[Trang chu] [Kinh sach]

KHÓA HƯ LỤC

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12]

[p13d1][p13-d2-c1][p13-d2-c2][p13-d2-c3][p14][p15][p16][p17][p18-d1][p18-d2-c1][p18-d2-c2][p18-d2-c3][p19]


Tựa

KINH KIM CANG TAM-MUỘI

 

Dịch

Trẫm nghe bản tánh lắng mầu, chân tâm trong lặng, tṛn khuyết đều dứt, chẳng phải tánh trí hay t́m được mối manh; tan hợp trọn quên, tai mắt đâu thể dự vào vang bóng; có không chung lại, đạo tục san bằng; sừng sững riêng c̣n, siêu nhiên không ǵ ngoài. Đây là trọng yếu tánh Kim Cang vậy.

Bởi chúng sanh đă lâu, huân nhiễm nghiệp tập khắn chặt, tuy có thần thức mà bị sóng gió tri kiến lay động, kẻ buông lung hạnh nhớp, che đậy chẳng phải không; người xoay tuệ quang soi sáng rất ít. Bèn khiến bốn phương đổi chỗ, mơ màng hướng về; lối tẽ đă sai, đường chánh thành nhiều ngơ. Bản giác thủy giác đâu rành, chân tâm vọng tâm khó phân biệt. Vàng ṛng lẫn trong chất quặng, trăng sáng cùng bụi mù hiện chung. Cố hương, lầm về chốn nào? Diện mục, quên mất bản lai. Trên đường Niết-bàn rất khó tiến lên, hang ổ sanh tử chui vào có lúc. Cho nên thầy ta bậc Năng Nhân chỉ “vô sanh từ nhẫn”; v́ thương các khổ đắm ch́m nên ôm ấp “tứ hoằng thệ nguyện”; nhọc nhằn da diết “tam tư”. Pháp thân lắng lặng, Báo thân hiện ra, điềm lành hiện rơ ở triều Chu. Chánh pháp đi, Tượng pháp lại, nơi điện Hán mộng thấy người vàng. Ngài Ca-diếp Ma-đằng, Trúc Pháp Lan chở kinh vào, Tây Trúc (Ấn Độ) Chấn Đán (Trung Hoa) mới thông. Kinh chữ Phạn dịch ra văn Trung Hoa sáng tỏ, đổi lá bối viết vào giấy lụa. Biển giáo phô bày mọi trân bảo, nghĩa trời hiện rực các v́ sao. Hoặc muốn tăng thêm nơi chưa ổn, hoặc mong bổ túc chỗ c̣n sót, nối gót theo lối Y Ngô, tiến chân trên đường Lưu sa. Vượt biển không xa, quyết chí về Trung Quốc. Từ đời Hán bắt đầu, đến nay mở rộng. Nào là: Thiên, Viên, Bán, Măn không thiếu ở ḥm châu. Nào là: Đốn, Tiệm, Thật, Quyền dẫy đầy trong rương báu.

Kinh “Kim Cang Tam-muội”, há chẳng phải là loại viên măn đốn thật hay sao? Nếu chẳng vậy, sao dùng pháp yếu “vô sanh”, tŕnh thần thông làm phương tiện. Đại sĩ (Bồ-tát) hỏi nhân xuất thế. Tôn giả (Phật) gieo quả cứu kính. Muốn dẹp trừ có trụ có diệt, trước nên vô tướng vô sanh. Thấy sanh niệm nơi vọng niệm là mờ, khởi thủy giác nơi bản giác là lợi. Chuyển các t́nh thức vào thức Am-ma-la. Quên đầu không đoái thân ḿnh, duỗi tay dắt về nơi thật tế. Nếu chấp ngoại trần duyên hợp là có, liền bàn chân tánh vốn không và tam tướng không quan hệ, tứ thiền làm ǵ có? Ḥa các vị thành vô thượng vị, đùa các ḍng thành ḍng sông bất nhị. Xoay chuyển vọng tâm biến kế, tiếp nhập thức Như Lai Tàng, bao gồm hiển bày một tâm. Người nhân chấp mà mê, như Man, Thục giữ nhau. Người tùy sai mà ngộ, như Lỗ, Tề một lần đổi.

Trẫm xét đức làm chủ cả nước, chăn dắt muôn dân, mỗi khi nghĩ đến gian nan, quên mất sớm tối. Việc tuy hằng vạn, trộm lúc rảnh rang, chăm việc tiếc giờ, học càng tăng tiến. Chữ nghĩa c̣n ngại chưa rành, đêm đến canh khuya mà vẫn c̣n chăm học. Đă đọc sách Khổng Tử, lại xem kinh nhà Phật. Kinh này một phen xem, trăm thứ cảm hứng nảy sanh, t́m ṭi chỗ thâm áo, ba nhẩm chín suy. Gặm nhấm nghĩa vị, thu thập văn hoa, muốn rơ lời Phật, để giúp ích phần nào cho kẻ hậu học. Lạm đem cái thấy biết cạn hẹp, hầu mở mang cho đàn vượn ngốc. Do đó, diễn tả ḷng ḿnh, tự làm chú giải. T́m áo nghĩa nơi Long cung, ḍ lời mầu nơi Thứu lănh, nhỏ từng giọt nước trong nguồn Chánh giác, bồi từng hạt bụi trên đường Chân như. Phát huy u chỉ, mở sáng chân tông, khiến người vừa mở xem, liền thấy nghĩa rơ ràng. Phá giậu phên cố chấp của bọn tà, làm thầy nhóm nghĩa đồ nghi thức. Vọng kiến mênh mang, dần biết hướng chầu phương bắc, đường mê chi chít, tạm biết lối chánh về nam. Để làm chỗ nương cho học giả, mới thấy ḷng Trẫm không keo sẻn. Cho nên làm lời tựa.

Giảng

Sau khi đọc và giải thích xong quyển kinh Kim Cang Tam-muội, ngài Trần Thái Tông có làm bài tựa gọi là “Tựa kinh Kim Cang Tam-muội”. Rất tiếc quyển kinh Ngài giảng đă mất, chỉ c̣n lại bài tựa chúng ta học hôm nay. Đọc bài tựa này chúng ta biết tổng quát quyển kinh Kim Cang và biết được tâm niệm của Ngài đối với người hậu học.

“Trẫm nghe bản tánh lắng mầu, chân tâm trong lặng, tṛn khuyết đều dứt, chẳng phải tánh trí hay t́m được mối manh; tan hợp trọn quên, tai mắt đâu thể dự vào vang bóng; có không chung lại, đạo tục san bằng; sừng sững riêng c̣n, siêu nhiên không ǵ ngoài. Đây là trọng yếu tánh Kim Cang vậy.”

Trước tiên Ngài giải thích thế nào là tánh Kim Cang.

“Bản tánh lắng mầu, chân tâm trong lặng.” Bản tánh yên tịnh mà nhiệm mầu, chân tâm trong trẻo, lặng lẽ không dấy động.

“Tṛn khuyết đều dứt, chẳng phải tánh trí hay t́m được mối manh.” Hai bên tṛn và khuyết đều không c̣n, không thể dùng trí suy gẫm hiểu biết để t́m ra manh mối của chân tâm. V́ bản tánh chân tâm ĺa đối đăi, nên dù dùng trí t́m hiểu cũng không thể được.

“Tan hợp trọn quên, tai mắt đâu thể dự vào vang bóng.” Tan và hợp đều quên, hai đối đăi đều dứt, dùng mắt dùng tai để thấy nghe vẫn không thể được. Dù cố lắng tai nghe hay chú mắt nh́n, chúng ta không bao giờ nghe được vang, thấy được bóng của chân tâm bản tánh.

“Có không chung lại, đạo tục san bằng.” Có không đều hợp nhất, có không riêng ngoài không, không cũng không ngoài có. “Đạo tục san bằng”, đạo là người xuất gia, tục là người tại gia, hai bên đều b́nh đẳng, người xuất gia có bản tánh chân tâm, người cư sĩ cũng có chân tâm bản tánh. Chân tâm ĺa đối đăi không mắc kẹt hai bên, không thể nói người xuất gia mới có chân tâm, người tại gia vô phần. Ai ai cũng b́nh đẳng như nhau.

“Sừng sững riêng c̣n, siêu nhiên không ǵ ngoài.” Sừng sững riêng c̣n là chỉ bản thể rơ ràng sừng sững, trùm khắp, vượt hơn tất cả, không có cái ǵ thoát ngoài nó được.

“Đây là trọng yếu tánh Kim Cang vậy.” Tánh Kim Cang quan trọng là như vậy. Tánh Kim Cang là chỉ bản tánh chân tâm của con người. Tại sao?  V́ Kim Cang là chất cứng nhất đối với tất cả những loài khoáng sản, nó phá được tất cả chất cứng khác mà không chất nào phá được nó. Cũng vậy, tất cả sự vật mắt thấy tai nghe đều là tướng đối đăi sanh diệt nên là tạm bợ giả dối. C̣n bản tánh chân tâm không phải là tướng sanh diệt nên dụ như Kim Cang. Bản tánh chân tâm là từ chuyên môn để chỉ tánh thấy nghe hiểu biết của chúng ta. Tánh này không bị vô thường sanh diệt mà nó bao trùm tất cả cái vô thường sanh diệt, cho nên dùng từ “sừng sững riêng c̣n, siêu nhiên không ǵ ngoài”.

Bản tánh Kim Cang ai ai cũng có, nhưng nếu có người đặt câu hỏi: Tánh Kim Cang của tôi ở đâu? Có ai chỉ được không? Nghe lời Phật Tổ dạy chúng ta tin ḿnh có tánh Kim Cang, nhưng không biết nó ở đâu. Vậy tánh Kim Cang có hay không? Đây là một câu hỏi để chúng ta suy gẫm, rồi một lúc nào bỗng nhiên chúng ta biết ḿnh có thật, không c̣n nghi ngờ nữa.

“Bởi chúng sanh đă lâu huân nhiễm nghiệp tập khắn chặt, tuy có thần thức mà bị sóng gió tri kiến lay động, kẻ buông lung hạnh nhớp, che đậy chẳng phải không; người xoay tuệ quang soi sáng rất ít.” Ai cũng có chân tâm thanh tịnh, nhưng do nghiệp tập huân vào làm cho nhơ nhớp, khắn chặt nơi ḿnh. Huân nhiễm là chữ Hán, huân là xông ướp, nhiễm là nhuốm nhơ. Thí dụ như chúng ta có cái khăn tay trắng mới chưa có nhiễm dơ. Muốn khăn có mùi thơm hoa lài, chúng ta lấy hoa lài ủ vào, một lát sau khăn có mùi thơm hoa lài đó gọi là ướp. Muốn có mùi thơm hương trầm, chúng ta đốt gỗ trầm và xông khói cái khăn, một chốc sau, khăn có mùi hương trầm đó gọi là xông. Vậy khăn không tự có mùi thơm hương trầm hay hoa lài mà phải nhờ xông ướp. Như thế từ không, xông ướp măi thành có, mùi thơm tuy có mà không thấy, tuy không thấy mà vẫn dính. Chúng ta cũng như vậy, ai cũng có chân tâm thanh tịnh, thanh tịnh th́ đâu có nhiễm ô, nhưng v́ xông ướp những tập nghiệp thế gian, lâu ngày trở thành nhơ nhớp. Những tập nghiệp đó là ǵ? Thí dụ như chúng ta quen ai làm việc ǵ vừa ư th́ vui, không như ư th́ giận. Chân tâm vốn thanh tịnh, không có nóng giận, nhưng v́ thói quen muốn hơn thiên hạ, muốn được tiếng khen, nên bị chê th́ nổi giận liền. Đó là do mới huân tập, chớ không phải chân tâm sẵn có. Từ khi lọt ḷng mẹ đến nay, nếu không có ai khen chê th́ sau này khi nghe chê chúng ta có giận không? Hẳn là không. Sở dĩ có giận v́ chúng ta quen được khen, nên bị chê là nổi tức ngay, đó gọi là huân tập, là xông ướp thói quen. Lời khen có khi thật, có khi khen cho vừa ḷng, nếu nghe khen là vui, quen được như vậy, đó là ngầm chấp cái ngă của ḿnh là tốt là hay. Vui mừng hay nổi giận vốn không có trong chân tâm thanh tịnh mà do xông ướp những thói quen của thế gian biến thành nghiệp cứng chắc nơi ḿnh.

“Tuy có thần thức mà bị sóng gió tri kiến lay động.” Chữ thức ở đây không phải là vọng thức mà chỉ cho thức thứ chín, gọi là thức Am-ma-la theo tiếng Phạn. Chúng ta có sẵn thức thanh tịnh nhưng bị sóng gió tri kiến làm cho lay động. Đây không phải tri kiến Phật mà là tri kiến chúng sanh. Sóng gió tri kiến là do thấy nghe hiểu biết đuổi theo sáu trần, làm cho biển thức thanh tịnh bị xao động nổi sóng.

“Kẻ buông lung hạnh nhớp, che đậy chẳng phải không.” Khi đuổi theo sáu trần chúng ta buông lung hạnh nhớp, tức là buông theo những niệm tham sân si, làm che đậy tâm thức trong sạch sáng suốt nơi ḿnh.

Đoạn này ngài Trần Thái Tông muốn nói: Mọi người ai cũng có chân tâm thanh tịnh, nhưng v́ đuổi theo sáu trần nên dao động, tạo những hạnh nhớp nhơ che đậy bản tánh trong sạch, sáng suốt. Số người này rất nhiều.

“Người xoay tuệ quang soi sáng rất ít.” C̣n người biết xoay trí tuệ sáng suốt soi chiếu lại bản tánh chân tâm, không để bụi nhơ phủ kín, số người này quá ít. Như vậy mỗi ngày chúng ta chạy theo sắc, thanh, hương, vị... độ bao nhiêu giờ, c̣n được bao nhiêu phút ngồi để xoay lại t́m cái chân thật nơi ḿnh. Ở Thiền viện mỗi ngày chắc chắn chúng ta được sáu tiếng đồng hồ ngồi xoay lại nhưng vẫn bị thiệt tḥi, v́ ma ngủ che mắt ít ra cũng mất hai tiếng, chỉ c̣n bốn tiếng cho người biết xoay lại, thật là quá ít! C̣n thời gian thả trôi ra ngoài lại quá nhiều, khi tỉnh khi mê, lúc quên lúc nhớ, không hoàn toàn sáng suốt. Khi mê lầm chạy theo bên ngoài th́ thế nào?

“Bèn khiến bốn phương đổi chỗ, mơ màng hướng về; lối tẽ đă sai, đường chánh thành nhiều ngơ.” Nếu chúng ta buông lung hạnh nhớp th́ bản tánh bị che mờ, tâm thể bị khuất lấp, “bèn khiến bốn phương đổi chỗ”, tức là không biết nhận định đâu chánh đâu tà, đâu chân đâu ngụy. Cho nên “mơ màng hướng về”, đối với đường trở về bản tánh, chúng ta mơ màng không biết.

“Bốn phương đổi chỗ”, trong kinh Lăng Nghiêm có nói rất rơ. Thí dụ như cái bàn có bốn góc, mỗi góc ở một phương: phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc. Như hiện giờ tôi đang ngồi giữa, tôi nói: Đây là đông, đây là tây, kia nam, kia bắc. Giả sử tôi đổi chỗ ngồi sang một bên phía đông th́ góc bàn phía đông đối với tôi biến thành phía tây. Nếu tôi đổi qua ngồi phía trên th́ góc bắc biến thành nam mất rồi. Thế nên nói bốn phương đổi chỗ v́ khi ḿnh dời vị trí, bốn hướng cũng đổi theo, không có cố định. “Bèn khiến bốn phương đổi chỗ” tức là không t́m ra được hướng cố định nữa, nên đường về sẽ mơ màng không nắm vững.

“Lối tẽ đă sai, đường chánh thành nhiều ngơ.” Đă đi lầm trong lối tẽ, chúng ta không c̣n nhận ra đường chánh. Đi trong đường tẽ mà tưởng lầm là đường cái th́ không bao giờ t́m ra đường cái được.

“Bản giác thủy giác đâu rành, chân tâm vọng tâm khó phân biệt.” Bản giác là chỉ cho tánh giác sẵn có nơi mọi người, c̣n thủy giác là chỉ cho tánh giác mới ngộ thấy sau này. Như vậy thủy giác là cái mới nhận, bản giác là cái sẵn có. Trong nhà Thiền hay đặt câu hỏi: Ai xúi giục các ông đi tu? Cha mẹ không xúi giục, anh chị em cũng không,  vậy ai xúi giục ḿnh đi tu? Chính là bản giác. V́ động cơ bên trong là bản giác nên nó mới thúc đẩy ḿnh đi t́m cái giác. Vậy nếu ai có hỏi: tại sao Thầy đi tu, th́ trả lời: Tại bản giác của tôi thúc đẩy tôi đi tu. Đó là một sự thật mà ít người biết được. Cũng như nhân đói bụng ḿnh mới đi t́m cơm cháo, ai xúi giục? Bao tử đói là động cơ bên trong, nó mới xúi ḿnh được. Có nhu cầu nơi ḿnh cho nên ḿnh mới t́m kiếm cái đó. Cũng như vậy, bản giác thúc đẩy ḿnh đi t́m cái giác, nó ngầm sâu bên trong, chúng ta không thấy. Đến khi học đạo rồi thỉnh thoảng chúng ta thức tỉnh, giác ngộ được chân lư sẵn có nơi ḿnh. Nhận ra sau gọi là thủy giác, tức là cái giác sau.

Tôi giải thích xa hơn một chút: Trên chánh điện Thiền viện Trúc Lâm, ở giữa thờ đức Phật Thích-ca, hai bên là tượng Bồ-tát Văn-thù và Phổ Hiền. Thường ở các chùa th́ tượng ngài Văn-thù cỡi sư tử, cầm kiếm, c̣n ngài Phổ Hiền cỡi voi, cầm hoa sen. Nhưng ở Thiền viện đây có hơi khác, hai vị Bồ-tát là hai biểu trưng: Bồ-tát Văn-thù biểu trưng cho trí tuệ bản giác hay Căn bản trí. Ngài cầm một vật giống như ống loa và cầm cây gơ, tiếng nó vang lên, ḿnh lắng tai nghe, đây là tượng trưng cho bản giác hay Căn bản trí có sẵn nơi mỗi người. C̣n Bồ-tát Phổ Hiền tay cầm quyển sách xem là huân tập những hiểu biết hiện tại, Ngài tượng trưng cho thủy giác hay là Sai biệt trí. Căn bản trí hay bản giác là gốc giác ngầm sẵn có bên trong, nó thúc đẩy ḿnh đi t́m cái giác. Sai biệt trí hay thủy giác có công dụng giáo hóa chúng sanh. Hiểu như vậy mới biết mỗi vị Bồ-tát có chỗ tượng trưng khác nhau.

Nơi các chùa khác, h́nh ảnh hai Ngài tượng trưng cho trí tuệ và hạnh nguyện. Bồ-tát Văn-thù cỡi sư tử, cầm kiếm là tượng trưng trí tuệ cắt đứt tất cả dây triền phược. Bồ-tát Phổ Hiền cỡi voi, cầm hoa sen là tượng trưng cho hạnh nguyện giáo hóa chúng sanh. Nếu có trí tuệ mà không hạnh nguyện để đem ứng dụng, đó là trí tuệ suông, không có lợi ích cho ai. Thế nên phải có hạnh nguyện mới làm được những điều lợi lạc, tức là phải lăn vào trong cơi đời ô trược để cứu độ chúng sanh. Hiểu như vậy chúng ta mới rơ ư nghĩa tượng trưng của mỗi h́nh tượng Bồ-tát.

“Chân tâm vọng tâm khó phân biệt.” Như hiện giờ chúng ta nói chân tâm, vọng tâm, nhưng không biết cái nào là chân, cái nào là vọng. Khi chúng ta dấy niệm suy nghĩ, đó là vọng tưởng, vọng tâm.  C̣n biết rơ ràng không mờ mịt, biết một cách sáng suốt mà không niệm khởi, đó là chân tâm.

“Vàng ṛng lẫn trong chất quặng, trăng sáng cùng bụi mù hiện chung.” Đây rất khó giản trạch. Khi vàng ṛng ở trong quặng, trong mỏ, khó phân biệt cái nào là vàng, cái nào là cặn bă, cũng như “trăng sáng cùng bụi mù hiện chung”. Khi trăng sáng, ánh sáng rọi khắp bầu trời, khắp cả hư không, lúc đó có những hạt bụi lẫn trong hư không th́ ánh trăng rọi chung với bụi, thật khó phân biệt cái nào là bụi, cái nào là ánh sáng mặt trăng. Nhưng ánh sáng và bụi khác nhau, ánh sáng sáng mà không động, bụi th́ lay động lăng xăng. Trong kinh Lăng Nghiêm có một ví dụ: Ban ngày mặt trời lên, ánh nắng rọi qua cửa sổ, nh́n theo làn ánh sáng, chúng ta thấy rất nhiều hạt bụi lăng xăng bay qua lại. Ánh sáng sáng mà không động, bụi th́ lay động, nhưng bụi và ánh sáng không thể tách rời nhau được, chính chỗ này là chỗ thiết yếu của sự tu. Bụi động mà không ngoài ánh sáng, vọng tưởng là động mà không ngoài chân tâm. Chân tâm không động mà hằng tri hằng giác, giống như ánh sáng mặt trời, sáng mà không động, c̣n bụi ở trong ánh sáng đó th́ lay động, dời đổi chỗ luôn. Vậy chúng ta tu phải khéo giản trạch, nếu ngồi để t́m chân tâm là bệnh, thật ra chân tâm không cần t́m, t́m chân tâm hay cầu giác ngộ đều là bệnh. Không t́m cầu, chỉ nh́n ánh sáng có bụi, th́ biết bụi, biết ánh sáng. Ánh sáng không phải là bụi, bụi không phải là ánh sáng, biết rơ như vậy th́ không quên ánh sáng. V́ thế tôi chỉ đơn giản nói: “biết vọng không theo” là đủ. Không theo vọng th́ chân hiện, không phải t́m đâu xa. Thế mà có nhiều người không biết, ngồi lại t́m cho ra cái chân, càng t́m càng mất, càng t́m càng xa, tại sao? V́ nó là hiện hữu, lại đi t́m nó, thành ra mất cái hiện hữu, chỗ này phải rất tinh tế mới nhận ra được.

“Cố hương, lầm về chốn nào? Diện mục, quên mất bản lai.” Không nhận ra chân tâm, cũng không biết vọng tâm, chân vọng không phân, như thế là chúng ta đă lẫn lộn bụi và ánh sáng, đất quặng và vàng ṛng, không biết đâu là thật đâu là giả. Khi đă lầm rồi th́ chúng ta quên mất cố hương, cho nên nói “cố hương, lầm về chốn nào”. Muốn về cố hương nhưng không biết nơi đâu. Chúng ta cứ nghĩ ḿnh xa quê hương trăm ngàn dặm, nên bây giờ t́m về nơi đó. Thật ra cố hương là nơi không nơi, không nơi không chốn, nhưng lại là chỗ muôn đời của ḿnh. Hiện nay do hoặc nghiệp tạo ra thân cảnh, chúng ta đuổi theo, đây là chỗ tạm, không phải cố hương, chúng ta chỉ là khách tạm, vậy cố hương ở đâu? Nếu chúng ta không phân biệt được chân vọng, không thấy rơ bản giác, thủy giác, th́ chúng ta đă quên cố hương, không biết đâu mà t́m.

“Diện mục, quên mất bản lai.” Mặt thật xưa nay của ḿnh cũng quên mất. Đă quên cố hương th́ quên mất cả mặt thật xưa nay. Mặt chúng ta hiện nay vài mươi năm sau th́ hoại mất không c̣n, cho nên nó không thật. Mặt thật xưa nay mới là chân diện mục mà ḿnh đă quên mất, chỉ sống với cái tạm bợ thôi.

“Trên đường Niết-bàn rất khó tiến lên, hang ổ sanh tử chui vào có lúc.” Bởi quên mất cố hương, quên mất bản lai diện mục, nên con đường Niết-bàn muốn tiến lên, làm sao tiến được? V́ không tiến được nên đang chui vào hang ổ của sanh tử, chúng ta quả thật là những kẻ ngu si.

“Cho nên Thầy ta bậc Năng Nhân chỉ ‘vô sanh từ nhẫn’.” Ngài Trần Thái Tông nói Thầy ta là chỉ đức Phật, là bậc Năng Nhân, tức là có khả năng làm cho mọi người hết khổ được an vui (Nhân là nhân từ, cứu người hết khổ). V́ thế nên Ngài chỉ ra pháp “vô sanh từ nhẫn”, tức là ḷng từ an nhẫn chỗ vô sanh. Vô sanh là chủ yếu của kinh Kim Cang Tam-muội.

“V́ thương các khổ đắm ch́m nên ôm ấp ‘tứ hoằng thệ nguyện’; nhọc nhằn da diết ‘tam tư’.” Đức Phật thương xót chúng sanh đang chịu đau khổ ch́m đắm trong sanh tử, nên Ngài mới ôm ấp “tứ hoằng thệ nguyện”:

            Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,

            Phiền năo vô tận thệ nguyện đoạn,

            Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,

            Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

V́ thương chúng sanh ch́m đắm trong biển khổ nên đức Phật ôm ấp ḷng từ bi nguyện độ tất cả chúng hàm linh.

“Nhọc nhằn da diết tam tư” {Tam tư: Phàm khi sắp phát khởi hai nghiệp thân và ngữ (lời nói), cần phải có tam tư (ba điều suy nghĩ).}, ḷng Ngài luôn luôn nhọc nhằn da diết trong việc độ sanh.

1. Thẩm lự tư: tức là trước khi muốn nói cần phải suy nghĩ cho cặn kẽ.

2. Quyết định tư: tức là trước khi hành động phải có suy nghĩ quyết định (dứt khoát).

3. Động phát thắng tư: tức là khi thân và ngữ (lời) hành động th́ cần phải suy nghĩ xem việc nào thiện ác, việc nào tốt nhất để làm.

Trong đây, hai cái tư đầu thuộc về ư nghiệp. Cái tư thứ ba (động phát thắng tư) là thuộc về hai nghiệp thân và ngữ.

“Pháp thân lắng lặng, Báo thân hiện ra, điềm lành hiện rơ ở triều Chu. Chánh pháp đi, Tượng pháp lại, nơi điện Hán mộng thấy người vàng.”

“Pháp thân lắng lặng” là nói về pháp thân thanh tịnh, tịch tĩnh không dấy động. “Báo thân hiện ra” nghĩa là báo thân từ pháp thân mà hiện, do phúc báo hiện ra h́nh tướng. “Cho nên điềm lành hiện rơ ở triều Chu”, thể pháp thân bất sanh bất diệt lắng lặng không h́nh tướng, nhưng v́ bi nguyện, nên mới dùng báo thân hiện ra đời để cứu độ quần sanh. Chữ “triều Chu” là chỉ đời nhà Chu. Theo Thánh kư ở Trung Hoa, đức Phật sanh ra năm thứ hai mươi sáu đời Chu Chiêu Vương, tức là năm 1127 trước Công Nguyên. Pháp thân lắng lặng, báo thân tùy duyên ứng hiện ra đời, v́ thế đức Phật mới sanh ra ở Ấn Độ, nhằm triều nhà Chu bên Trung Hoa.

“Chánh pháp đi, Tượng pháp lại, nơi điện Hán mộng thấy người vàng.” Thời chánh pháp là năm trăm năm đầu lúc đức Phật c̣n tại thế. Thời tượng pháp là năm trăm năm kế tiếp sau. Trong thời sau này vua Hán Minh Đế, niên hiệu Vĩnh B́nh thứ bảy, năm sáu mươi bốn trước Công Nguyên, một đêm nằm mộng thấy có người vàng, trên đầu tỏa ánh hào quang. Nhà vua mới hội quần thần lại, hỏi người đó là ai? Có người biết nói đó là h́nh ảnh đức Phật bên Ấn Độ, nhà vua mới cho người sang Tây Trúc thỉnh kinh, và rước chư Tăng về.

“Ngài Ca-diếp Ma-đằng, Trúc Pháp Lan chở kinh vào, Tây Trúc (Ấn Độ) Chấn Đán (Trung Hoa) mới thông.” Hai vị Tăng Ấn Độ theo lời mời của vua Hán Minh Đế chở kinh về Trung Hoa. Từ đó Ấn Độ với Trung Hoa mới thông, Trung Hoa mới hiểu những kinh điển của Phật.

“Kinh chữ Phạn dịch ra văn Trung Hoa sáng tỏ, đổi lá bối viết vào giấy lụa.” Ở Ấn Độ ghi kinh trên lá bối, từng miếng xâu lại thành một thiên, gồm một ngàn miếng, nên từ thường dùng là bối diệp, tức là kinh lá bối. Kinh từ chữ Phạn dịch sang văn Trung Hoa rất sáng tỏ, ghi kinh không dùng lá bối nữa mà viết vào lụa  trắng.

“Biển giáo phô bày mọi trân bảo, nghĩa trời hiện rực các v́ sao.” Biển giáo tức là giáo lư Phật rộng như biển cả, trong ấy toàn là những lời vàng ngọc quí báu. “Nghĩa trời hiện rực các v́ sao”, nghĩa của kinh mênh mông như trời cao biển rộng, trong kinh có những điểm sáng suốt rất là cao quí.

“Hoặc muốn tăng thêm nơi chưa ổn, hoặc mong bổ túc chỗ c̣n sót, nối gót theo lối Y Ngô, tiến chân trên đường Lưu sa.” Ngài Trần Thái Tông khi đọc kinh Phật thấy một hai chỗ chưa ổn, Ngài muốn làm cho dễ hiểu hơn, hoặc thấy những chỗ c̣n thiếu sót, Ngài muốn bổ túc cho được đầy đủ. Đó là “nối gót theo lối Y Ngô”, tức là bắt chước  đi theo con đường buôn bán tơ lụa để qua Ấn Độ. Các vị Tăng khi xưa cũng theo đường đó từ Ấn Độ sang Trung Hoa. Đường Y Ngô thuộc vùng đất của Hung Nô ngày xưa, nhà Đông Hán chiếm lấy làm đường sang Tây Vức, nay thuộc huyện Cáp Mật tỉnh Tân Cương. Đây là vùng sa mạc nên cũng gọi là Lưu sa, lưu là di chuyển, sa là sa mạc, tức là đường lưu chuyển qua vùng sa mạc. Như vậy ư ngài Trần Thái Tông muốn nói khi đọc kinh Phật Ngài hiểu được những điều cao siêu quí báu, Ngài muốn nối gót theo những vị truyền giáo ngày xưa từ Ấn Độ sang Trung Hoa, nên Ngài cố gắng t́m cách để bổ túc thêm những chỗ c̣n thiếu sót.

“Vượt biển không xa, quyết chí về Trung Quốc.” Các vị truyền giáo khi trước hay Tổ Bồ-đề-đạt-ma sau này cũng đều đi đường biển sang Trung Hoa.

“Từ đời Hán bắt đầu, đến nay mở rộng.” Khởi sự từ đời Hán Minh Đế đến nay, sự truyền bá Phật pháp càng ngày càng mở rộng.

“Nào là: Thiên, Viên, Bán, Măn không thiếu ở ḥm châu.” Chữ thiên là chỉ cho thiên lệch, nằm một bên, viên là tṛn đủ, bán là phân nửa, măn là đầy khắp. Trong những bài kinh, tùy duyên người hỏi, đức Phật trả lời. Người căn cơ cao Ngài dạy pháp cao, người căn cơ thấp Ngài dạy thấp. Đối với người ngoại đạo, Ngài dùng luận ngoại đạo để chuyển họ trở về chánh pháp. Bởi thế Phật nói pháp không có nhất luật giống nhau, có khi chỉ nói phân nửa hay một phần chân lư. C̣n những bài kinh gọi là “Vô vấn tự thuyết”, nghĩa là không ai hỏi mà tự ḷng Phật muốn dạy, đó mới thật là kinh gốc. Tùy hỏi mà đáp, cao thấp khác nhau, nên trong kinh Phật có những bài kinh chưa viên măn. Thí dụ như trong kinh Thi-ca-la-việt hay là “Lễ Bái Lục Phương”, ông Thi-ca-la-việt sáng nào cũng ra trước nhà lạy sáu phương. Một hôm ông đang lạy, Phật đi tới hỏi: Ông lạy cái ǵ? Ông đáp: Tôi cũng không biết nữa, cha tôi khi trước dạy sáng nào cũng phải lạy sáu phương, tôi cứ y lời cha dạy mà làm. Nhân đó đức Phật mới dạy ư nghĩa lễ bái lục phương, lạy phương đông là ư nghĩa ǵ, phương tây ư nghĩa ǵ v.v... Từ ư của ngoại đạo Ngài chuyển về đạo lư chân thật, nhưng chưa phải hoàn toàn, chỉ có một phần thôi nên gọi là thiên hay bán. Song tất cả pháp Phật dạy đều chứa đựng những của báu, cho nên nói “không thiếu ở ḥm châu”, nghĩa là rương chứa đầy châu báu.

“Nào là: Đốn, Tiệm, Thật, Quyền dẫy đầy trong rương báu.” Đốn là đốn ngộ. Tiệm là tiệm tu, là pháp tu từ từ. Thật là chỉ ngay cái chân thật. Quyền là dùng phương tiện để hướng dẫn người đi. V́ thế giáo lư của đức Phật, đốn tiệm thật quyền tuy có khác, nhưng đều là của báu, nên tất cả đầy dẫy trong rương báu không có thiếu. Tóm lại ngài Trần Thái Tông tán thán kinh điển Phật dạy, Ngài thấy kinh Phật là rất cao quí, mênh mông rực rỡ như những ḥn ngọc quí, những của báu vô giá. Dù trong kinh có chia ra thứ bậc sai biệt, nhưng đều là của báu chớ không phải thường.

Sau đây Ngài nói thẳng về kinh Kim Cang.

“Kinh Kim Cang Tam-muội há chẳng phải là loại viên măn đốn thật hay sao?” Ngài đặt câu hỏi mà chính là đă trả lời. Phần trên có nói kinh điển Phật chia ra thiên, viên, bán, măn hay đốn, tiệm, thật, quyền. Nhưng xét lại riêng quyển Kim Cang Tam-muội này không phải là viên, măn, đốn, thật hay sao? Quả thật vậy, kinh Kim Cang Tam-muội là viên giáo, măn giáo, đốn giáo, thật giáo.

“Nếu chẳng vậy, sao dùng pháp yếu ‘vô sanh’, tŕnh thần thông làm phương tiện.” Nếu không phải là viên măn đốn thật th́ làm sao trong kinh này lại lấy pháp yếu “vô sanh” làm chủ? C̣n những thần thông chỉ là phương tiện. Đoạn sau tôi sẽ dẫn trong kinh để chỉ pháp yếu vô sanh là ǵ.

“Đại sĩ (Bồ-tát) hỏi nhân xuất thế. Tôn giả (Phật) gieo quả cứu kính.” Trong các kinh thường gọi đức Phật là Thế Tôn, trong kinh Kim Cang Tam-muội thưa là Tôn giả. Bồ-tát hỏi về nhân xuất thế, đức Phật chỉ cho quả cứu kính, tức là quả vị cùng tột.

“Muốn dẹp trừ có trụ có diệt, trước nên vô tướng vô sanh.” Thấy được vô tướng vô sanh là trừ được sanh trụ dị diệt. Thí dụ như hiện giờ cái bàn ở đây đang c̣n gọi là trụ, ngày mai nó cũ mục gọi là dị, sau này nó hoại đi gọi là diệt. Nếu thấy cái bàn là thật th́ có đúng bản chất trụ diệt của nó không? Cho cái bàn là thật là chúng ta lầm, v́ không đúng với bản chất của nó. Nguyên thể cái bàn là tướng thành trụ hoại không, phàm có tướng là phải hoại, phải không. C̣n ở chung quanh chúng ta có cái ǵ không hoại, không không chăng? Thí dụ như hư không trong cái nhà này có hoại chăng? Nếu cái bàn là có, th́ chỗ không này gọi là ǵ? Là hư không. Như vậy đây là có cái bàn, đây là có hư không. Nhưng cái bàn này có tướng, nên bị hoại diệt, hư không này không tướng, ai hoại diệt được nó? Chúng ta phải nhớ cái không đây là không có tướng, chớ không phải là không ngơ. Thường chúng ta hay phân biệt theo con mắt, vật ǵ có tướng gọi là có, không tướng gọi là không. Như thế con mắt chúng ta có đáng tin chăng? Thật ra trong cái không này c̣n có không khí, có vô số  vi trùng, có những làn điện chằng chịt mà chúng ta không thấy. V́ không thấy nên nói không, nên không đúng chân lư. Chẳng qua con mắt chúng ta chỉ thấy cái thô, không thấy được cái tế, chớ chẳng phải không có cái tế. Có cái có tướng, có cái không tướng, có tướng th́ bị hoại, không tướng th́ không hoại. Thế nên nói “muốn dẹp trừ có trụ có diệt, trước nên vô tướng vô sanh”. Nhận ra cái vô tướng, cái đó là vô sanh.

Trở lại con người chúng ta, thân này là có tướng. Có tướng ắt hoại diệt, bám vào cái hoại diệt cho là thật, cho là ta, sẽ có lỗi ǵ? Thế th́ ta là cái hoại diệt, ta sẽ mất đi. C̣n ngay trong thân hoại diệt có cái không có tướng, không hoại diệt mà chúng ta lại bỏ quên. V́ vậy chúng ta phải nhận ra cái không tướng đó, mới là vô sanh.

Cái không tướng là cái ǵ? Tức là cái thấy, cái nghe..., nó không có tướng. Học kinh Lăng Nghiêm, chúng ta thấy rất rơ điều này. Đức Phật từng quở ngài A-nan chấp cái có tướng mà quên cái vô tướng. Đức Phật dùng thí dụ đưa tay lên và hỏi ngài A-nan: Ông thấy không? Ngài A-nan thưa: Bạch Thế Tôn, thấy. Phật để tay xuống lại hỏi: Ông thấy không? Ngài đáp: Bạch Thế Tôn, không thấy. Khi đức Phật đưa tay lên ngài A-nan nói thấy, để tay xuống lại nói không thấy. Vậy cái thấy là cái tay phải không? Có cái tay nói có thấy, không tay nói không thấy, như thế đă lầm cái thấy với cái tay mất rồi. Biến cái tay thành cái thấy mà quên mất cái thấy đi, nên Phật mới quở dạy: Đưa tay lên th́ ông thấy có cái tay, để tay xuống th́ thấy không có tay, chớ đâu phải không thấy. Nếu không thấy làm sao biết không có cái tay? V́ lẫn lộn giữa cái tay và cái thấy, thành ra chúng ta chỉ biết cái có tướng mà quên đi cái không tướng, chả trách chúng ta trôi lăn trong sanh tử!

Đến thí dụ đánh chuông, đức Phật dạy ngài La-hầu-la đánh tiếng chuông “boong”, rồi hỏi ngài A-nan: Ông nghe không? Ngài A-nan thưa: Bạch Thế Tôn, nghe. Tiếng chuông lặng hết, Phật hỏi: Ông nghe không? Ngài thưa: Bạch Thế Tôn, không nghe. Phật lại dạy đánh chuông một lần nữa và hỏi: Nghe không? - Thưa nghe. Chuông lặng, hỏi: Nghe không? - Thưa không nghe. Nên ngài A-nan bị Phật quở một lần nữa: Có tiếng chuông th́ ông nghe tiếng chuông, khi tiếng chuông lặng hết th́ ông nghe không có tiếng chuông, tại sao lại nói không nghe? Nếu không nghe làm sao biết không có tiếng chuông? Chúng ta hiện nay cũng lầm lẫn như vậy, có tiếng động nói có nghe, không tiếng động nói không nghe. Vậy là chúng ta đă đồng hóa tiếng động thành cái nghe, nên quên mất cái hay nghe, tức là quên ḿnh. Kỳ thật tiếng động có sanh có diệt, song cái hay nghe không diệt không sanh. Thế mà chúng ta lại chấp cái sanh diệt là ḿnh, mà quên đi cái không sanh diệt, quên đi cái vô tướng vô sanh. Chỗ này rất là tế nhị, chúng ta phải hiểu cho thật rơ, nếu không sẽ lầm chấp mà quên mất ḿnh. V́ thế “muốn dẹp trừ có trụ có diệt, trước nên vô tướng vô sanh”, phải nhận ra cái vô sanh mới diệt trừ được cái trụ diệt.

“Thấy sanh niệm nơi vọng niệm là mờ, khởi thủy giác nơi bản giác là lợi.” “Thấy sanh niệm nơi vọng niệm” nghĩa là đang yên tĩnh, bỗng dấy lên một niệm, gọi là sanh niệm, niệm đó che mờ bản giác. V́ mỗi niệm khởi là một hạt bụi, nếu niệm khởi liên miên th́ có rất nhiều hạt bụi. Tánh giác giống như mặt gương, một hạt bụi dính vào th́ gương mờ đi một chút, nếu nhiều hạt liên tục, lớp lớp phủ lên gương, th́ gương sẽ bị mờ đi không sáng nữa. Cũng như vậy, nếu niệm khởi liên miên th́ mặt gương trí tuệ bị mờ tối. Thế nên chúng ta tu buông vọng niệm là để cho những hạt bụi vọng tâm đừng tiếp tục dấy lên. Nếu chúng ta dứt được vọng niệm, th́ tánh giác của ḿnh được sáng tỏ không bị lu mờ.

“Khởi thủy giác nơi bản giác là lợi”, tại sao? V́ tất cả chúng ta ai cũng có bản giác, tức là tánh giác sẵn có, trong sáng. Khởi lên thủy giác nơi bản giác là có lợi cho chúng sanh. Khởi thủy giác tức là biết xoay chiếu lại, thủy giác là cái sáng xoay lại, từ chuyên môn nhà Thiền gọi là hồi quang. Xoay ánh sáng thủy giác th́ sẽ có lợi cho ḿnh, cho nên chỗ chúng tôi nói ‘biết vọng”, chính là dụng của trí, gọi là thủy giác, chớ không phải là cái động của vọng tưởng. Chúng ta không biết nên nói “biết vọng” cũng là động, song không ngờ cái đó là trí, là thủy giác. Thế nên ngài Trần Thái Tông nói: “Thấy sanh niệm nơi vọng niệm là mờ, khởi thủy giác nơi bản giác là lợi.” Phật dạy chúng ta tu là phải quán, quán chiếu tức là thủy giác. Thí dụ như Phật dạy: quán thân bất tịnh, quán tâm vô thường v.v..., đó là thủy giác, chớ không phải là cái động, cái tạm bợ. Chính thủy giác loại bỏ những mê lầm, làm cho bản giác được trong sáng. Vậy thủy giác rất là hữu ích, nên nói là có lợi.

“Chuyển các t́nh thức vào thức Am-ma-la (Àmra Vijnàna).” Trong các kinh Nguyên thủy chỉ nói sáu thức: nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ư. Bên Đại thừa nói tới tám thức, ngoài sáu thức c̣n Mạt-na thức (Màna Vijnàna) và A-lại-da thức (Àlaya Vijnàna). Riêng trong kinh Kim Cang Tam-muội này nói thêm thức thứ chín là thức Am-ma-la. Sáu thức ai cũng hiểu rơ, như mắt duyên với sắc trần khởi phân biệt gọi là nhăn thức, tai xúc chạm với thanh trần khởi phân biệt gọi là nhĩ thức v.v..., cho đến ư duyên với pháp trần dấy khởi phân biệt buồn vui thương ghét, gọi là ư thức.

Thức thứ bảy là thức Mạt-na, cũng gọi là ư hay ư căn, cũng có tên là Truyền tống thức. Thức này có công năng truyền tống (như ông tống thư văn), nghĩa là thâu thập những ǵ của sáu thức trước và dồn vào thức thứ tám là thức A-lại-da hay là Tàng thức. Thức thứ sáu hay ư thức, khi có khi không, khi dấy lên hoạt động, khi lắng xuống ẩn vào Mạt-na, nên gọi Mạt-na là ư căn, tức là gốc của ư. Thức Mạt-na không có công dụng nhiều, chỉ bám vào thức thứ tám làm ngă.

Thức thứ tám gọi là A-lại-da, Trung Hoa dịch là Tàng thức, tức là kho chứa đựng. Thức A-lại-da chứa để dành tất cả những ǵ mắt thấy, tai nghe v.v... gọi chung là chủng tử hay hạt giống. Thức A-lại-da chứa đựng tất cả chủng tử thiện ác, tốt xấu v.v... không lựa chọn, không chê khen. Khi các chủng tử trồi lên (hiện hành) th́ chúng ta nhớ biết lại. V́ thức A-lại-da chứa tất cả chủng tử nên c̣n gọi là Tàng thức.

Thức thứ chín là ǵ? Thức thứ chín cũng không ngoài thức thứ tám. Theo kinh Lăng-già, thức thứ tám gọi là Như Lai tàng, thức thứ chín gọi là Không Như Lai tàng. Như Lai tàng tức là kho của Phật (hay kho Như Lai). Thức thứ tám không có mất; v́ nó chứa lẫn lộn những chủng tử thiện ác nên nó mang chúng ta đến các nơi theo nghiệp chủng tử chứa trong nó. Hiện giờ chúng ta tu là để loại sạch hết những chủng tử, để Tàng thức được hoàn toàn trong sạch, không c̣n một chủng tử nào tạp nhạp, khi ấy thức này có tên là thức Am-ma-la, tức là thức thứ chín. Thức Am-ma-la, Trung Hoa dịch ra nhiều tên như: Thanh tịnh thức hay Vô cấu thức, Chân như thức, Như Lai tạng thức hay là Bạch tịnh thức. Bạch là trắng, tịnh là sạch. Tuy có nhiều tên nhưng cùng một nghĩa thanh tịnh. Nói tóm lại thức thứ tám khi chứa các chủng tử tạp nhạp gọi là Tàng thức, khi loại hết tất cả chủng tử gọi là Am-ma-la thức hay Bạch tịnh thức. Tuy có tên thức thứ chín nhưng thật sự nó chỉ là thức thứ tám sạch hết các chủng tử. Hiểu rơ như vậy mới thấy ư nghĩa ngài Trần Thái Tông nói: “chuyển các t́nh thức vào thức Am-ma-la”, nghĩa là xoay các t́nh thức trở về chỗ thanh tịnh, tức là trở về thức Am-ma-la.

“Quên đầu không đoái thân ḿnh, duỗi tay dắt về nơi thật tế.” “Quên đầu” là một câu chuyện trong kinh Lăng Nghiêm, Phật kể lại: Có chàng Diễn-nhă-đạt-đa, một buổi sáng cầm gương soi mặt, thấy đầu mặt đàng hoàng, úp gương lại đầu mặt mất tiêu, hốt hoảng phát cuồng, ôm đầu bỏ chạy cùng xóm làng và nói: “Tôi mất đầu rồi! Tôi mất đầu rồi!” Đây là câu chuyện “quên đầu”. Chúng ta hiện giờ có giống Diễn-nhă-đạt-đa không? Nếu nhớ bản giác hiện tiền th́ không giống, bằng không nhớ, đó là quên đầu. Tất cả chúng ta có cái chân thật mà quên đi, giống như chàng Diễn-nhă-đạt-đa thấy bóng trong gương cho là thật, mà quên cái đầu thật của ḿnh. Cũng như vậy, chúng ta có tâm thể thanh tịnh bất sanh bất diệt nhưng chúng ta quên đi, cứ nghĩ điều này việc kia, cho cái suy nghĩ  là tôi. Khi dừng nghĩ, lại nói: Tôi đâu mất rồi! Giống như Diễn-nhă-đạt-đa nói ḿnh mất đầu, không ngờ cái đầu thật vẫn c̣n đây! Khi vọng tưởng lặng, chính là tâm thể thanh tịnh hiện tiền, có mất đi đâu mà nói tôi không có tâm! Ở đây nói “quên đầu không đoái thân ḿnh”, nghĩa là đầu ḿnh sờ sờ mà quên không nhớ. “Duỗi tay dắt về nơi thật tế”, với những người “quên đầu”, đức Phật duỗi tay dẫn họ trở về chỉ cái chân thật để cho họ đừng hoảng sợ phát cuồng ôm đầu bỏ chạy.

“Nếu chấp ngoại trần duyên hợp là có, liền bàn chân tánh vốn không và tam tướng không quan hệ, tứ thiền làm ǵ có?” Đối với người chấp ngoại trần duyên hợp cho là có thật, đức Phật liền nói cho họ biết “chân tánh vốn không”, tức là chân tánh của ḿnh vốn không có các trần. Không có các trần th́ ba tướng sanh, trụ, diệt không quan hệ. “Tứ thiền làm ǵ có?” Tứ thiền là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền cũng không phải thật, tức là chỉ cho chúng ta trở về chỗ cứu kính.

“Ḥa các vị thành vô thượng vị, đùa các ḍng thành ḍng sông bất nhị.” “Ḥa các vị” là đem các mùi vị chuyển thành “vị vô thượng”, là nói đức Phật khéo đem tất cả pháp ḥa lại rồi hướng dẫn chúng ta đến chỗ cứu kính chân thật. Cũng như đem các mùi vị ḥa hợp lại để thành một vị hơn tất cả.

“Đùa các ḍng thành ḍng sông bất nhị”, nghĩa là trên các con sông, mỗi sông có nhiều chi nhánh khác nhau, bây giờ Ngài dồn các chi nhánh lại thành một “ḍng sông bất nhị”. Đó là nói ư của kinh Kim Cang Tam-muội.

“Xoay chuyển vọng tâm biến kế, tiếp nhập thức Như Lai Tàng, bao gồm hiển bày một tâm.” Những sách Duy thức học có nói về ba tánh: Biến kế sở chấp tánh, Y tha khởi tánh và Viên thành thật tánh. Biến kế sở chấp tánh là tánh hư vọng chấp sai lầm. Thí dụ như ban đêm đi đường, trời tối lờ mờ, chúng ta thấy sợi dây luột tưởng là con rắn, hoảng sợ bỏ chạy. Y tha khởi tánh là nương nơi cái khác để thấy biết, đó là nói lên lư nhân duyên. Tức là chúng ta mượn cây đuốc để soi đường, thấy rơ đây là sợi dây th́ chúng ta không c̣n sợ nữa mà chỉ cười cái ngu khi năy. Viên thành thật tánh là tánh thấy rơ tṛn đủ lẽ thật như ánh sáng cây đuốc thấy rơ đây là sợi dây. Chúng ta hiện giờ cũng vậy, vọng tưởng chấp trước đủ việc phải quấy, hay dở, rồi cả ngày sầu muộn lo âu. Thí dụ như một người thân đi xa, có hẹn ngày về. Nhưng đúng ngày hẹn người ấy chưa về, những người ở nhà biến kế sở chấp đủ điều, đặt ra đủ trường hợp nguy hiểm để lo sợ, rối loạn lên. Đó toàn là biến kế, không đúng sự thật, mà tưởng tượng ra, giống như tưởng lầm sợi dây là con rắn rồi hoảng sợ. Tâm vọng tưởng là biến kế sở chấp, chúng ta không nên theo nó, bởi thế ngài Trần Thái Tông nói “xoay chuyển vọng tâm biến kế, tiếp nhập thức Như Lai Tàng”, nghĩa là xoay vọng tâm trở về với thức Như Lai Tàng. “Bao gồm hiển bày một tâm”, khi trở về tới chỗ cứu kính th́ chỉ c̣n một tâm, không có thức nào khác.

“Người nhân chấp mà mê, như Man, Thục giữ nhau. Người tùy sai mà ngộ, như Lỗ, Tề một lần đổi.” Trong sử Trung Hoa nói rằng: Nước Man và nước Thục là hai nước nhỏ như hai sừng ốc sên mà cứ đánh nhau măi, nên hai bên phải giữ nhau. Khi chúng ta mê chấp, cũng giống như hai nước nhỏ kia đánh nhau măi không dừng. “Người tùy sai mà ngộ như Lỗ, Tề một lần đổi.” Nước Tề một lần thay đổi th́ đến được nước Lỗ, nước Lỗ một lần thay đổi đến được với đạo. Câu chuyện Man Thục đánh nhau có ghi trong sách Trang Tử, chuyện Lỗ Tề là trong sách Luận Ngữ. Ngài Trần Thái Tông dẫn chuyện trong sử sách để nói: Nếu chúng ta mê chấp th́ giống như hai nước nhỏ đánh nhau hoài, không có lợi, nếu tùy duyên chuyển biến để tiến tới giác ngộ là giống như nước Lỗ, nước Tề, mỗi lần đổi mỗi lần tiến lên.

Sau đây vua Trần Thái Tông nói lên tâm trạng của Ngài.

“Trẫm xét đức làm chủ cả nước, chăn dắt muôn dân, mỗi khi nghĩ đến gian nan, quên mất sớm tối. Việc tuy hằng vạn, trộm lúc rảnh rang, chăm việc tiếc giờ, học càng tăng tiến. Chữ nghĩa c̣n ngại chưa rành, đêm đến canh khuya mà vẫn c̣n chăm học. Đă đọc sách Khổng Tử, lại xem kinh nhà Phật.” Ngài Trần Thái Tông đang làm vua, chăm lo việc nước, chăn dắt muôn dân, bận rộn rất nhiều. Những lúc rảnh rỗi Ngài càng gắng học cho tăng tiến. Song e chữ nghĩa chưa thông, nên đêm đă khuya Ngài vẫn c̣n chăm học, xem kinh sách Thánh Hiền.

“Kinh này một phen xem, trăm thứ cảm hứng nảy sanh, t́m ṭi chỗ  thâm áo, ba nhẩm chín suy.” Vừa xem kinh Kim Cang Tam-muội, trăm thứ cảm hứng nảy sanh. T́m ṭi chỗ sâu kín nhiệm mầu, nhẩm đi nhẩm lại đôi ba lần, suy tới nghĩ lui tám chín lượt.

“Gặm nhấm nghĩa vị, thu thập văn hoa, muốn rơ lời Phật, để giúp ích phần nào cho kẻ hậu học.” Gặm nhấm nghĩa vị cho thấm, thu thập những lời văn hay trong kinh, cốt sao cho thấu hiểu lời Phật dạy để giúp ích phần nào cho người học đạo đời sau.

“Lạm đem cái thấy biết cạn hẹp, hầu mở mang cho đàn vượn ngốc.” Câu chuyện đàn vượn ngốc như sau: Ngày xưa ông Thi Công nước Tống nuôi một bầy vượn. Buổi sáng ông cho vượn ăn bốn phần, buổi chiều ba phần, th́ mấy con vượn giận dữ la hét. Nhưng khi ông đổi lại, sáng cho ăn ba phần, chiều bốn phần, bầy vượn mừng rỡ không kêu la nữa. Bầy vượn ngốc là như vậy. Ư ngài Trần Thái Tông muốn nói cái hiểu biết của Ngài c̣n cạn hẹp, nhưng v́ thương người ngu như bầy vượn ngốc, nên Ngài ráng cứu được phần nào hay phần ấy.

“Do đó, diễn tả ḷng ḿnh, tự làm chú giải.” Theo sự hiểu biết của Ngài, Ngài chú giải kinh này.

“T́m áo nghĩa nơi Long cung, ḍ lời mầu nơi Thứu Lănh, nhỏ từng giọt nước trong nguồn Chánh giác, bồi từng hạt bụi trên đường Chân như.” “T́m áo nghĩa nơi Long cung”, tức là Ngài t́m nghĩa thâm áo nơi những kinh Đại thừa do Bồ-tát Long Thọ xuống Long cung đem về. “Ḍ lời mầu nơi Thứu Lănh” là t́m hiểu nghĩa nhiệm mầu nơi kinh thuộc hệ Pháp Hoa, Phật đă giảng ở núi Linh Thứu. “Nhỏ từng giọt nước trong nguồn Chánh giác”, nghĩa là những lời giải của Ngài như những giọt nước nhỏ rơi trong nguồn Chánh giác. “Bồi từng hạt bụi trên đường chân như”, là Ngài giải thích cho chúng ta hiểu được chút ít như hạt bụi nhỏ bồi trên đường chân như.

“Phát huy u chỉ, mở sáng chân tông, khiến người vừa mở xem, liền thấy nghĩa rơ ràng. Phá giậu phên cố chấp của bọn tà, làm thầy nhóm nghĩa đồ nghi thức.” Hiểu được nghĩa chánh của kinh là chúng ta phá được hàng rào của bọn tà giáo và cũng phá cái chấp của nghĩa đồ nghi thức. Nghĩa đồ là nhóm người tu chỉ chấp vào nghĩa mà không hiểu lư. Nghi thức là chỉ những người giữ h́nh thức nghi lễ mà không đạt được lư đạo cao siêu.

“Vọng kiến mênh mang, dần biết hướng chầu phương bắc, đường mê chi chít, tạm biết lối chánh về nam.” Những người mang nhiều vọng kiến dần dần biết hướng chầu về phương bắc, tức là hướng về ngôi sao Bắc Đẩu. Khi xưa những người đi biển bị lạc hướng th́ họ nhắm sao Bắc Đẩu để đoán hướng trở về. Ư Ngài muốn nói những người có vọng kiến lăng xăng biết hướng trở về chỗ chánh. “Đường mê chi chít, tạm biết lối chánh về nam”, tức là đường mê rối loạn, muốn đi không lầm đường lạc hướng phải nhờ kim chỉ nam. V́ thế Ngài giải thích kinh Kim Cang này cho những người lầm lạc nhờ đó mà thấy rơ lối về.

“Để làm chỗ nương cho học giả, mới thấy ḷng Trẫm không keo sẻn. Cho nên làm lời tựa.” Những điều hiểu biết Ngài muốn đem cho tất cả mọi người cùng hiểu. Vậy mới biết ḷng Ngài không keo sẻn. Nếu biết mà giấu th́ mắc tội xan tham keo kiệt. Thế nên Ngài làm lời tựa kinh Kim Cang Tam-muội này.

Đến đây chúng tôi dẫn một vài điểm để chúng ta thấy rơ kinh Kim Cang Tam-muội này nằm trong Đại Tạng, chúng tôi sẽ giải thích. Tuy ngài Trần Thái Tông ngộ kinh Kim Cang Bát-nhă nơi câu: “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, nhưng Ngài lại giảng kinh Kim Cang Tam-muội. Kinh Kim Cang Bát-nhă nằm trong hệ Bát-nhă, c̣n kinh Kim Cang Tam-muội nằm trong hệ Pháp Hoa, đó là bài kinh số 273 trong Đại Tạng. Kinh Kim Cang Tam-muội chia làm tám phẩm:

- Phẩm thứ nhất là phẩm Tự, Phật kể lại nơi Phật nói pháp.

- Phẩm thứ hai là phẩm Vô tướng pháp. Trong phẩm này ngài Bồ-tát Giải Thoát chấp tay bạch Phật, nguyên văn chữ Hán: “Tôn giả, nhược Phật diệt hậu, Chánh pháp khứ thế, Tượng pháp trụ thế, ư mạt kiếp trung, ngũ trọc chúng sanh, đa chư ác nghiệp, luân hồi tam giới, vô hữu xuất thời. Nguyện Phật từ bi, vị hậu thế chúng sanh, tuyên thuyết nhất vị quyết định chân thật, linh bỉ chúng sanh đẳng đồng giải thoát.”

Ngài Bồ-tát Giải Thoát hỏi Phật: Tôn giả (Kinh khác thường gọi đức Phật là Thế Tôn, c̣n ở đây gọi là Tôn giả), nếu sau khi Phật diệt độ, Chánh pháp qua rồi, hiện nhằm thời Tượng pháp, ở thời mạt pháp chúng sanh có đủ năm thứ trược, phần nhiều nghiệp ác luân hồi trong tam giới không khi nào ra được. Nguyện Phật thương xót v́ chúng sanh đời sau, tuyên nói nghĩa nhất vị quyết định chân thật, khiến chúng sanh kia đồng được giải thoát.

“Phật ngôn: Thiện nam tử, nhữ năng vấn ngă, xuất thế chi nhân, dục hóa chúng sanh, linh bỉ chúng sanh hoạch đắc xuất thế chi quả, thị nhất đại sự bất khả tư ngh́. Dĩ đại từ cố, dĩ đại bi cố, ngă nhược bất thuyết tức xan lẫn tham. Nhữ đẳng nhất tâm đế thính, đế thính vị nhữ tuyên thuyết.”

Phật bảo: Ông hỏi câu đó rất là quí ... V́ thương xót chúng sanh, nếu ta không nói th́ mắc tội tham lam bỏn sẻn, nên ta sẽ v́ ông nói, hăy gắng nghe.

“Thiện nam tử, nhược hóa chúng sanh, vô sanh ư hóa, bất sanh vô hóa, kỳ hóa đại yên. Linh bỉ chúng sanh, giai ly tâm ngă, nhất thiết tâm ngă, bản lai không tịch. Nhược đắc không tâm, tâm bất huyễn hóa, vô huyễn vô hóa, tức đắc vô sanh, vô sanh chi tâm, tại ư vô hóa.”

Đức Phật chỉ nghĩa quyết định chân thật, Ngài nói: “nhược hóa chúng sanh, vô sanh ư hóa”, nếu chúng ta muốn giáo hóa chúng sanh th́ không thấy có chúng sanh để giáo hóa. “Bất sanh vô hóa, kỳ hóa đại yên”, không có chúng sanh, không có người giáo hóa, th́ giáo hóa đó mới lớn vậy. Nghĩa là muốn giáo hóa chúng sanh đến chỗ giải thoát th́ phải thấy chúng sanh không thật, thấy ḿnh không thật. Trái lại thấy ḿnh thật, thấy chúng sanh thật th́ giáo hóa không lớn, tại sao? V́ thấy ḿnh thật là ngă, thấy chúng sanh thật là nhân, thấy có ngă có nhân là sự giáo hóa không lớn. Thí dụ giáo hóa được một trăm người th́ nói tôi được một trăm đệ tử. Như vậy tôi là thầy, đệ tử thuộc về tôi nên cái ngă to ra. Nếu giáo hóa được một ngàn đệ tử, mười ngàn đệ tử th́ cái ngă to đến mức nào! Thế nên giáo hóa càng nhiều th́ chấp ngă càng lớn, nếu c̣n thấy ḿnh thật người thật. Kinh dạy giáo hóa tất cả mà không thấy có ḿnh hay hóa, có người bị hóa, ḿnh người đều không thật, đó mới là thật lớn. Nếu thấy có ḿnh thật người thật th́ không bao giờ giải thoát. Muốn được giải thoát không bị trầm luân tức phải không thấy có thật ḿnh thật người.

“Linh bỉ chúng sanh, giai ly tâm ngă, nhất thiết tâm ngă, bản lai không tịch.”

Khiến cho chúng sanh kia đều ĺa tâm chấp ngă. Tất cả tâm chấp ngă xưa nay là rỗng lặng. Đó mới là giáo hóa hay nhất. Chữ không tịch này tôi tạm giải thích cho quí vị hiểu. Thí dụ như tôi đưa bàn tay lên co năm ngón lại, đây là nắm tay. Thử hỏi hiện giờ thật có nắm tay hay không, nếu nói không, chúng ta có bằng ḷng chăng? Thế mà đức Phật lại nói là không, nắm tay là không tịch. Nói có nói không là theo con mắt chúng ta thấy. Nhưng với mắt trí tuệ Bát-nhă, Phật nói nắm tay là không tịch, lặng lẽ. Tướng nắm tay tuy hiện hữu, nhưng nh́n với mắt trí tuệ chỉ là năm ngón co lại, giả danh đặt là nắm tay chớ nó có thật đâu. Do co năm ngón lại thành có, vậy là do duyên hợp tạm có th́ nắm tay không thật có. Nó là không tịch. Không này là thể không, chớ không phải là con mắt thấy không. Thể nắm tay là không, do duyên hợp tạm có, duyên tan th́ mất. Như tôi buông năm ngón tay ra th́ đâu có nắm tay, vậy khi tạm có mà nói là thật đó là sai lầm. Nh́n bằng trí tuệ biết nắm tay giả có, thể nó không tịch, là đúng lẽ thật. Khi năm ngón rời ra, nắm tay không có th́ năm ngón là có hay không? Trong kinh Nguyên thủy Phật dạy: Thân này vô ngă (vô ngă là không chủ thể), tại sao? Thân này do năm uẩn hợp, năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nếu năm uẩn rời ra th́ thân này không c̣n, giống như năm ngón tay hợp lại th́ có nắm tay, rời ra th́ không có nắm tay. Nhưng qua hệ Bát-nhă “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, nghĩa là ngă của năm uẩn hợp lại là không và năm uẩn cũng không luôn, giống như năm ngón tay rời ra cũng không. Thật là khó hiểu. Thử phân tích từng ngón tay xem, đây là xương, thịt, máu, gân, da bọc lại. Năm phần này rời ra th́ không có ngón tay. Từ nắm tay, ngón tay nh́n lại con người, Phật nói thân này do năm uẩn hợp lại th́ không thật, thân này không thật th́ năm uẩn cũng không thật. Phật nói không thật v́ Ngài giác. C̣n chúng ta đ̣i thật v́ ngu mê. Thế mà ai nói ḿnh ngu th́ sân si nổi dậy, như vậy mới thấy chúng ta ngu si quá mức. Thế nên con đường tu không phải khó, mà khó v́ si mê muôn kiếp không bỏ được. Học Phật là học bằng trí tuệ. Trong mười hai nhân duyên, nhân duyên đầu tiên là vô minh (đen tối) cho nên Phật dạy muốn giải thoát chỉ có giác ngộ, chỉ có ánh sáng trí tuệ, mới phá trừ vô minh. Ví dụ như trong cái nhà tối không có đèn, muốn đuổi bóng tối, đổ cát đất vào nhà được không? - Nhọc công vô ích. Chỉ cần thắp một ngọn đèn, công phu không bao nhiêu mà kết quả tṛn đủ. V́ thế người tu gốc là phải giác ngộ, giác th́ hết mê, có trí tuệ th́ hết vô minh. Thấy bằng trí tuệ chớ không thấy bằng vọng t́nh, nh́n người nam cũng là năm uẩn hợp lại hư dối, người nữ cũng năm uẩn hợp lại hư dối, năm uẩn b́nh đẳng không ai hơn ai kém. Thấy như vậy th́ nhẹ biết bao nhiêu. Đây là nói về tướng. Đến tánh giác hay chân tâm ai cũng có như nhau không khác. Thấy được như vậy th́ c̣n ǵ điên đảo, tất cả nghiệp đều tan như mây khói, chúng ta mới thấy cái hay của phẩm này.

Đến một đoạn nữa, kinh này có cái hay giống với hệ Pháp Hoa. Trong kinh Pháp Hoa đức Phật có nói dụ Hệ Châu, tức là hạt châu vô giá cột trong chéo áo. Có một người đến thăm bạn cũ, hai huynh đệ dùng bữa tiệc. Anh bạn nghèo say rượu nằm ngủ, anh kia c̣n tỉnh, mới lấy hạt châu báu cột trong chéo áo cho người bạn rồi có việc phải đi. Người bạn nghèo lang thang đầu đường xó chợ xin ăn. Lâu sau người bạn cũ gặp lại mới nói: Ngày xưa tôi có cột trong chéo áo anh một hạt châu, sao anh không lấy ra bán, thành người giàu có, tội ǵ phải đi xin ăn? Anh bạn nghèo nghe vậy mừng rỡ, mở chéo áo lấy được hạt châu thành người giàu có, ngay đó anh hết khổ. Đây là dụ Hệ Châu trong kinh Pháp Hoa. C̣n trong kinh Kim Cang Tam-muội, đức Phật lại dùng một thí dụ khác cũng cùng ư nghĩa. Phật nói có một anh chàng mê, người cha cho một số tiền vàng để trong túi áo, nhưng v́ mê không biết, anh đi lang thang nghèo khổ. Năm mươi năm sau, người cha gặp lại nói: Hồi xưa cha cho con một số tiền vàng để trong túi áo, sao con không lấy ra xài, lại đi ăn mày lang thang khổ sở như vậy? Anh chàng giựt ḿnh sờ lại thấy túi đầy vàng. Anh lấy vàng ra bán thành người giàu có sang trọng.

Khi Phật nói dụ như vậy, Bồ-tát Vô Trụ mới hỏi Phật: Người cha của người mê kia tại sao để cho con đi lang thang khổ sở đến năm mươi năm sau mới chỉ. Nếu biết con ḿnh trong túi có vàng th́ chỉ cho nó dùng cho đỡ khổ, tại sao đợi tới năm mươi năm? Đức Phật mới trả lời:

“Phật ngôn: Kinh ngũ thập niên giả, nhất niệm tâm động, thập phương du lịch, viễn hành biến kế.”

Trải qua năm mươi năm là dụ cho một tâm động niệm th́ dạo đi mười phương khắp tất cả chỗ. Chỉ một niệm động tâm liền vào ngũ uẩn rồi tiếp tục sanh. Đó là tượng trưng cho cái mê năm mươi năm.

Vậy kinh Kim Cang Tam-muội này đi đôi với kinh Pháp Hoa v́ có mấy ví dụ gần nhau, nên không nằm trong hệ Bát-nhă mà nằm bên hệ Pháp Hoa. Đó là chúng tôi giải thích đại khái cho quí vị được rơ.

]

 

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12]

[p13d1][p13-d2-c1][p13-d2-c2][p13-d2-c3][p14][p15][p16][p17][p18-d1][p18-d2-c1][p18-d2-c2][p18-d2-c3][p19]

[Trang chu] [Kinh sach]