhái ếch kêu chớ không quan tâm. Đó là hai h́nh ảnh mà tai chúng ta hay lầm lẫn.

            Câu ví bài vè, bỗng nhiên để dạ;

            Lời kinh câu kệ, không chút lắng tai.

Bài vè, câu ví là những bài có vẻ chế nhạo kẻ này người kia. Câu ví bài vè nghe qua liền thuộc nhớ, c̣n lời kinh câu kệ nghe th́ buồn, bỏ đi không chút lắng tai.

            Thoảng nghe khen hăo, khấp khởi mong cầu;

            Biết rơ lời lành đâu từng ưng nhận.

Khen hăo tức là khen để được ḷng. Ḿnh không tốt nhưng muốn được ḷng ḿnh th́ người khen đủ điều tốt. Thoảng nghe khen hăo liền thích, khấp khởi mong cầu, chờ xem c̣n khen thêm ǵ nữa. Nếu bị chê th́ không thích nghe. Đó là bệnh của đa số chúng ta. “Biết rơ lời lành đâu từng ưng nhận”, những lời lành người ta khuyên thí dụ chúng ta đang buồn giận một người nào, huynh đệ tới khuyên thôi đừng buồn giận e chướng đạo v.v... th́ không ưng thuận. Chúng ta phải kiểm lại bệnh của ḿnh, nếu có, phải tha thiết sám hối.

            Vài ba bạn rượu, năm bảy khách chơi;

            Tán ngắn bàn dài, châu đầu nghe thích.

Những người uống rượu nói việc say sưa hoặc những kẻ kể chuyện ăn chơi, khen chê v.v... nghe những điều đó ḿnh lại lắng tai, chuyện không nên nghe mà tai cứ thích. Đó là rất dở.

            Hoặc gặp thầy bạn, dạy bảo đinh ninh;

            Những điều hiếu trung che tai bỏ mặc.

Thầy bạn dạy nhắc hết lời khô cổ mà che tai không chú ư.

            Hoặc nghe tiếng xuyến, bỗng nẩy ḷng dâm;

            Nghe nửa câu kinh, liền như tai ngựa.

Trong Luật kể chuyện một Sa-di ở trong pḥng, một cô thiếu nữ đi bên ngoài, tiếng xuyến chạm khua, ông liền động tâm.

“Nghe nửa câu kinh liền như tai ngựa”, nghĩa là nghe nửa câu kinh rồi nghễnh tai không biết ǵ, không chú ư. Thường người ta hay nói đàn khảy tai trâu hay nước xao đầu vịt là nghe mà không dính dáng. Lẽ ra người tu nghe kinh th́ phải lắng tai chăm chú nhưng trái lại nửa câu kinh cũng không chịu nghe, nếu có nghe th́ không lọt vào tai, không dính vào tâm. Đó là để chỉ bệnh xem thường đạo lư chỉ thích những điều tầm thường ở thế gian.

            Những tội như thế, vô lượng vô biên,

            Đầy ắp bụi trần, kể sao cho xiết.

Những tội như vậy nhiều vô lượng vô biên, như bụi đầy cả không gian không sao kể hết.

            Sau khi mạng chung, rơi ba đường ác,

            Hết nghiệp thọ sanh, lại làm người điếc.

Bởi tai tạo tội như thế nên sau khi chết phải đọa ba đường ác: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Khi nghiệp ác trong địa ngục đă hết, c̣n dư báo nên sanh làm người điếc.

            Nếu không sám hối, khó được tiêu trừ,      

            Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối.

Đây là ngài Trần Thái Tông nhắc lại cho chúng ta nhớ những bệnh của ḿnh để chừa sửa, nếu không th́ do thói quen cứ chạy theo điều dở, không biết quí những điều hay, nên phải trầm luân nhiều đời nhiều kiếp. Nay thức tỉnh phải bỏ những điều dở, lắng nghe những điều hay th́ khả dĩ mới tiến được.

CHÍ TÂM KHUYẾN THỈNH

            Khuyến thỉnh mười phương ba đời Phật

            Và chư Bồ-tát Thánh Hiền Tăng.

            Mở rộng tâm từ bi vô lượng,

            Đồng độ chúng sanh lên bờ kia (Bờ giác).

CHÍ TÂM TÙY HỈ

            Nay con theo Phật sanh hoan hỉ,

            Hôm sớm kính thành sám lỗi lầm.  

            Thềm thang thập địa nguyện sớm lên,

            Bồ-đề chân tâm không lui sụt.

CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

            Chúng con hồi tâm về Thánh chúng,

            Chí thành đầu lễ đức Từ Tôn.          

            Nguyện đem công đức đến quần sanh,

            Nương thắng nhân này thành Chánh giác.

            Những bài này đă giảng trong bài trước.

CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN

            Một nguyện nghe tiếng liền ngộ đạo,         

            Hai nguyện nghe khổ sớm tu hành,

            Ba nguyện nghe suốt khắp bốn phương,      

            Bốn nguyện nghe vui vô sanh tột.

            Năm nguyện lời tà tai chẳng dính,

            Sáu nguyện chánh ngữ chóng nghe rành,

            Bảy nguyện tiếng pháp thường gần gũi,

            Tám nguyện trống pháp cần lắng nghe.

            Chín nguyện Quán Âm cùng tay nắm,

            Mười nguyện Khánh Hỷ đồng nổi danh,

            Mười một nguyện nhóm điếc thường phá chướng,

            Mười hai nguyện hai tai hằng suốt thông.

“Một nguyện nghe tiếng liền ngộ đạo”, nghĩa là nguyện nghe một câu, một lời liền ngộ đạo.

“Hai nguyện nghe khổ sớm tu hành” là nghe kể lại cảnh khổ liền thức tỉnh, lo tu hành sớm.

“Ba nguyện nghe suốt khắp bốn phương”, nghĩa là tiếng khắp bốn phương hay mười phương, tai đều nghe suốt không trở ngại.

“Bốn nguyện nghe vui vô sanh tột.” Nghe những điều vui liền tột cùng được lư vô sanh, không phải nghe vui rồi nhiễm theo điều vui.

“Năm nguyện lời tà tai chẳng dính”, tức là nghe lời nói sai, lời vô nghĩa đều không dính mắc.

“Sáu nguyện chánh ngữ chóng nghe rành.” Những lời chân chánh nghe được rơ ràng không nghi ngờ, không khó hiểu.

“Bảy nguyện tiếng pháp thường gần gũi”, nơi nào có giảng kinh thuyết pháp ḿnh thường gần gũi để được nghe.

“Tám nguyện trống pháp cần lắng nghe”, thường lắng nghe trống pháp cho được thâm nhập.

“Chín nguyện Quán Âm cùng tay nắm”, nguyện nắm tay Bồ-tát Quán Thế Âm tức là nguyện làm bạn đồng tu hành với Bồ-tát Quán Thế Âm. Bồ-tát Quán Thế Âm tu pháp phản văn văn tự tánh, nên nguyện ḿnh cũng được như Ngài.

“Mười nguyện Khánh Hỷ đồng nổi danh.” Khánh Hỷ là tên ngài A-nan, khi Ngài sanh ra trong triều đ́nh được tin Phật thành đạo dưới cội bồ-đề, cả vua quan đều vui mừng nên đặt tên Ngài là Khánh Hỷ. Ngài Khánh Hỷ nổi danh đa văn đệ nhất. Như vậy trên nguyện học được hạnh phản văn tự tánh của Bồ-tát Quán Thế Âm, dưới nguyện đồng với ngài A-nan được nổi danh đa văn đệ nhất.

“Mười một nguyện nhóm điếc thường phá chướng”, phá hết chướng là hết ngăn che, nguyện cho tất cả người điếc đều nghe được thông suốt.

“Mười hai nguyện hai tai hằng suốt thông”, nguyện cho hai tai ḿnh được suốt thông luôn luôn không trở ngại. 

?

 


[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12]

[p13d1][p13-d2-c1][p13-d2-c2][p13-d2-c3][p14][p15][p16][p17][p18-d1][p18-d2-c1][p18-d2-c2][p18-d2-c3][p19]

[Trang chu] [Kinh sach]