[Trang chu] [Kinh sach]

KHÓA HƯ LỤC

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12]

[p13d1][p13-d2-c1][p13-d2-c2][p13-d2-c3][p14][p15][p16][p17][p18-d1][p18-d2-c1][p18-d2-c2][p18-d2-c3][p19]


KHÓA LỄ SÁU THỜI SÁM HỐI

(tt)

Giảng:(tt)

KỆ VÔ THƯỜNG THỜI NÀY

            Chớp mắt vầng ô vừa mới mọc,

            Quay đầu bóng nhật giữa ṿm trời.

            Trọn tham gỗ mục say mê ngủ,

            Nào tỉnh bóng ḥe đă đổi dời.

            Phút chốc hoa tươi lần rơi rụng,

            Dần dà mạng nấm thạnh rồi suy.

            Mọi người sớm tỉnh xoay soi lại,

            Tự khổ ruổi rong khắp nẻo đường.

Đây là lời nhắc nhở lư vô thường để chúng ta thức tỉnh.

            Chớp mắt vầng ô vừa mới mọc,

            Quay đầu bóng nhật giữa ṿm trời.

Buổi sáng mặt trời mới mọc, bận việc lăng xăng một chút nh́n lên là đúng ngọ. Mặt trời đổi dời rất nhanh chóng, ngồi gẫm lại thật tức cười cho con người. Trái đất quay đều đều con người lại đặt từng chặng là một giờ, hai giờ v.v... nhưng trái đất đâu có dừng lúc nào. Nó chỉ quay đều, phía mặt trời thấy sáng, khuất mặt trời thấy tối, con người lại đặt ra ngày đêm, tháng năm để tính toán; như vậy tất cả chúng ta có mặt trên cơi đời này, dù nói năm, bảy mươi năm thật ra có nghĩa lư ǵ đâu, trái đất cứ quay đều, con người có mặt rồi ṃn chết. Thế mà ngồi thiền cứ tính giờ tính khắc! Nên nghiêm chỉnh ngồi đến giờ kiểng đánh, đừng trông đợi làm chi, v́ trông hay không thời gian vẫn cứ trôi. Khi ngồi nói chuyện đùa chơi, bàn lư này lẽ kia, không trông mà giờ qua mau quá, c̣n ngồi thiền nghiêm chỉnh lại thấy lâu, nghe mỏi lưng, nhức tay chân mà vẫn chưa hết giờ. Đó là do chúng ta đặt thời gian là quan trọng. Nay đừng nghĩ tới thời gian, chỉ biết tâm yên là vui, chớ muốn thời gian đi mau cũng không được.

            Trọn tham gỗ mục say mê ngủ,

            Nào tỉnh bóng ḥe đă đổi dời.

Thân này như khúc gỗ mục, mà cứ ráng lo bảo vệ nó. Ví như chúng ta đi ngoài biển, thuyền bị đắm chợt gặp khúc gỗ mục chúng ta đeo nó nên không bị chết ch́m. Nhưng đeo khúc gỗ mục rồi tự măn, hay điều tốt thiết yếu là phải ráng bơi vào bờ v́ khúc gỗ mục rồi cũng nát, không thể bảo vệ nó măi. Nói không bảo vệ không có nghĩa là ḿnh bẻ nó nát ra từng mảnh, v́ nếu nát mà chưa tới bờ th́ chết ch́m. Vậy tuy biết thân này như khúc gỗ mục nhưng chưa được giác ngộ, phải lợi dụng nó để làm phương tiện tiến tu. Nếu chưa giác ngộ mà liều chết chẳng những không đạt được kết quả tu hành mà cũng uổng đi một kiếp!

Tóm lại tuy thân này tạm bợ như khúc gỗ mục, nhưng chúng ta đă có mặt nơi đây, phải lợi dụng nó để tiến đến giác ngộ chớ không ôm khúc gỗ mục và bảo vệ nó, ở măi ngoài biển th́ sẽ chết ch́m. Cũng không phá đập nó cho nát, v́ đó cũng là chết ch́m. Hai quan niệm này đều cực đoan, trong nhà Phật gọi một bên là hành lạc, một bên là khổ hạnh. Vậy chúng ta phải xử thế nào? Không bảo vệ tối đa, cũng không hủy hoại, phải tạm nhờ nó đưa chúng ta đến bờ. Khi chưa đến bờ, chỗ nào mục chúng ta kết lại để c̣n chỗ tựa, đến bờ rồi nó là vô nghĩa. Đó là quan niệm của người tu chân chánh. Thế nên ở đây chúng ta tu không bắt buộc phải thức suốt ngày đêm v́ như thế khúc gỗ dễ bể dễ nát. Nhưng cũng không phải ăn nhiều ngủ nhiều cho khỏe mạnh lâu dài, chỉ cần vừa đủ sống và cố gắng tiến tu, thế mới đúng ư nghĩa nương khúc gỗ mục này.

“Nào tỉnh bóng ḥe đă đổi dời.” Mải vùi đầu ngủ, bóng ḥe đă đổi dời tức đă xế rồi. Cho nên buổi trưa ngủ một tiếng là đủ, đừng ngủ măi tới chiều.

            Phút chốc hoa tươi lần rơi rụng,

            Dần dà mạng nấm thạnh rồi suy.

Cuộc đời chúng ta như một đóa hoa buổi sáng nở, xế chiều héo tàn. Đang tươi thắm đẹp đẽ, phút chốc từ từ rơi rụng. Những tai nấm mọc, vươn lên khỏi đất thấy tṛn trịa, đến chiều tàn dần. Qua hai câu trên, Ngài ví thân chúng ta như một đóa hoa, như một tai nấm, tươi tốt đó rồi tàn úa đó. Biết thân tạm bợ không lâu bền, phải khéo lợi dụng nó để tiến tu, đừng chần chờ.

            Mọi người sớm tỉnh xoay soi lại,

            Tự khổ ruổi rong khắp nẻo đường.

Xoay là quay lại, soi là soi sáng. Chúng ta phải sớm thức tỉnh đừng hướng ra ngoài, phải quay lại soi sáng chính ḿnh, một ngày nào chúng ta liền thấy được cái chân thật của ḿnh. Như vậy là Ngài khuyên chúng ta phải tỉnh tu. Tu không phải chỉ trong giờ ngồi thiền mà cả khi đi đứng nằm ngồi, đều phải biết ḿnh từng phút từng giây.

“Tự khổ ruổi rong khắp nẻo đường”, tức là chúng ta tự đày ải ḿnh, chạy nơi này nơi kia, đuổi theo tài sắc, danh lợi, theo những ảo ảnh bên ngoài, không biết dừng lại để được an lành. Thí dụ như được một chức phận ǵ, khi chết nó có cứu được ḿnh không? Hoặc đuổi theo tài sắc, muốn được thỏa măn, nên suốt đời chỉ là chuốc khổ thôi. Để kết thúc Ngài khuyên chúng ta phải thức tỉnh quay về soi lại ḿnh, những kẻ chỉ biết rong ruổi ra ngoài, sẽ chuốc khổ trong đời này kể cả đời sau. Lời khuyên này rất quí báu, mỗi khi đọc lại, chúng ta thức tỉnh, nhớ tu hành.

DÂNG HƯƠNG BUỔI MẶT TRỜI LẶN

“Cúi mong, chân trời ráng hiện, khói tụ non xa. Thân đến đàn tràng thanh tịnh, đầu lễ Hiền Thánh từ bi. Mong thấu ḷng thành, kính đốt hương báu. Hương này danh cao ở Bồng đảo, phẩm lạ ở Lục dương. Nào phải trầm thủy dâng từ Lâm Ấp,  chẳng như tô du cống hiến của Đại Tần. Mùi hơn xạ hương ở Phong huyện, vị quá Ô Trành long năo. Riêng chiếm giá cao bậc nhất, mùi thơm vượt hẳn các hương. Hương báu vừa bay, chiếu phạm huân thành đàn thế giới. Ḷ vàng mới đốt, xoay vần kết tụ thận lầu đài. T́m đến Càn thành tan ảo hóa, ngửi mùi địa ngục hết chua cay. Nay mặt trời lặn, thắp hương cúng dường.”          

Thắp hương cúng dường mà cũng rất nên thơ.

“Cúi mong, chân trời ráng hiện”, khi mặt trời lặn, chân trời hiện ráng vàng và khói tụ ở non xa.

“Thân đến đàn tràng thanh tịnh, đầu lễ Hiền Thánh từ bi”, đến trước Phật điện đảnh lễ Phật, Bồ-tát, mong các ngài thấu tấm ḷng thành, nên đốt hương báu này cúng dường.

“Hương này danh cao ở Bồng đảo” tức là ở đảo Bồng lai, hương này rất quí.

“Phẩm lạ ở Lục dương.” Lục dương là biển xanh, chỉ một đảo ở ngoài biển như đảo Bồng lai, có người nghi đảo này ở biển Thái B́nh Dương.

“Nào phải trầm thủy dâng từ Lâm Ấp.” Lâm Ấp chỉ cho miền Trung nước Việt Nam khoảng tỉnh Thừa Thiên, Quảng Ngăi trở vào trong. Thời Hán xâm chiếm Nam Việt th́ đây là vùng đất gọi là huyện Tượng Lâm.

“Chẳng như tô du cống hiến của Đại Tần”, tô du là một thứ dầu thơm từ Đại Tần đem qua. Đại Tần là chỉ các nước Ba Tư, Ai Cập, La Mă.

“Mùi hơn xạ hương ở Phong huyện.” Xạ hương là mùi thơm của con xạ, tức là một con thú rừng giống như con hươu nhỏ, không có sừng, lông đen, dưới bụng có một bọng da lớn bằng quả trứng gà, mùi rất thơm gọi là xạ hương. Phong huyện là tên một huyện ở phía Tây Bắc huyện An Hương tỉnh Hồ Nam, thuộc Trung Quốc.           

“Vị quá Ô Trành long năo.” Ô Trành là nước Ô Trành, tên một nước ở phía Bắc Ấn Độ.           

“Riêng chiếm giá cao bậc nhất, mùi thơm vượt hẳn các hương.” Hương này là hạng nhất, hơn tất cả loại hương.

“Hương báu vừa bay, chiếu phạm huân thành đàn thế giới.” Hương báu này bay tới đâu, những nơi đó đều trải chiếu thanh tịnh huân tập thành đàn tràng khắp cả thế giới.

“Ḷ vàng mới đốt, xoay vần kết tụ thận lầu đài.” Thận lầu đài là dịch chữ thận khí lâu, lâu là lầu, thận là con ṣ, trong kinh thường hay dụ lầu ṣ. Khi khí trời tạnh trong, ngoài hải đảo có những ảnh giả do ánh sáng soi mặt biển rọi lên trên không thành muôn h́nh vạn trạng, ngày xưa cho là con ṣ thần hóa ra nên gọi là thận lâu thị, c̣n gọi là Càn-thát-bà thành, tức thành Càn-thát-bà, mắt nh́n thấy mà không có thật, đó là ảo ảnh. Thế nên:

“T́m đến Càn thành tan ảo hóa”, Càn thành là thành Càn-thát-bà, biến tan như ảo hóa.

“Ngửi mùi địa ngục hết chua cay”, ai ngửi được mùi thơm của hương báu này th́ những khổ đau ở địa ngục đều dứt.

“Nay mặt trời lặn, thắp hương cúng dường.”

KỆ DÂNG HƯƠNG

            Trầm thủy, rừng thiền hương sực nức,

            Chiên-đàn, vườn tuệ đă vun trồng,

            Đao giới vót thành h́nh non thẳm,

            Nguyện đốt ḷ tâm măi cúng dâng.

KỆ DÂNG HOA

            Tâm địa mở ra, hoa nở rộn,

            Trời có mưa hoa, vẫn kém thơm.

            Cành cành đóa đóa dâng cúng Phật,

            Gió nghiệp muôn đời thổi chẳng rơi.

HIẾN DÂNG HƯƠNG HOA RỒI BẠCH

“Nguyện mây hương hoa này, khắp cả mười phương cơi, cúng dường tất cả Phật, tôn Pháp chư Bồ-tát, vô lượng chúng Thanh văn và tất cả Thánh Hiền; vừa rời đài Quang minh, qua cơi nước vô biên trong vô biên cơi Phật, nhận dùng làm Phật sự, xông khắp các chúng sanh, đều phát tâm Bồ-đề.

Cúng dường rồi, chí tâm qui mạng lễ mười phương Vô thượng Tam Bảo.”

            Những bài này đă giảng.

TÂU BẠCH

                                                    (Niêm hương qú bạch)

“Kính bạch: Mười phương Đại Giác, ba đời Hùng Sư. Vung kiếm tuệ ở rừng tà, quạt gió từ vào nhà lửa.”

“Mười phương Đại Giác” tức là chư Phật khắp mười phương. “Ba đời Hùng Sư” là ba đời chư Phật. Nguyện Ngài “vung kiếm tuệ ở rừng tà”, tất cả rừng tà Ngài dùng kiếm bén chặt đứt hết. “Quạt gió từ vào nhà lửa”, Ngài quạt gió từ bi làm mát nhà lửa tam giới.

“Trộm nghe: Ráng đỏ phủ đầu non, mặt trời vừa gác núi. Đầu thành giọng ốc thổi buồn thiu, chày nện ngoài rèm nghe ảm đạm. Thuyền chài quay lại bến, cất tiếng hát chiều, chim bay trở về rừng nhẹ nhàng vỗ cánh. Phờ phạc đàn c̣ đậu băi cát; tiêu sơ bờ liễu dế ngâm sầu. Đồng rộng lập ḷe vài đóm lửa, trời cao lơ lửng trăng lưỡi liềm. Cửa phên hờ khép gà vào chuồng; đèn lửa chưa lên trâu lại ngơ. Lữ khách thúc ngựa chạy như tên bắn; thuyền về chèo gấp nhanh tợ thoi đưa. Thương thay kẻ mê lại vào đường tối. Ngày sáng trưng c̣n chẳng biết lối đi, đêm càng tối lối về nhà quên bẵng. Nhóm kia như người không đủ mắt, cảnh này quyết hẳn kẻ quên đường.

Các Phật tử! Phải nhớ vô thường nhanh chóng, chớ tham phù thế xa hoa. Cần kíp kéo mũi xoay đầu, chớ để buông tâm phóng chạy. Mỗi người soi sáng bên trong, không cho theo cảnh t́m ngoài. Nếu là tri âm, hăy mau tiến bước.

Đệ tử chúng con kính tưởng thời này, lấy làm khóa lễ mặt trời lặn.”

Đoạn này Ngài diễn tả cảnh mặt trời lặn. “Ráng đỏ phủ đầu non, mặt trời vừa gác núi.” Khi mặt trời lặn nh́n đầu non thấy ráng đỏ sáng rực.

“Đầu thành giọng ốc thổi buồn thiu, chày nện ngoài rèm nghe ảm đạm.” Ốc là tù và. Thuở xưa là tiếng ốc, nay là kèn, đầu thành giọng ốc thổi buồn thiu. Tiếng chày giă gạo hoặc nện vải ngoài rèm nghe ảm đạm.

“Thuyền chài quay lại bến, cất tiếng hát chiều, chim bay trở về rừng nhẹ nhàng vỗ cánh.” Chiều đến những ngư phủ quay thuyền chèo vào bến, cất tiếng hát buổi chiều. Khi mặt trời lặn, những đàn chim cùng nhau nhè nhẹ vỗ cánh bay về rừng.

“Phờ phạc đàn c̣ đậu băi cát; tiêu sơ bờ liễu dế ngâm sầu.” Những con c̣ đi kiếm ăn đến chiều mệt mỏi đậu trên băi cát; nơi bờ liễu cây cối lưa thưa xơ xác, bầy dế đang ngâm sầu. Dế ngâm sầu hay người sầu? Nghe dế ngâm chúng ta tưởng nó cũng sầu!

“Đồng rộng lập ḷe vài đóm lửa, trời cao lơ lửng trăng lưỡi liềm.” Ngoài đồng mênh mông vài đóm lửa đom đóm lập ḷe, trên trời mặt trăng lưỡi liềm vừa hiện.

“Cửa phên hờ khép gà vào chuồng, đèn lửa chưa lên trâu lại ngơ.” Cửa trong nhà khép hờ chưa kín hẳn, gà túc túc gọi nhau dẫn về chuồng. Trong nhà đèn chưa đốt mà ngoài cổng trâu đă kéo nhau về. Đây là diễn tả cảnh vật chung quanh vào buổi đầu hôm.

“Lữ khách thúc ngựa chạy như tên bắn. Thuyền chèo về gấp nhanh tợ thoi đưa.” Thấy trời sắp tối khách tha phương thúc ngựa chạy nhanh như tên bắn. Người chèo thuyền vội vă chèo để kịp về tới bến.

“Thương thay kẻ mê lại vào đường tối. Ngày sáng trưng c̣n chẳng biết lối đi. Đêm càng tối lối về nhà quên bẵng.” Thương cho người mê gặp ban đêm nên vào đường tối. Ngày sáng trưng c̣n mờ mịt không biết lối đi, huống nữa là đêm tối làm sao biết được đường về nhà? Đó là Ngài muốn nhắc cho chúng ta biết người thế gian lúc ban ngày c̣n không biết đường lối tiến tu, huống nữa là đêm tối th́ làm sao nhớ?

“Nhóm kia như người không đủ mắt. Cảnh này quyết hẳn kẻ quên đường.” Người không đủ mắt là người mù. Nhóm không biết đường giống như kẻ mù, dù ban ngày vẫn không thấy lối đi. Người thế gian không biết tu, chỉ mê say theo ngoại cảnh, đối với con đường Niết-bàn hẳn họ là kẻ quên đường. Đây là Ngài muốn nhắc cho mọi người thức tỉnh tu hành.

“Các Phật tử! Phải nhớ vô thường nhanh chóng, chớ tham phù thế xa hoa”, vô thường hay cái chết rất là mau gấp, phải nhớ nó luôn chực sẵn bên ḿnh, chỉ một phút sẩy tay sơ ư là có thể mất mạng. Thế nên đừng tham cảnh xa hoa ở thế gian tạm bợ này. Phù là tạm bợ như bong bóng nổi, không có ǵ đáng ưa thích.

“Cần kíp kéo mũi xoay đầu, chớ để buông tâm phóng chạy.” Cần gấp kéo mũi con trâu của ḿnh xoay trở lại chớ để nó phóng chạy ra ngoài. “Kéo mũi” từ chuyên môn gọi là phản quan tức là xoay chiếu lại nơi ḿnh. Thế nên phải sám hối sáu căn. Mắt tai mũi lưỡi thân ư của chúng ta đang phóng ra ngoài, giống như con trâu đang chạy hung hăng ngoài đồng ruộng. Nay muốn cho sáu căn quay trở lại soi sáng nơi ḿnh, giống như kéo mũi trâu trở về chuồng, v́ trâu nào cũng đang ngó cỏ ngoài đồng ruộng. Thế nên tu là phải kéo mũi nó xoay trở lại đừng để nó tha hồ phóng chạy.

“Mỗi người soi sáng bên trong, không cho theo cảnh t́m ngoài.” Mỗi người chúng ta đều phải soi sáng lại bên trong, đừng t́m theo cảnh bên ngoài. Nhưng hiện nay chúng ta đang làm ǵ? Trăm người như một đều đang chạy theo cảnh bên ngoài. Ngài Toàn Khoát có nói: “khước vật là thượng, trục vật là hạ”, nghĩa là từ chối không theo cảnh là người bậc thượng, theo cảnh là bậc hạ. Như vậy soi sáng bên trong là thượng, theo cảnh t́m ngoài là hạ. Nếu tất cả ai cũng biết soi sáng bên trong th́ trên đường tu chúng ta không có chuyện ǵ phải dao động, phải luận bàn. Tới lui qua lại đều nh́n từng niệm, không cho theo cảnh mà phải soi sáng lại nội tâm, đó là chúng ta tu thiền.

“Nếu là tri âm hăy mau tiến bước.” Nếu là người tri âm thông cảm được với Ngài th́ hăy nhanh chân tiến bước, nghĩa là phải mau soi sáng lại ḿnh, đừng chạy theo cảnh bên ngoài. Đây là lời nhắc nhở rất thiết yếu, khuyên chúng ta phải ráng vận dụng sáu căn soi sáng nội tâm, mỗi người nên tiến bước đừng chậm trễ, đừng chần chờ.

“Đệ tử chúng con kính tưởng thời này, lấy làm khóa lễ mặt trời lặn.”

SÁM HỐI TỘI CĂN MŨI

            Chí tâm sám hối,

            Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay,

            Bỏ mất bản tâm, không theo chánh đạo.

            Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm,

            Không sám lỗi trước, khó tránh hối sau.

Chúng ta từ thuở nào đến nay v́ quên mất bản tâm, không theo đường chánh nên phải rơi trong ba đường khổ địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Gốc từ sáu căn sai lầm phóng ra ngoài đuổi theo sáu trần, nay muốn hết sai lầm phải quay sáu căn trở lại soi sáng nội tâm, đó là trở về cố hương, nếu phóng ra ngoài th́ rơi trong lục đạo. Nhưng đa số chúng ta sáu căn đều phóng ra nên mới tạo những tội lỗi, v́ vậy nếu không sám hối những lỗi trước th́ những tội sau sẽ khó tránh được.

NGHIỆP CĂN MŨI LÀ:

            Thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt ngào;

            Chẳng thích chân hương, năm phần thanh tịnh.

Có mũi ai không thích mùi lạ? Mùi lạ này là mùi thơm chớ không phải mùi hôi. Vật ǵ thơm như hoa thơm hơi nhẹ là kề mũi sát hoa để ngửi, đó là bệnh của chúng ta.

“Chẳng thích chân hương, năm phần thanh tịnh.” Chân hương là hương chân thật. Đó là hương giới, hương định, hương tuệ, hương giải thoát và giải thoát tri kiến. Trong kinh Pháp Cú Phật dạy mùi hương của hoa, của trầm v.v... ở thế gian chỉ thơm theo chiều gió, gió phía nào, mùi hương bay về hướng đó. C̣n mùi hương của giới đức th́ tỏa khắp nơi. Thí dụ có một người hiền lành đức hạnh ở Đà Lạt, dù gió thổi về hướng Campuchia nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh hay ở ngoài Trung... người người đều nghe được tiếng thơm. Như vậy mùi thơm của giới đức không phải ngửi bằng mũi, mà nghe bằng tai. Giới đức hay định tuệ của người hiền được mọi người hay biết và quí kính th́ gọi là ngửi được mùi thơm. Thế nên đạo đức không bị gió, đất, nước, lửa làm mất mà luôn c̣n lâu dài. Đó là chân hương năm phần thanh tịnh, không thơm ngào ngạt mà thơm trong sự thanh tịnh. Hương thế gian ngạt ngào có vẻ hấp dẫn hơn nên người đời ưa thích, v́ thế Ngài nói “thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt ngào; chẳng thích chân hương, năm phần thanh tịnh”. Hai câu này nói lên sự mê lầm của con người, cứ chạy theo mùi thơm tạm bợ mà không biết được điều quí báu thanh tịnh lâu bền. Chính v́ lâu bền nên gọi là chân hương.

            Lan xông xạ ướp, chỉ thích t́m ṭi;

            Giới định hương huân, chưa từng để mũi.

Chỉ thích t́m ṭi mùi thơm của hoa lan, của xạ mà không huân tập hương giới, hương định. Đối với giới định chưa bao giờ để ư lưu tâm, nên nói chưa từng để mũi.         

            Trầm đàn thiêu đốt, đặt trước Phật đài;

            Nghển cổ hít hơi, trộm hương phẩy khói.

Nếu đốt hương trầm hoặc hương chiên-đàn cúng Phật, th́ nghển cổ hít khói xông lên khen là hương thơm quá. Hương cúng Phật, đâu phải cho ḿnh mà ngửi, như vậy là trộm hương.

            Theo dơi hương trần, Long thần chẳng nể;

            Chỉ thích mùi xằng, trọn không chán mỏi.

Những mùi hương trần tục, dầu thơm thế mấy cũng là trần tục, có rồi mất, mà chúng ta lại thích ngửi trộm không sợ Long thần Hộ pháp quở. Chúng ta ưa thích, đuổi theo những mùi thơm xằng đó, không bao giờ biết chán, biết mỏi.

            Mặt đào má hạnh, lôi kéo chẳng ĺa;

            Cây giác hoa tâm, xây đi không đoái.

Thấy những người mặt đào má hạnh th́ mắt đuổi theo dính chặt không rời. Cây giác hoa tâm là sự giác ngộ, là tâm thanh tịnh của con người, chúng ta xây mặt làm ngơ không màng, không để ư đến, lại đuổi theo những h́nh bóng tạm bợ bên ngoài.

            Hoặc ra phố chợ, hoặc vào bếp sau;

            Thấy bẩn thèm ăn, ưa nhơ kiếm nuốt.

Người đời đến chợ thấy thịt heo thịt ḅ để ngổn ngang trên thớt biết là nhớp, là tanh nhưng v́ thích ăn nên lựa miếng này, miếng kia khen ngon chê dở. Những thứ nhơ như ruột, gan v.v... người ta hay dùng nấu cháo, lại cắt cổ các con vật, lấy máu làm thức ăn thành ra ăn thịt uống máu mà nhiều người thích lắm, nên ngài Trần Thái Tông chê: “Thấy bẩn thèm ăn, ưa nhơ kiếm nuốt.”

            Chẳng ngại tanh hôi, không kiêng hành tỏi;

            Mê măi không thôi, như lợn nằm ổ.

Chữ nằm ổ là tạm dịch chữ thỉ xí tức là hầm phân, như con lợn đi tới hầm phân, nghe bẩn quá nên phải dịch nhẹ đi.

            Hoặc chảy nước mũi, hoặc hỉ đàm vàng;

            Bôi cột quẹt thềm, làm nhơ đất sạch.

Chúng ta nghĩ mũi là quí nhưng khi mũi chảy nước hoặc ra đàm mà không có phương tiện để lau th́ quẹt bừa vào cột làm nhơ nhớp.

            Hoặc say nằm ngủ, điện Phật pḥng Tăng;

            Hai mũi thở hơi, xông kinh nhơ tượng.

            Ngủ th́ thở hơi hôi hám làm nhơ kinh, tượng.

            Ngửi sen thành trộm, nghe mùi thành dâm;

            Không biết không hay, đều do nghiệp mũi.

Ngửi sen thành trộm là do sự tích trong Sa-di Luật giải: Thuở xưa có một Tỳ-kheo đi dạo quanh bờ hồ sen, nghe mùi thơm hoa sen liền hít ngửi. Ngay khi ấy có một vị thần hiện ra quở: Tại sao ông trộm hương hoa sen của tôi? Vị Tỳ-kheo không biết nói sao. Khi đó có người lội xuống hồ bẻ hoa nhổ ngó làm cho sen ngă rạp, vị Tỳ-kheo hỏi: Tôi chỉ ngửi hương sen mà ông nói tôi trộm hương, nay người kia nhổ ngó bẻ hoa sao ông không quở họ? Vị thần bảo: Đó là kẻ thế tục không biết tội lỗi, ví dụ như chiếc áo đen dù cho có năm, mười vết mực lấm vào cũng không thấy, c̣n ông tu hành giống như chiếc áo trắng, chỉ một vết mực nhỏ cũng thấy rơ, nên tôi trách ông. Như vậy có những việc người thế gian làm được nhưng người tu không được làm. Người tu chỉ nhiễm mùi thơm là đă bị quở rồi trong khi người đời nhổ ngó, bẻ hoa mà không bị trách, đó là v́ muốn cho người tu chúng ta hoàn toàn thanh tịnh. Thế nên người tu phải ráng dè dặt đừng so b́ với người thế gian.

Nghe mùi thành dâm là do chuyện một Sa-di ở trong pḥng, có vài cô thiếu nữ đi qua trước pḥng, ông ngửi mùi dầu thơm nên sanh tâm dâm.

“Không biết không hay, đều do nghiệp mũi.” Những điều đó chúng ta không biết, không hiểu nhưng sự thật là do nghiệp của mũi.

            Những tội như thế, vô lượng vô biên;

            Sau khi mạng chung, đọa ba đường khổ.

Mũi tạo vô lượng vô biên tội, khi chết rồi th́ rơi trong ba đường khổ.

            Trải ngh́n muôn kiếp, mới được làm người;

            Dù được làm người, quả báo bệnh mũi.

            Tuy được làm người nhưng do dư báo nên mũi hay bệnh.

            Nếu không sám hối, khó được tiêu trừ;

            Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối.

Đây là sám hối về căn mũi. Sáu căn là nhân tạo nghiệp thọ khổ, v́ chúng hay phóng chạy ra ngoài đuổi theo sáu trần. Nay biết tu th́ chúng ta phải kềm chế sáu căn đừng cho chúng chạy theo sáu trần nữa, đó là chúng ta biết sám hối, mới được hết tội lỗi.

CHÍ TÂM KHUYẾN THỈNH

            Khuyến thỉnh mười phương ba đời Phật

            Và chư Bồ-tát Thánh Hiền Tăng.

            Mở rộng tâm từ bi vô lượng,

          Đồng độ chúng sanh lên bờ kia.

CHÍ TÂM TÙY HỈ

            Nay con theo Phật sanh hoan hỉ,

            Hôm sớm kính thành sám lỗi lầm.

            Thềm thang thập địa nguyện sớm lên,

          Bồ-đề chân tâm không lui sụt.

CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

            Chúng con hồi tâm về Thánh chúng,

            Chí thành đầu lễ đức Từ Tôn.

            Nguyện đem công đức đến quần sanh,

            Nương thắng nhân này thành Chánh giác.

            Những bài này đă giảng.

CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN

            Một nguyện ra hết tà khí loạn,

            Hai nguyện nhận vào tuệ hương huân,

            Ba nguyện đóng thành cửa vô lậu,

            Bốn nguyện ho tan trần hữu duyên.

            Năm nguyện lôi về đường Tam Bảo,

            Sáu nguyện ngáp nát xóm tứ sanh,

            Bảy nguyện thở trừ chướng phiền năo,

            Tám nguyện ngửi được hoa giác tươi.

            Chín nguyện thường thông giống các pháp,

            Mười nguyện hằng lấp nhân ngũ tân,

            Mười một nguyện kéo về dạo biển tánh,

            Mười hai nguyện lôi ra khỏi bến mê.

            Những nguyện mạnh này nhắm vào căn mũi.

“Một nguyện ra hết tà khí loạn”, tức là thở ra tưởng như hơi loạn hơi tà đều ra ngoài.

“Hai nguyện nhận vào tuệ hương huân”, nguyện khi hít vào th́ huân được hương trí tuệ.

“Ba nguyện đóng thành cửa vô lậu”, tức là đóng cửa vô lậu, không cho rơi trong tam giới nữa.

“Bốn nguyện ho tan trần hữu duyên.” Chữ ho dùng cho hợp vận, đúng nghĩa phải là chữ ách x́. Một cái nhảy mũi, tất cả hữu duyên ở thế gian tan hết, v́ khi hắt hơi th́ hơi ra nên tưởng như các hữu duyên thế gian tan hết không c̣n dính với ḿnh.

“Năm nguyện lôi về đường Tam Bảo”, tức là lôi mọi thấy, nghe, ngửi, nếm, trở về đường Tam Bảo.

“Sáu nguyện ngáp nát xóm tứ sanh”, tứ sanh là bốn loài: thai sanh, noăn sanh, thấp sanh, hóa sanh, nghĩa là ngáp tan hết không c̣n dính trong tứ sanh nữa, tức là không rơi vào loài người, loài vật sanh bằng thai, không rơi vào loài sanh bằng trứng, loài sanh chỗ ẩm ướt, loài do hóa sanh hiện ra.

“Bảy nguyện thở trừ chướng phiền năo”, nghĩa là khi thở tất cả chướng phiền năo đều trừ hết.

“Tám nguyện ngửi được hoa giác tươi”, luôn luôn mũi ngửi được hoa giác ngộ xinh tươi.

“Chín nguyện thường thông giống các pháp”, nghĩa là nguyện mũi ngửi biết tất cả pháp không lầm, biết nhân của nó rơ ràng.

“Mười nguyện hằng lấp nhân ngũ tân.” Ngũ tân là ngũ vị tân, nghĩa là không ưa mùi ngũ vị tân.

“Mười một nguyện kéo về dạo biển tánh”, tức là kéo về dạo biển thể tánh hay biển giác.

“Mười hai nguyện lôi ra khỏi bến mê”, nghĩa là nguyện không c̣n kẹt trong bến mê nữa.

KỆ VÔ THƯỜNG THỜI NÀY

            Cảnh giục trời gác núi,

            Tấc bóng có tiếc chăng?

            Chỉ chạy theo ư ngựa,

            Tâm khỉ chịu dừng đâu?

            Mặt trời mọc rồi lặn,

            Thân nổi trở lại ch́m.

            Già đến ngu cùng trí,

            Chết đi xưa và nay.

            Chẳng khỏi vô thường đến,

            Hạn lớn tránh được nào?

            Mỗi nên đi đường chánh,

            Chớ để vào nẻo tà.

            Ngài nhắc chúng ta:

            Cảnh giục trời gác núi,

            Tấc bóng có tiếc chăng?

Cảnh thúc đẩy mặt trời gác núi tức đă lặn. Vậy chúng ta có tiếc từng tấc bóng, hay có tiếc từng giờ, từng phút không? Nhiều khi c̣n mong mau tối để xem ngày mai có đẹp hơn không. Ai cũng tưởng tượng hăo huyền là ngày mai thế nào cũng đẹp hơn nên hôm nay chưa hết lại mong đến mai, tháng này chưa hết lại mong tháng sau, năm này chưa hết lại mong năm tới. Mong để làm ǵ? Để mà chết, nghĩa là mong hết ngày, hết tháng, hết năm rồi chết!

Chúng ta không tiếc từng ngày, từng phút, không nghĩ một ngày qua đă làm được ǵ. Thiền sư Y Am mỗi chiều qua, ôn lại thấy chưa được ǵ, Ngài nh́n mặt trời lặn mà sa nước mắt. Chúng ta hiện nay như thế nào? Ngày giờ thật là quí báu để nó qua mất rất đáng tiếc. Từ sớm đến chiều kiểm lại xem chúng ta mê nhiều hay tỉnh nhiều? Nếu cảm thấy mê th́ tủi thân, buồn trách ḿnh sao quá dở, chớ không phải ngắm mặt trời lặn rồi vui chơi, không tiếc thời gian đă trôi qua.

            Chỉ chạy theo ư ngựa,

            Tâm khỉ chịu dừng đâu?

Tâm khỉ ư ngựa dịch chữ tâm viên ư mă. Ư giống như ngựa chạy sải, tâm như vượn khỉ chuyền cây. Chúng ta chạy theo tâm ư lăng xăng không biết dừng.

            Mặt trời mọc rồi lặn,

            Thân nổi trở lại ch́m.

Buổi sáng mặt trời mọc, chiều đến mặt trời lặn, mặt trời có mọc th́ có lặn, thân người cũng vậy, có sanh phải có tử. Nó hiện có rồi sẽ mất đi. Tại sao chúng ta không biết quí tiếc, để dùng nó vào chỗ lợi ích cho ḿnh, cho chúng sanh mà thả trôi th́ giờ quí báu?

            Già đến ngu cùng trí,

            Chết đi xưa và nay.

Cái già b́nh đẳng đến với tất cả mọi người, dù ngu hay trí chớ không phải dành riêng cho ai. Cái chết cũng vậy. Người xưa chết người nay cũng phải chết. Khi cái chết đến dù già dù trẻ dù muốn dù không cũng phải chịu, ai ai cũng phải đến chỗ đó. Thế nên ngày c̣n sống là ngày quí báu để làm được chút ǵ cho đạo, cho ḿnh chớ không phải sống để chờ chết.

            Chẳng khỏi vô thường đến,

            Hạn lớn tránh được nào?

Không ai tránh khỏi vô thường, không ai tránh được cái chết. Hạn lớn là chỉ cho khi chết.

            Mỗi nên đi đường chánh,

            Chớ để vào nẻo tà.

Tức là mỗi người phải ráng tu hành, đừng để bị lôi cuốn vào đường tà quấy. Đây là lời khuyên về vô thường vào buổi mặt trời lặn. Ngài cảm hứng nên khuyên thêm hai bài kệ. 

KỆ KHUYÊN CHÚNG BUỔI HOÀNG HÔN

            Cảnh giục nương dâu tối,

            Non tây ô lặn rồi.

            Ngày giờ đâu dừng măi,

            Già bệnh dễ kề người.

            Chết đến ai hay giữ,

            Hạn lại sao cấm ngăn.

            Mọi người nên để mắt,

            Hôn tán chớ vương tâm.

            Cảnh giục nương dâu tối,

            Non tây ô lặn rồi.

Cảnh thúc đẩy, nh́n lại bờ dâu đă tối, vầng ô đă ch́m xuống núi phía tây.

            Ngày giờ đâu dừng măi,

            Già bệnh dễ kề người.

Ngày giờ không dừng lại một chỗ th́ già, bệnh sớm muộn ǵ cũng đến với chúng ta, không ai tránh được.

            Chết đến ai hay giữ,

            Hạn lại sao cấm ngăn.

Không ai giữ được cái chết chẳng đến với ḿnh; hạn là chết, cũng là nạn. Khi những chuyện không tốt xảy đến, không ai ngăn cản được. Thế nên:

            Mọi người nên để mắt,

            Hôn tán chớ vương tâm.

Hôn tán là hôn trầm và tán loạn. Chúng ta nên nhớ cảnh vô thường dồn dập đến không tha ḿnh, vậy khi tu phải làm sao đuổi được con ma hôn trầm và chận được con quỉ tán loạn, không cho chúng quấy nhiễu, th́ đường tu mới xứng đáng. Vậy chúng ta tu là phải thắng ma quân đó. Nếu người nào ngồi thiền bị hôn trầm măi sanh chán, nghĩ thà ngủ một giấc c̣n hơn liền xả thiền nằm xuống ngủ, đó là rất dở. Tại sao? Ngồi gục c̣n tha thứ được v́ thua mà vẫn cố gắng tranh đấu, nếu chuồi xuống ngủ là kéo cờ đầu hàng, nên không tha thứ được. Hiểu như vậy nên ai duỗi ra nằm ngủ là tôi không chấp nhận. Có nhiều giám thiền cũng từ bi, thấy gục tội quá liền bảo thôi nằm xuống ngủ đi. Như vậy là nguy hiểm, v́ như thế cả thiền đường sẽ ngủ hết. Chúng ta phải nghịch hạnh từ bi, bằng cách đánh một trượng cho họ giựt ḿnh, đuổi được con ma hôn trầm, đó là cứu họ. Nh́n người đi giám thiền cầm cây trượng, thấy hơi bất nhẫn, nhưng thật ra cây trượng là đuổi ma chớ không phải đánh người. Đừng quan niệm người giám thiền tàn nhẫn rồi nổi sân, đó là chưa biết tu. Đánh là đuổi ma hôn trầm chạy, lẽ ra ḿnh phải chấp tay cám ơn v́ lúc đó ḿnh say rồi, không tự chủ nên phải nhờ đánh mạnh ḿnh mới tỉnh, ma hôn trầm mới chạy xa, đánh nhẹ quá, người giám thiền đi qua khỏi nó trở lại nữa. Hiểu như thế mới biết ư nghĩa của việc giám thiền.

 

KỆ TÁM KHỔ

            Sanh đến thành người thân khổ nhọc,

            Già sang lụ khụ ư mê mờ,

            Bệnh xâm thân thể đau khôn nhẫn,

            Chết đọa ba đường nghiệp dễ thôi.

            Ân ái xa ĺa buồn khó tả,

            Oán thù gặp lại giận không cùng.

            Ngàn cầu chẳng được thêm phiền năo,

            Năm ấm tranh nhau đấu sức hùng.

Chỉ có tám câu, Ngài diễn tả được tám khổ (bát khổ): sanh, lăo, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc và ngũ ấm xí thạnh khổ.

“Sanh đến thành người thân khổ nhọc”, từ khi sanh đến lúc thành người thân phải trải qua nhiều khổ nhọc. Đọc sử đức Phật chúng ta thấy Thái tử Tất-đạt-đa theo vua cha ra đồng dự lễ hạ điền, tức là lễ cho dân bắt đầu cày ruộng. Khi vua cha xem người cày, Thái tử đến ngồi bên gốc cây, Ngài nh́n thấy trên luống cày những con trùng bị đứt trồi lên giẫy giụa, các con cưỡng, con sáo liền sà xuống mổ nuốt. Thấy cảnh đó Ngài nói: Chúng sanh sanh trong đau khổ. Nghe như thế, chúng ta không quan tâm, nhưng nay xét kỹ lại, sanh quả là khổ, không ai chối căi được. Tại sao? Nếu để ư chúng ta sẽ thấy những con chim sâu nhảy chuyền trên các cành cây để t́m mồi, khi thấy con sâu, nó dùng mỏ nhọn gắp nhanh, quật qua quật lại con sâu run bây bẩy rồi chim nuốt. Một ngày sống nó phải nuốt bao nhiêu sâu, mà mỗi con sâu bị nuốt đau khổ vô cùng. Đến con người, ngày xưa tôm cá nhiều, mỗi bữa ăn đem vài con cá ra đập đầu, chúng giẫy giụa run run. Như thế cuộc sống của chúng ta do những con vật nhỏ yếu cung cấp. Một ngày chúng ta sống là một ngày khổ của chúng sanh. Lại như muốn được sung túc, kẻ khôn hiếp kẻ dại, người mạnh hiếp người yếu. Tất cả cuộc sống đều là tranh giành lấn áp làm khổ cho nhau chớ đâu có an vui. Sống trong đau khổ mà chúng ta không thấy, có khi thấy cũng làm ngơ. Như những người cắt cổ gà vịt, khi bị giết, chúng kêu la giẫy giụa, người giết tỏ ra từ bi, tụng chú văng sanh cho đời sau chúng đừng làm gà vịt nữa. Đó thật là đạo đức giả. Giả sử có ai cầm gươm kề cổ chúng ta nói: anh sống khổ quá để tôi đâm anh chết, rồi tụng chú văng sanh cầu cho anh hết khổ, chúng ta bằng ḷng không? Hay vừa lạy vừa van xin cho tôi sống, đừng cầu văng sanh làm chi! Nếu thật t́nh thương, chúng ta không nỡ làm khổ chúng sanh để ngon miệng ḿnh. Thế nên cuộc sống là đau khổ, có mấy người đem lại an lạc cho nhau.

“Già sang lụ khụ ư mê mờ”, già đến th́ lưng c̣ng chân yếu thân thể mỏi mệt, ư cũng mù mịt mờ tối.

“Bệnh xâm thân thể đau khôn nhẫn”, khi cơn bệnh xâm nhập, thân đau đớn nhẫn chịu không nổi.

“Chết đọa ba đường nghiệp dễ thôi”, chết đọa trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh là chuyện dễ. Tại sao? Phật dạy nếu chúng ta giữ tṛn năm giới (không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu), bảo đảm người đó được trở lại làm người. Nếu trong năm giới mà phạm một, hai điều th́ không bảo đảm. Kiểm lại ở thế gian, bao nhiêu người giữ đủ năm giới? Vậy trở lại làm người là việc khó, rơi trong ba đường ác là việc dễ. V́ thế người ta thường nói lên núi khó xuống núi dễ. Chúng ta ráng giữ đủ tư cách một con người tốt th́ khó, buông lung tạo nghiệp xấu ác th́ rất dễ.

“Ân ái xa ĺa buồn khó tả”, người thương mến mà phải xa ĺa th́ buồn khôn kể xiết, nhưng đâu có ai tránh khỏi điều đó. Một là v́ đi nơi này, nơi khác làm ăn nên phải xa nhau. Hai là v́ kẻ c̣n người mất. Sống xa ĺa gọi là sanh ly, chết xa ĺa gọi là tử biệt, cả hai trường hợp đều buồn khổ. Khổ v́ chết phải ĺa nhau, theo thời gian cũng khuây khỏa, khổ v́ sống mà lâu lâu mới biết tin tức nhau th́ khổ này dài hơn.

“Oán thù gặp lại giận không cùng”, người ḿnh oán ghét mà cứ ở trước mắt làm sao chịu nổi! Ở thế gian chưa bao giờ chúng ta thương tất cả mọi người. Trong trăm người, thân lắm chỉ độ vài ba mươi, ghét chắc cũng vài ba mươi. Như vậy người ghét cũng tương đương với người thương. Xa ĺa người thương đă khổ, gặp măi người ghét cũng khổ, vậy lúc nào hết khổ? Chỉ khi hết thương hết ghét. Thế nên Phật dạy tu là dứt tâm thương ghét. Làm sao ai cũng là người ḿnh quí kính, không ghét thù ai cũng không trói buộc với ai, thế mới là hết khổ.

“Ngàn cầu chẳng được thêm phiền năo.” Đây là cầu bất đắc khổ. V́ sao lại nói ngàn cầu? V́ sự mong cầu của chúng ta quá nhiều. Tỉ dụ chưa có tiền, muốn có tiền, có tiền rồi muốn có xe, có nhà v.v... sự ham muốn không cùng. Mong cầu cả ngàn thứ mà chỉ được hai, ba th́ chưa vừa ư nên lúc nào cũng phiền năo.

“Năm ấm tranh nhau đấu sức hùng.” Năm ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc ấm là chỉ cho thân, bốn ấm sau là chỉ cho tâm. Nay chúng ta nh́n từng ấm một thử xem chúng tranh nhau như thế nào? Thứ nhất là sắc ấm. Sắc ấm là do sự tụ họp của đất, nước, gió, lửa. Bốn thứ họp lại có ḥa thuận nhau không? Lửa đương cháy phừng lấy nước dội liền tắt, nước để trong nồi đốt lửa một lúc bốc hơi khô hết. Như vậy lửa nước chống đối nhau. Nhưng trong người chúng ta thiếu thứ nào cũng không được. Nếu thiếu nước th́ thân khô khan, thiếu lửa th́ thân bị lạnh. Lửa nước thù địch nhau, nay điều ḥa chúng là việc không phải dễ. Khi nghe nóng phải t́m thức ăn cho mát, khi lạnh lại t́m thức uống cho ấm, cứ như thế mà phải t́m kiếm thức ăn thức uống để bồi bổ cho quân b́nh th́ thân mới an ổn. Đến đất với gió, khi gió thổi mạnh bụi đất bay tung mù mịt. Trong thân chúng ta cũng vậy, lâu lâu có một trận gió xuông vào cả ḿnh đau nhức. Vậy gió thổi th́ đất rung rinh không nghi ngờ. Như thế tứ đại lúc nào cũng tranh hùng, chúng ta phải ráng điều ḥa chúng, th́ thân mới được b́nh an.

Đến phần thọ, tưởng, hành, thức lại càng lăng xăng hơn nữa. Thọ là những cảm giác, tưởng là những tưởng tượng, hành là suy tư, thức là phân biệt. Cảm giác thích được vừa ư, tưởng tượng thức này ngon món kia dở... suy tư phân biệt lăng xăng trong nội tâm, bốn thứ đó lúc nào cũng dao động bất an.

Tóm lại sắc uẩn là tứ đại, chúng tranh giành nhau không dừng, tâm là thọ tưởng hành thức cũng lăng xăng dao động. Thân và tâm đều giả hợp mà chúng ta lại bảo vệ nó. Đó là giả hợp có lúc phải tan, đủ duyên th́ c̣n, thiếu duyên th́ mất, không bền chắc lâu dài. Thế nên ai nghĩ ǵn giữ thân này c̣n măi là si mê. Biết như vậy phải lợi dụng nó để tinh tấn tu hành, đó mới là người sáng suốt khôn ngoan.

DÂNG HƯƠNG BUỔI ĐẦU HÔM

“Cúi mong, lửa đom đóm điểm không, đèn thuyền chài rọi nước. Bạn tịnh trên đàn đều tới, trong ḷ mới thắp tín hương. Hương này, sản phẩm chẳng ở Lạc Sơn, chủng loại không phải trầm thủy. Đâu bởi Thần Long dâng cúng, chính do Bồ-tát cất dành. Trong rừng Ngưu đầu khó so b́, nơi vườn Kê thiệt suy tôn bậc nhất. Gươm tuệ chặt, vót bằng đao giới rất mực thanh kỳ; nước định rửa, lửa tam-muội đốt mùi thơm ngào ngạt. Đâu chỉ đàn tràng ngửi được, mọi nơi khắp chốn đều thơm. Một nén hương xông nhiều đời nghiệp sạch. Nay buổi đầu hôm, đốt hương cúng dường.”

“Cúi mong, lửa đom đóm điểm không, đèn thuyền chài rọi nước.” Tối đến đom đóm bay chớp chớp trên không, các thuyền chài thắp đèn, ánh sáng rọi xuống nước.

“Bạn tịnh trên đàn đều tới, trong ḷ mới thắp tín hương.” Bạn tịnh là dịch chữ phạm lữ. Lữ là bạn, phạm là thanh tịnh, nghĩa là những người xuất gia vừa đến trước đàn tràng, là chùa hoặc Thiền đường, khi ấy mới bắt đầu thắp hương cúng dường cắm trên ḷ hương. Ngài tán thán hương:

“Hương này, sản phẩm chẳng ở Lạc Sơn, chủng loại không phải trầm thủy.” Lạc Sơn là chỉ những ngọn núi ở ngoài biển tương tự như núi Bồng lai, tức là những ngọn núi có hương quí. Chủng loại của hương này vượt hơn hương trầm thủy.

“Đâu bởi Thần Long dâng cúng, chính do Bồ-tát cất dành.” Hương này không phải do các vị thần, rồng dâng cúng mà do trong kho của Bồ-tát cất dành sẵn.

“Trong rừng Ngưu đầu khó so b́, nơi vườn Kê thiệt suy tôn bậc nhất.” Rừng Ngưu đầu tức Ngưu đầu chiên-đàn, là cây chiên-đàn rất thơm, sản xuất trên núi Ngưu đầu, một ngọn núi ở miền Nam Ấn Độ. Trong kinh Chính Niệm Xứ chép: Đỉnh núi này giống như đầu con trâu và núi sản sanh cây chiên-đàn nên gọi là Ngưu đầu chiên đàn. Hương chiên-đàn ở núi Ngưu đầu rất thơm nhưng so với hương dâng cúng Phật c̣n thua kém. “Nơi vườn Kê thiệt suy tôn bậc nhất.” Kê thiệt cũng là tên (Kê thiệt là lưỡi gà). T́m trong sử th́ thấy tên nhưng không thấy diễn tả là vườn hay núi... Hương Kê thiệt là một thứ hương rất thơm nhưng cũng không bằng nên gọi là suy tôn bậc nhất. Vậy hương này là tâm hương nên chỉ có ở kho của Bồ-tát.

“Gươm tuệ chặt, vót bằng đao giới rất mực thanh kỳ.” V́ là tâm hương nên chặt bằng gươm trí tuệ, vót bằng đao giới luật nên rất mực thanh kỳ, tức là thơm tho kỳ đặc.

“Nước định rửa, lửa tam-muội đốt mùi thơm ngào ngạt.” Khi vót thành cây hương liền lấy nước định rửa, dùng lửa tam-muội đốt. Tam-muội là âm chữ Phạn, dịch nghĩa là chánh định. Mùi thơm hương này do trí tuệ biết, không phải như các loại hương thế gian do mũi ngửi được.

“Đâu chỉ đàn tràng ngửi được, mọi nơi khắp chốn đều thơm.” Mùi thơm của hương này không chỉ ở trong chùa mà tỏa khắp nơi. Đây là tâm hương, do giới, định, tuệ hun đúc thành, nên không phải do mũi ngửi mà do trí người trọng đạo đức biết nó thơm quí.

“Một nén hương xông nhiều đời nghiệp sạch”, nghĩa là xông được nén hương này th́ tất cả nghiệp nhiều đời theo đó sạch hết. “Nay buổi đầu hôm đốt hương cúng dường.”

           

KỆ DÂNG HƯƠNG

            Trầm thủy rừng thiền hương sực nức,

            Chiên-đàn vườn tuệ đă vun trồng,

            Đao giới vót thành h́nh non thẳm,

            Nguyện đốt ḷ tâm măi cúng dâng.

KỆ DÂNG HOA

            Đất tâm mở ra hoa nở rộn,

            Trời có mưa hoa vẫn kém thơm.

            Cành cành đóa đóa dâng cúng Phật,

          Gió nghiệp muôn đời thổi chẳng rơi.

PHÁT NGUYỆN

            Nguyện mây hương hoa này,

            Khắp cả mười phương cơi,

            Cúng dường tất cả Phật,

            Tôn Pháp, chư Bồ-tát,

            Vô lượng chúng Thanh văn

            Và tất cả Thánh Hiền.

            Vừa rời đài Quang minh,

            Qua cơi nước vô biên,

            Trong vô biên cơi Phật,

            Nhận dùng làm Phật sự.

            Xông khắp các chúng sanh

            Đều phát tâm Bồ-đề.

Đây là lời phát nguyện sau khi dâng hương, dâng hoa.

TÂU BẠCH

“Kính bạch: Mười phương Đại Giác, ba đời Hùng Sư, mở rộng đèn tuệ chư Phật, soi khắp nhà tối quần sanh.” Kính mong chư Phật mở rộng đèn trí tuệ để soi khắp nhà tối của chúng sanh.

“Trộm nghe (hay thầm nghe): kèn lầu vừa thổi, trống cấm mới truyền, nhà nhà đèn sáp sáng trưng, chốn chốn mỡ rồng cháy rực.” Đây là dẫn giải theo lối xưa, chữ kèn là gượng dịch, nguyên là chữ giác tức là sừng, thường gọi là tù và. Tiếng tù và thổi là báo hiệu đă tối, trống cấm trong thành vua được lệnh đánh, nhà nhà đều đốt đèn cầy sáng trưng. Mỡ rồng cũng là mỡ rắn, thường thuở xưa người ta hay lấy mỡ những con rắn lớn thắng làm dầu đốt, cũng như ở quê đốt dầu phộng dầu mù u, tối đến mỗi nhà đốt các dĩa dầu cháy rực.

“Ngựa báu thôi hí ngoài ngơ tía, cá vàng ngưng nhảy dưới ao trong.” Ngơ tía tức là đường quan. Những con ngựa hay chở đưa người đi chơi ngoài đường quan, tối rồi ngưng không c̣n hí nữa. Cá ban ngày được người cho ăn, nhảy đớp bọt, tối đến im lặng không nhảy nữa. Đó là hai h́nh ảnh rất nên thơ.

“Lưa thưa mặt nước đom đóm bay, lấp ló đầu non ngậm vầng nguyệt.” Trên mặt hồ lưa thưa đom đóm bay lập ḷe, lúc đó mặt trăng sắp lặn.

“Bên đài Phượng hoàng say sưa tiệc rượu liên hoan, trước lầu Anh vũ tham đắm mê hoa thủ lạc.” Đài Phượng hoàng và lầu Anh vũ chỉ cho những lầu đài cất gần đền vua ở Trung Hoa thuở xưa. Đó là chỗ vui chơi của vua quan, nên bên đài Phượng hoàng say sưa tiệc rượu liên hoan, trước lầu Anh vũ tham đắm mê hoa thủ lạc. Mê hoa tức là ham chơi thích thú theo những dục lạc thế gian.

“Hoặc vịnh trăng cợt gió, hoặc thổi sáo đánh đàn”, hoặc nh́n trăng đùa gió rồi làm thơ vịnh hoặc đánh đàn thổi sáo v.v...

“Người người chăm chăm duyên trước mắt, kẻ kẻ đâu quên việc sau thân.” Người đời mải ham chơi mê đuổi theo những việc trước mắt, nhưng đâu thể quên được việc sau thân. Sau thân là việc ǵ? Mai kia thân này già nua lụn bại, nên ai cũng phải biết c̣n có việc sau thân. Đến đây Ngài đánh thức:

“Các Phật tử phải tỉnh đường trước khó tiến tới, chớ tham gối cao mặc ngủ say.” Người tu hành phải luôn luôn nh́n trước ḿnh, mỗi ngày mỗi bước tiến lên không được chần chờ, không được dừng nghỉ. Muốn tiến tới luôn luôn như vậy thật là khó, chúng ta phải nỗ lực. “Chớ tham gối cao mặc ngủ say”, tối nằm trên gối ngủ một giấc ngon tới sáng, đó là gối cao nệm ấm ngủ say sưa, quên đường trước mà không chịu tiến.

“Lên giường khó bảo đảm xuống giường, đêm nay đâu thể biết đêm mai.” Câu này đánh thức chúng ta. Như vừa rồi tại một thất ở sau Thường Chiếu có một cô xuất gia, cô Huệ Toàn, chiều c̣n nói chuyện vui với huynh đệ như thường, tối ngủ đến sáng không thấy mở cửa, những người hàng xóm chạy đến nạy cửa vào thấy cô nằm yên không c̣n thở nữa. Thật đúng như câu: “Lên giường khó bảo đảm xuống giường.” Như vậy mà có ai nhớ đâu, cứ nghĩ sáng th́ xuống, không ngờ có khi lên mà không xuống được. “Đêm nay đâu thể biết đêm mai”, đêm nay c̣n sống, chưa chắc đêm mai c̣n. Đó là những câu cảnh tỉnh cho chúng ta thấy cuộc đời mỏng manh tạm bợ, ngày nay khỏe mạnh chớ chưa bảo đảm ngày mai được khỏe. Nếu ai nhớ luôn luôn như vậy th́ tu hành đâu có dám bê trễ. Trái lại, cứ tin ngày mai ḿnh vẫn khỏe, vẫn làm việc như thường, nên ngày nay tu thiếu, để dành mai tu bù không có ǵ phải lo. Nếu biết rằng ngày nay chưa bảo đảm ngày mai th́ ngày nào khỏe phải tu ngay, chớ không thể chần chờ.

“Cửa đệ nhất nghĩa nên thẳng vào, nơi ba đường ác chớ tiến bước.” Cửa đệ nhất nghĩa là dịch từ đệ nhất nghĩa môn là cửa có một nghĩa thôi, đó là cửa không dính hai bên. Quí vị đang tiến vào cửa đệ nhất hay cửa đệ nhị? Nếu là đệ nhị th́ kẹt hai bên. Cửa đệ nhất th́ không có hai bên, tức là không có hơn thua, tốt xấu, phải quấy. Đó cũng gọi là đệ nhất nghĩa đế, nơi cửa đó phải ráng thẳng vào. C̣n ba đường ác địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, đừng tiến bước vào v́ sẽ khổ. Như vậy người biết tu phải luôn luôn đi thẳng vào cửa đệ nhất nghĩa, tức là nơi không c̣n đối đăi, không c̣n phân biệt, đó là nơi an định, giải thoát khỏi ṿng sanh tử.

“Quay đầu nhận về gia hương ḿnh, mở mắt chớ ham mộng phù thế.” Gia là nhà, hương là làng xă nơi nhà ḿnh ở, đó là nghĩa đen. Theo nghĩa ở đây gia hương là chỗ cố hương ḿnh có từ thuở nào. Nay chúng ta có phải là những người đang phiêu bạt không? Người rời khỏi cố hương là kẻ phiêu bạt! Như vậy nếu chưa về được gia hương ḿnh là c̣n đang phiêu bạt.

Ngài Trần Thái Tông bảo chỉ quay đầu nhận về gia hương! Vậy gia hương khác với phiêu bạt ở chỗ quay đầu lại hay phóng mắt nh́n ra. Quay đầu lại, từ chuyên môn nhà Thiền gọi là “Hồi đầu thị ngạn” nghĩa là quay đầu là bờ ấy, bờ ấy là gia hương. Trái lại nếu phóng mắt ra ngoài, đó là phiêu bạt. Buông sáu căn chạy theo sáu trần đó là phiêu bạt. Xoay sáu căn trở lại nơi bản quán của nó, là quay đầu về cố hương, quay đầu về là bờ giác. Bờ giác xa hay gần? Gần nhưng đi măi không đến nên thành xa! Xa mà không phải xa, chỉ cần quay đầu lại, nhưng v́ cứ phóng ra nên trở thành xa! Như vậy tự kiểm điểm lại xem một ngày chúng ta quay lại được bao lâu, chắc chắn nhất là sáu tiếng. Chúng ta c̣n như thế, huống là người thế gian mải đi theo con đường phiêu bạt hẳn khó kiếm được một tiếng đồng hồ quay trở lại. Thế nên chúng ta thấy kinh Pháp Hoa diễn tả hay đáo để. Người cùng tử bỏ nhà đi không biết từ thuở nào, chỉ thấy đang lang thang, nay giựt ḿnh, quay trở về quê hương t́m cha mẹ. Khi trở về buổi đầu được cha trao cho công tác tầm thường như hốt phân, dần dần được gần cha và cuối cùng cha trao hết gia tài cho. Biết trở về là như vậy, c̣n nếu không biết th́ suốt kiếp làm cùng tử lang thang. Nếu tủi nhục cho đời cùng tử th́ chúng ta phải mau quay về. Hiện nay chúng ta cũng giống như chàng cùng tử đang làm chuyện hốt phân sống qua ngày vậy.

“Mở mắt chớ ham mộng phù thế.” Mộng phù thế là ǵ? Con phù du ở trên mặt nước, sớm mai có mặt, chiều tối chết, cuộc đời tạm bợ giống như đời con phù du. Cuộc sống của chúng ta là giấc mộng trong cơi tạm. Thế th́ có ǵ đáng ưa thích. Nhưng chúng ta đang mê, mở mắt th́ ham mộng phù thế nên Ngài nhắc chúng ta đừng say mê cái tạm bợ, cái mộng ảo trên thế gian này. Chỉ hai câu này đủ nhắc nhở chúng ta tu, “quay đầu nhận về gia hương ḿnh, mở mắt chớ ham mộng phù thế”. Tới lui, xuống bếp, ra vườn cứ ngâm hai câu đó chớ đừng ca những câu khác.

“Đệ tử chúng con kính tưởng giờ này, lấy làm khóa lễ đầu hôm.”

SÁM HỐI TỘI CĂN LƯỠI

            Chí tâm sám hối,

            Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay;

            Bỏ mất bản tâm, không biết chánh đạo.

            Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm,

            Không sám lỗi trước, khó tránh hối sau.

NGHIỆP CĂN LƯỠI LÀ:

            Tham đủ mọi mùi, thích xét ngon dở;

            Nếm hết các thứ, biết rơ béo gầy.

“Tham đủ mọi mùi, thích xét ngon dở.” Lưỡi chúng ta thích đủ mùi. Vị bùi béo th́ ưa, chát đắng th́ không thích, để vào lưỡi th́ khen món này ngon chê món kia dở. Nhiều khi trên mặt xă giao có những trường hợp nếu không làm giống người th́ thấy quê, mà làm theo người th́ thấy xấu hổ. Thí dụ như có nhiều người Phật tử nấu thức ăn ngon cúng dường quí thầy, họ hỏi: Thầy dùng món này được không? Theo thế t́nh muốn vui ḷng người làm bếp th́ phải nói: À ngon quá! Như vậy ḿnh đă theo vị rồi. C̣n nếu chỉ làm thinh hoặc gật đầu một chút th́ thấy thiếu lịch sự. Thế nên việc xă giao làm con người xa lần với đạo lư, nghĩa là muốn được ḷng người cúng dường th́ phải khen, mà khen th́ phải nghĩ tới ngon dở, nhưng chúng ta thấy lỗi của lưỡi là “tham đủ mọi mùi, thích xét ngon dở”.

“Nếm hết các thứ, biết rơ béo gầy”: Thức ǵ cũng ưa nếm, cũng ăn qua cho biết, nên nhiều người v́ nghe quán này nấu khéo, quán kia nấu ngon liền rủ nay đi ăn quán này, mai đi ăn quán kia để cho biết hết các thứ và “biết rơ béo gầy”. Thức ăn có mỡ th́ biết đó là con vật béo mập, c̣n thức ăn không mỡ th́ biết đó là gầy nên những bệnh của lưỡi kể ra cũng nhiều.

“Sát hại sanh vật, nuôi dưỡng thân ḿnh.” Một con vật chết là nuôi cho ḿnh được một bữa ăn. Đó là nói những con vật khá lớn, c̣n những con vật nhỏ th́ một bữa ăn sát hại không biết bao nhiêu con.

“Quay rán cá chim, nấu hầm cầm thú.” Cá hay chim th́ đem quay, đem rán, cầm thú th́ đem nấu hầm. Tất cả những thứ đó là cái ngon miệng, cái sở thích của người đời.

“Thịt tanh béo miệng, hành tỏi ruột xông.” Có thứ thịt nào chưa xào nấu mà không tanh đâu. Nhưng xào nấu rồi th́ ăn béo miệng. Lại muốn cho nó được thơm th́ thêm hành tỏi. Tanh th́ ngon miệng, thơm th́ xông trong ruột, khi vô th́ thơm đến khi ra th́ hôi chịu không nổi.

“Ăn rồi đ̣i nữa, nào thấy no lâu.” Món ǵ ngon th́ để dành lại, nếu trưa chiều mà không dọn lên th́ hỏi: Món hồi sáng đâu rồi? Đó là diễn tả sở thích ăn thịt cá hoặc các loài vật, chim chóc v.v... Đến hoàn cảnh bắt buộc phải đi chùa ăn chay th́:

            Hoặc đến đàn chay, cầu thần lễ Phật;

            Cố cam bụng đói, đợi lúc việc xong.

Phải đi chùa để cầu cúng theo lệnh của cha mẹ, ông bà th́ ráng tới, tới th́ cam bụng đói để đợi xong việc đặng về nhà ăn cho ngon chớ ở chùa ăn không được.

            Sáng sớm ăn chay, cơm ít nước nhiều;

            Giống hệt người đau gắng nuốt thuốc cháo.

Ăn chay th́ gượng ăn thôi, nuốt cơm không trôi, chỉ húp một chút canh cho đỡ dạ, nên cơm ít nước nhiều. Ăn chay giống như là uống thuốc không có ǵ ngon, v́ vậy mà ăn lếu láo để về nhà ăn lại.

            Mắt đầy mỡ thịt, cười nói hân hoan,

            Rượu chuốc cơm mời, nóng thay nguội đổi.

Bữa nào thấy những thức ăn có thịt cá tươi ngon đầy bàn th́ cười nói hân hoan, cho nên đến bàn ăn mà vui vẻ là nhờ những thức ăn vừa ư đầy bàn. Nếu đến bàn ăn thấy toàn là những thứ không thích hẳn là không vui chút nào. Trong các bữa tiệc luôn luôn là mời ăn mời uống, đem món nóng lên, đổi món nguội xuống v.v...

            Bày tiệc đăi khách, cưới gả cho con,

            Giết hại chúng sanh, v́ ba tấc lưỡi.

Nghĩa là giết lợn ḅ, gà vịt để làm tiệc, đều gốc từ cái lưỡi ba tấc này (nói theo tấc ta ngày xưa). Đó là diễn tả lỗi thích ăn ngon, không ưa dở của lưỡi.

            Tiếp đến là lỗi hay nói của lưỡi:

            Nói dối bày điều, thêu dệt bịa thêm,

            Hai lưỡi bỗng sanh, ác khẩu dấy khởi.

Hoặc nói dối bày điều tức là nói không có lẽ thật, hoặc chuyện như thế này mà thêu dệt tô điểm thành thế khác, hoặc nói hai lưỡi, tới người này th́ chê gièm người kia, tới người kia th́ chê gièm người này làm cho người hờn giận nhau, hoặc nói những lời dữ, lời hung ác. Từ lưỡi sanh ra bốn tội nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói ác khẩu.

            Chửi mắng Tam Bảo, nguyền rủa mẹ cha;

            Khinh khi Hiền Thánh, lừa dối mọi người.

Đây là chỉ những đứa con bất tiếu không kể ǵ cha mẹ, không kể ǵ Phật pháp nên có những lời nói dữ, khinh chê Hiền Thánh, lừa dối mọi người.

            Chê bai người khác, che giấu lỗi ḿnh;

            Bàn luận cổ kim, khen chê này nọ.

Bệnh của chúng ta là bệnh chê người khen ḿnh, hoặc giấu lỗi ḿnh, bươi móc lỗi ḿnh. Dù ai hay mấy mà người ta khen trước mặt ḿnh, ḿnh cũng khó chịu, nên có lần tôi nói một câu mà tôi c̣n nhớ: Nghe người khen bạn ḿnh trước mặt ḿnh mà không đổi sắc mặt, đó là người can đảm. Thí dụ hai người bạn cùng làm một việc mà người xa lạ lại khen bạn ḿnh nức nở, mà không nói đến ḿnh, ḿnh phải can đảm lắm mới giữ được sắc mặt b́nh tĩnh. Trái lại nếu họ khen ḿnh, chê bạn ḿnh th́ chắc ḿnh dễ chịu hơn! Giấu cái dở của ḿnh và bươi móc lỗi người th́ người tức bươi lại lỗi ḿnh rốt cuộc cả hai đều xấu. Con người mê muội dễ có hai bệnh này.

            Khoe khoang giàu có, lăng nhục người nghèo;

            Xua đuổi Tăng Ni, chửi mắng tôi tớ.

Nếu ḿnh khá giả th́ tới đâu cũng khoe, thấy ai nghèo hèn hơn th́ khinh chê, lăng nhục họ. Đối với Tăng Ni thấy chỉ có ăn hại, không có lợi ǵ, nên tới nhà là đuổi đi. Tôi tớ làm ǵ không vừa ư th́ chửi mắng.

            Lời gièm thuốc độc, nói khéo tiếng đàn;

            Tô vẽ điều sai, nói không thành có.

Lời gièm pha là một thứ thuốc độc. C̣n lời nói khéo nói xảo, vuốt ve nghe như đàn êm tai. Những điều đúng phải mà tô vẽ thành trái quấy, việc không mà nói thành có, đó là lối nói tạo cho người hiểu lầm lẽ thật.

“Oán hờn nóng lạnh, phỉ nhổ non sông.” Trời nóng quá cũng tức, lạnh quá cũng không ưa, không biết chuyện thời tiết nóng lạnh là lẽ thường. Phỉ nhổ non sông là có khi ḿnh cũng bực bội tức tối cả núi sông.

“Tán dóc Tăng pḥng, ba hoa Phật điện.” Lẽ ra tối đến về liêu pḥng im lặng ngủ, nhưng hai ba người dụm lại tán dóc đủ chuyện. Điện Phật là chỗ cung kính trang nghiêm, mà lên đó c̣n ba hoa nói chuyện ồn náo.

            Những tội như thế, vô lượng vô biên;          

            Ví như cát bụi, đếm không thể cùng.

Tội của lưỡi quá nhiều! Từ ăn uống đến nói năng, lưỡi tạo đủ các tội nhiều như cát bụi đếm không thể hết. Thế nên mỗi ngày đêm chúng ta phải ráng tu hành cho bớt tội lỗi của nghiệp lưỡi.

            Sau khi mạng chung, vào ngục bạt thiệt;

            Cày sắt kéo dài, nước đồng rót măi.

Sau khi chết rơi xuống địa ngục tên bạt thiệt, nơi đó lưỡi bị kéo dài ra, rồi bị cày bằng sắt cháy đỏ cày lên trên, lại bị nước đồng sôi rót vào trong miệng. Ăn uống như vậy để bù lại vị ngon và lời nói sai quấy ở thế gian.

            Quả báo hết rồi, muôn kiếp mới sanh;

            Dù được làm người, lại bị câm bặt.

Quả báo ở địa ngục hết rồi, phải trải qua bao nhiêu kiếp mới được sanh trở lại làm người. Dù được làm người, do dư báo vẫn bị bệnh câm ngọng. V́ lỗi của lưỡi mà phải chịu khổ trong địa ngục, đến khi trở lại làm người vẫn c̣n bị khổ ở thế gian.

            Nếu không sám hối, khó được tiêu trừ;

            Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối.

Hôm nay thành tâm sám hối những lỗi lầm do lưỡi tạo ra cho được sạch hết, và phải luôn nhớ không c̣n nói những lời tổn phước, tổn đức, gây đau khổ cho nguời và vật.

CHÍ TÂM KHUYẾN THỈNH

            Khuyến thỉnh mười phương ba đời Phật,

            Và chư Bồ-tát Thánh Hiền Tăng.

            Mở rộng tâm từ bi vô lượng,

            Đồng độ chúng sanh lên bờ kia.

CHÍ TÂM TÙY HỈ

            Nay con theo Phật sanh hoan hỉ,

            Hôm sớm kính thành sám lỗi lầm.

            Thềm thang thập địa nguyện sớm lên,

            Bồ-đề chân tâm không lui sụt.

CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

            Chúng con hồi tâm về Thánh chúng,

            Chí thành đầu lễ đức Từ Tôn.

            Nguyện đem công đức đến quần sanh,

            Nương thắng nhân này thành Chánh giác.

            Những bài này đă giảng.

CHÍ TÂM  PHÁT NGUYỆN

            Một nguyện ăn no vị vô thượng,

            Hai nguyện nhả hết vị trần tanh,

            Ba nguyện biện tài trừ các hoặc,

            Bốn nguyện thích nói độ quần sanh.

            Năm nguyện đọc hết kho vô tận,

            Sáu nguyện sông pháp uống cạn khô,

            Bảy nguyện sớm nhận Đại Ngu thổ,

            Tám nguyện nhanh đồng Lâm Tế thanh.

            Chín nguyện lưỡi dài cùng Phật phủ,

            Mười nguyện trong sạch như trời xanh,

            Mười một nguyện thế gian không câm ngọng,

            Mười hai nguyện địa ngục hết trâu cày.

“Một nguyện ăn no vị vô thượng.” Vị vô thượng là pháp vị. Nghe kinh học đạo đầy đủ gọi là ăn no vị vô thượng.

“Hai nguyện nhả hết vị trần tanh”, nghĩa là phải nhả sạch những vị hôi hám của trần tục. Đó là nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói hung ác, khinh chê cha mẹ, khinh chê Tam Bảo, nói những lời lỗi lầm v.v..., tất cả những vị trần tanh đó phải nhả ra hết.

“Ba nguyện biện tài trừ các hoặc”, nguyện được biện tài vô ngại để trừ các mê lầm cho chúng sanh.

“Bốn nguyện thích nói độ quần sanh.” Nguyện thích nói pháp để độ quần sanh, chớ không phải được biện tài vô ngại rồi vào núi ở một ḿnh, v́ như vậy là tiêu nha bại chủng.

“Năm nguyện đọc hết kho vô tận”, là nguyện đọc hết Tam tạng giáo điển không thiếu sót.

“Sáu nguyện sông pháp uống cạn khô”, giáo pháp Phật như con sông lớn, nguyện uống cạn hết giáo pháp.

“Bảy nguyện sớm nhận Đại Ngu thổ.” Thổ là thổ thiệt, tức là le lưỡi. Đây là chỗ tôi nghi v́ đọc trong sử không thấy ngài Đại Ngu le lưỡi, mà chỉ có ngài Hoàng Bá le lưỡi thôi, để sau sẽ khảo lại. Ngài Hoàng Bá le lưỡi lúc nào? Khi Ngài định đến Giang Tây th́ nghe tin Mă Tổ đă tịch, Ngài mới t́m đến ngài Bá Trượng. Ngài hỏi: Khi ở chỗ Mă Tổ Ḥa thượng nhân cái ǵ mà thấy được đạo? Ngài Bá Trượng thuật lại sau khi bị một tiếng hét đến ba ngày tai c̣n điếc, từ đó đến nay Ngài không quên. Nghe nói như thế ngài Hoàng Bá le lưỡi. Ngài Bá Trượng nói: Ông nhận như vậy là nhận ở Mă Tổ hay nhận nơi ta? Ngài Hoàng Bá thưa: Nếu con là đệ tử Mă Tổ th́ sau này không có con cháu nữa. Như vậy do Tổ Bá Trượng kể lại mà Ngài nhận hiểu nên Ngài là đệ tử của Tổ Bá Trượng. Vậy cái le luỡi là nói lên nhân nghe một câu mà nhận được chỗ đại cơ đại dụng của người xưa.

“Tám nguyện nhanh đồng Lâm Tế thanh”, ngài Lâm Tế hét một tiếng mà ngộ được là căn cơ nhanh chóng, nên nguyện ḿnh được nhanh như tiếng hét của Lâm Tế, vừa hét là ngộ.

“Chín nguyện lưỡi dài cùng Phật phủ.” Trong kinh Di-đà kể đức Phật le lưỡi phủ hết mặt. Tại sao? Theo tinh thần trong kinh dạy: Người không nói dối th́ được tướng lưỡi rộng dài. Sở dĩ lưỡi đức Phật le ra phủ tới mí tóc tức là phủ hết mặt v́ ba đời Ngài chưa từng nói dối. Lưỡi chúng ta ngắn quá chắc là ít có nói thật. Chín nguyện được như Phật lưỡi  rộng dài phủ trùm tới mí tóc.

“Mười nguyện trong sạch như trời xanh”, nguyện tâm hồn ḿnh trong sạch như bầu trời trong xanh không gợn mây.

“Mười một nguyện thế gian không câm ngọng.” Đây là lợi tha. Biết tu về lưỡi rồi th́ nguyện cho tất cả mọi người thế gian cùng biết tu để hết nghiệp nói gian dối, đời sau không mang bệnh câm ngọng.

“Mười hai nguyện địa ngục hết trâu cày”, tức là nguyện không c̣n ai nói dối nói ác độc để phải đọa vào địa ngục bạt thiệt bị trâu cày trên lưỡi.

Điểm đặc biệt của ngài Trần Thái Tông là nói về căn nào th́ có nguyện của căn ấy. Nói về tai có nguyện của tai, nói về mũi có nguyện của mũi, nói về lưỡi th́ cũng nguyện cho ḿnh và mọi người được lưỡi như thế nào, khỏi những cái khổ về lưỡi v.v...           

?

 


[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12]

[p13d1][p13-d2-c1][p13-d2-c2][p13-d2-c3][p14][p15][p16][p17][p18-d1][p18-d2-c1][p18-d2-c2][p18-d2-c3][p19]

[Trang chu] [Kinh sach]