[Trang chu] [Kinh sach]

KHÓA HƯ LỤC

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12]

[p13d1][p13-d2-c1][p13-d2-c2][p13-d2-c3][p14][p15][p16][p17][p18-d1][p18-d2-c1][p18-d2-c2][p18-d2-c3][p19]


NIÊM TỤNG KỆ

(tt)

Giảng: (tt)

15. Cử:Nam Tuyền nói: Tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo.

Niêm: Uống cạn huyền vi lư, đường về dưới trăng đi.

Tụng: Muôn tiếng trùng lặng, sao Đẩu dời,

            Bầu trời trong suốt gợn mây vơi.

            Nương tựa gậy lê lên gác ngắm,

            Yên yên lặng lặng thật thảnh thơi.

Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo.”(v́ có chỗ nói: tức tâm tức Phật) Nếu c̣n thấy tâm, Phật, trí, đạo là thật là c̣n trong đối đăi. Muốn dứt bặt các đối đăi nên Ngài nói: Tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo. Thường khi chúng ta nói đạo là trí tuệ Bát-nhă, nhưng ở đây Ngài nói trí cũng không phải đạo.

Niêm: “Uống cạn huyền vi lư, đường về dưới trăng đi.” Lư huyền vi là Tức tâm tức Phật, lư này phải cho cạn đi, nghĩa là nếu dứt hết những nghĩa lư nhiệm mầu, tâm ḿnh trở về cái chân thật, lúc ấy chúng ta sẽ đi dưới trăng sáng trở về quê hương. Như vậy người khôn ngoan trong nhà đạo khác với người khôn ở thế gian. Ở thế gian ai lư luận giỏi, biện luận tài, cho là người khôn. C̣n trong đạo phải bặt những lư luận, khi ấy một ḿnh đi dưới ánh trăng sáng trở về quê hương, h́nh ảnh này thật đẹp.

Tụng:

            Muôn tiếng trùng lặng, sao Đẩu dời,

            Bầu trời trong suốt gợn mây vơi.

Canh năm trời gần sáng, tiếng côn trùng lặng im, chỉ một bầu trời trong vắt không một gợn mây.

            Nương tựa gậy lê lên gác ngắm,

            Yên yên lặng lặng thật thảnh thơi.

Nương gậy bằng gỗ lê, bước lên lầu ngắm nh́n bầu trời trong. Những tâm xao xuyến loạn động đuổi theo lư này ư kia đă dừng bặt, chỉ c̣n một tâm thanh tịnh, khi ấy chúng ta nh́n thấy cả một bầu trời yên lặng thảnh thơi, không c̣n ǵ vướng bận trong ḷng. Đó là chỉ chỗ “Tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo” vậy.

16. Cử: Sau khi Lâm Tế khai hóa chỉ dùng gậy hét dạy đồ chúng. Vừa thấy Tăng vào cửa liền hét.

Niêm: Mùng năm tháng năm giờ ngọ viết,

            Miệng đỏ lưỡi độc tận tiêu trừ.

Tụng: Vào nhà liền hét muốn làm chi?

            Dẫn được cháu con tỉnh giấc mê.

            Chẳng phải sấm xuân vang một tiếng,

            Làm sao vỏ hạt được nẩy mầm.

Đây là cách dạy đồ chúng của Tổ Lâm Tế. Vừa thấy Tăng vào cửa, chưa cần hỏi han ǵ, Ngài liền hét một tiếng.

Niêm:

            Mùng năm tháng năm giờ ngọ viết,

            Miệng đỏ lưỡi độc tận tiêu trừ.

Theo tục lệ ông bà ngày xưa, vào ngày mùng năm tháng năm đúng giờ ngọ, viết lá bùa bát quái treo trước cửa nhà, th́ tất cả tai nạn đều qua hết. Như vậy để nói một tiếng hét của ngài Lâm Tế giống như lá bùa viết vào trưa ngày mùng năm tháng năm, tiêu trừ được tất cả tai nạn.

Tụng:

            Vào nhà liền hét muốn làm chi?

            Dẫn được cháu con tỉnh giấc mê.

Tăng vừa bước vào nhà tham vấn liền bị hét. Tiếng hét đó là muốn dẫn con cháu tỉnh được giấc mê. Tại sao? V́ lời nói dù hay khéo đến đâu cũng gợi cho người suy gẫm, c̣n suy gẫm là ch́m trong mê. Một tiếng hét làm giựt ḿnh không c̣n ǵ suy nghĩ, chính là để đánh thức giấc mê cho con cháu.

            Chẳng phải sấm xuân vang một tiếng,

            Làm sao vỏ hạt được nẩy mầm.

Đây là khen ngợi tiếng hét của ngài Lâm Tế vang lên như tiếng sấm cuối xuân, nhờ đó những hạt giống dưới ḷng đất từ từ nẩy mầm. Cũng vậy nhờ tiếng hét mà hạt giống Bồ-đề dễ nẩy mầm nơi ḷng người.

17. Cử: Nam Tuyền nói: Tâm b́nh thường là đạo.

Niêm: Lạnh nói là lạnh, nóng nói là nóng.

Tụng: Ŕu búa không cần, ngọc trắng tinh,

            Đâu do mài giũa để cầu tân.

            Đường về chẳng bước nhà vẫn tới,

            Trao kẻ trèo non buông thơng tay.

Triệu Châu đến hỏi Thiền sư Nam Tuyền: Thế nào là đạo? Ngài đáp: “Tâm b́nh thường là đạo.”

Tâm b́nh thường là tâm ǵ? Có phải là chúng ta ngồi suy nghĩ trưa nay nấu món ăn ǵ, chiều nay làm việc ǵ, không tính chuyện trên trời trên mây, vậy có phải tâm b́nh thường chưa? - Chưa phải. Tâm b́nh thường không phải là nghĩ theo chuyện thông thường ở thế gian.

Niêm: “Lạnh nói là lạnh, nóng nói là nóng.” Nói bao nhiêu đó là đủ, nó thế nào nói thế ấy, không nói thêm điều ǵ, đó là tâm b́nh thường.

C̣n nói lạnh khó chịu quá hay nóng bực bội quá, không phải là b́nh thường, v́ có phiền năo gá vào trong đó. Tỉ dụ hôm nào trời lạnh, nói bữa nay trời lạnh là đủ, nếu nói thêm: bữa nay lạnh muốn run, th́ đă qua nghĩa khác, v́ có gá cái ta trong đó, không c̣n là sự thật của cái lạnh nữa. Nóng cũng vậy, nếu nói hôm nay trời nóng là đủ, không nói thêm nóng chịu không nổi, muốn nhức đầu, đó là qua ư khác rồi. Nghĩa là lạnh nóng ở ngoài đă đồng hóa với cái ta, nên chúng ta bực bội không thích. C̣n nếu lạnh nóng như thế nào nói như thế ấy th́ không có ǵ bực bội khó chịu. Thế nên lời niêm rất là hay: Tâm b́nh thường là lạnh nói lạnh, nóng nói nóng, đó là đủ rồi.

Hằng ngày tâm chúng ta có b́nh thường không? Chúng ta làm việc ǵ cũng muốn như ư, cũng theo sở thích của ḿnh. Thí dụ gần nhất như trong chùa nuôi mấy con chó, tối đến có trộm vào mà chó không sủa. Sáng lại chó bị đánh v́ tội không giữ chùa. V́ sao chúng ta không tự trách ḿnh, các con chó đâu có biết ǵ. Chúng ta nuôi chó th́ nuôi, c̣n sủa hay không là chuyện của nó. Thế nên tất cả những ǵ chung quanh, chúng ta đều bắt lệ thuộc vào cái ta, và nh́n muôn vật bằng bản ngă phóng đại ra, nên không thấy được lẽ thật. Người tu bắt buộc phải thấy được lẽ thật, phàm làm việc ǵ, nh́n vật ǵ cũng qua lẽ thật, không qua bản ngă. V́ bản ngă nên chúng ta luôn luôn có niệm thương niệm ghét, nếu thấy người nào không hợp với bản ngă của ḿnh th́ nói người ấy dễ ghét, nếu hợp với bản ngă của ḿnh th́ bảo dễ thương. Vậy bản ngă là do huân tập, huân tập cái ǵ th́ nó theo cái ấy. Thí dụ như chúng ta huân tập theo cái nh́n của Đông phương th́ thấy người nào có vẻ Đông phương ḿnh ưa, huân tập theo Tây phương th́ thấy vẻ ǵ hợp với Tây phương ḿnh thích. Như vậy ưa thích theo huân tập đâu phải là thật, thế mà suốt ngày chúng ta sống theo huân tập, bị nó chi phối nên chúng ta phiền năo khổ đau măi. Chúng ta tu là phải thấy như thật, tôi đă giảng chữ như thị, tức là pháp của Phật là như thế, không có cái khác, có khác là tại chúng ta tô điểm thêm. Thế nên lạnh nói lạnh, nóng nói nóng.

Tụng:

            Ŕu búa không cần, ngọc trắng tinh,

            Đâu do mài giũa để cầu tân.

Nói tâm b́nh thường là đạo, nghĩa là đạo đă sẵn trong tâm b́nh thường, giống như ḥn ngọc trắng tinh đă sẵn nơi ḿnh, đâu cần búa ŕu đẽo đục mới trắng, cũng không do mài giũa thành mới, v́ nó đă sẵn đẹp rồi. Không cần phải đục đẽo mài giũa, mà tu là phải mài giũa, đẽo đục, như thế có mâu thuẫn hay không? Tỉ dụ tượng Phật gỗ phải từ khúc gỗ trầm đục đẽo mới thành, nếu để khúc gỗ y nguyên trên bàn th́ đâu có ai qú lạy. Tu là phải mài giũa, tuy ai cũng sẵn tâm b́nh thường, nhưng chúng ta quen tập theo thói bất b́nh thường, giống như một người trước kia tỉnh táo sau sanh ra cuồng loạn th́ phải chạy chữa thuốc men, để trở lại b́nh thường. Cũng như vậy, sở dĩ chúng ta phải tu là để đưa tâm ḿnh trở lại b́nh thường, v́ hiện giờ chúng ta ít nhiều ǵ cũng đang là những kẻ bất b́nh thường, cần phải nhờ thuốc chữa trị mới lành bệnh.

Tâm b́nh thường là cái sẵn có, không thêm cái ǵ mới, chỉ hết bệnh trở về t́nh trạng b́nh thường cũ. Nên nói chỗ này không phải trau dồi, mài giũa mà tự nó là ngọc trắng rồi.

            Đường về chẳng bước nhà vẫn tới,

            Trao kẻ trèn non buông thơng tay.

Không cần bước đi mà vẫn tới nhà. Có khi Phật và chư Tổ nói: Đường luân hồi xa xôi diệu vợi, muốn trở về thật là khó. Nhưng có chỗ lại nói: Dưới gót chân ông, chớ không đâu xa. Tuy không phải xa mà thật ra cũng không phải gần. Nếu bỏ quên lối về nhà chạy lang thang măi, dù cho nhà ở gần cũng thành xa. Nếu biết quay trở về th́ tuy nói xa, thật ra ở ngay trước mặt, tức là rất gần. Thế nên không cần bước đi đâu, thay v́ phóng ra chỉ quay trở lại, đó là trở về; từ chuyên môn gọi là hồi đầu thị ngạn, tức là xoay đầu trở lại là bờ này, là nhà cửa của ḿnh, đơn giản làm sao! Như vậy gần xa là do thói quen, quen phóng ra th́ thấy xa, biết xoay trở lại là bờ, chớ không có ǵ.

“Trao kẻ trèo non buông thơng tay”, không cần bước mà vẫn tới nhà, là chỉ có người trèo non mà buông thơng tay tự tại. Nếu phải vịn từ cục đá, bám từng rễ cây để ḅ lên th́ chắc về nhà phải hơi lâu. Buông thơng tay mà trèo non được th́ nhà ở một bên chớ không đâu xa, cách nh́n này thật là hay, thật là cụ thể.

18. Cử: Triệu Châu nói: Mọi người bị mười hai thời sai khiến, Lăo tăng sai khiến được mười hai thời.

Niêm: Cậy thế dối người, không nơi căn cứ.

Tụng: Lăo này hay khiển mười hai thời,

            Rồng dữ cọp hung thảy được thuần.

            Cần phương chỉ sắt thành vàng thật,

            Chẳng để cho người có việc nghe.

Nhân có vị Tăng hỏi: Trong mười hai giờ dụng tâm như thế nào? Ư muốn hỏi trong mười hai giờ ḿnh phải tu như thế nào cho đúng với tinh thần đạo. Ngài Triệu Châu trả lời: “Mọi người bị mười hai thời sai khiến, Lăo tăng sai khiến được mười hai thời.” Như hiện giờ chúng ta có bị mười hai thời sai khiến không, hay là sai khiến được mười hai thời? Nh́n chừng đồng hồ coi mấy giờ, cho đến lúc ngồi thiền cũng nh́n đồng hồ, như vậy từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, chúng ta bị đồng hồ sai khiến, tức là bị mười hai thời sai khiến, c̣n ngài Triệu Châu sai khiến được mười hai thời.

Niêm: “Cậy thế dối người, không nơi căn cứ.” Ư muốn nói ngài Triệu Châu ỷ ḿnh là người giỏi nên dối người không nơi căn cứ. Niêm như vậy có đúng không? Mười hai thời chỉ là giả định của con người chớ không có thật, làm sao sai khiến nó được?

Tụng:

            Lăo này hay khiển mười hai thời,

            Rồng dữ cọp hung thảy được thuần.

Sai khiến được mười hai thời nghĩa là người đời chạy theo thời gian từng giờ từng phút, c̣n Ngài không dính mắc ǵ với thời gian. Nếu suốt ngày không bận bịu với thời gian tức là không trông đợi không mong chờ dù cho rồng dữ cọp hung cũng được thuần thục. C̣n chúng ta đang trông đợi mong chờ nên khiển không nổi rồng dữ cọp hung. Sáng mong trưa, trưa đợi chiều, tâm mong chờ là hư dối làm cho ḿnh mệt mỏi. Người không bị thời gian chi phối là người không c̣n tâm mong chờ, đó tức là tâm chân thật th́ rồng dữ cọp hung trong tâm không c̣n hung hăng nữa.

            Cần phương chỉ sắt thành vàng thật,

            Chẳng để cho người có việc nghe.

Muốn được diệu thuật chỉ sắt biến thành vàng th́ không cho người có việc nghe, tức là ai c̣n hữu sự th́ đừng mong được cái đó. Diệu thuật này chỉ có ở con người vô sự. Chúng ta chẳng những hữu sự mà c̣n đa sự nữa, nên không được nghe thuật kỳ diệu đó. Tại sao đa sự? Việc trong nhà ḿnh, trong bản thân ḿnh nhớ nghe cũng đă nhiều rồi, mà chuyện hàng xóm đâu đâu cũng muốn nghe, lại kể chuyện năm trên năm dưới cho người khác, như vậy có phải là đa sự không? V́ thế nên cả ngày tâm loạn tưởng điên đảo không phút nào yên. Câu kết luận chỉ cho chúng ta thấy muốn sử dụng được mười hai giờ chỉ có người vô sự, nếu c̣n đa sự th́ không bao giờ sử dụng được.

19. Cử: Tăng hỏi Lâm Tế: Thế nào là vô vị chân nhân? Lâm Tế đáp: Cục cứt khô.

Niêm: Bắn sẻ mất châu, ném chuột nhơ đồ.

Tụng: Vô vị chân nhân cục cứt khô,

            Do người Thích tử mất gia phong.      

            Nh́n xuống xem xem, biết chẳng biết,

            Con trâu vào biển dấu vết không.

Ngài Lâm Tế nói: Tất cả chúng ta đều có vô vị chân nhân ra vào ở ngay nơi mặt chớ không đâu xa. Vô vị chân nhân tức là con người chân thật không có ngôi vị, không có chỗ nơi. Câu tôi đă giảng: trong ngôi Phật pháp mời không ở, đó là chỉ người chân thật không ngôi vị.

Nhân có Tăng hỏi: “Thế nào là vô vị chân nhân? Ngài Lâm Tế đáp: Cục cứt khô.” Ngài đáp nghe thô tục quá, sao lại được khen hay? Nói câu đó chúng ta không c̣n ǵ để suy nghĩ. Ngay đó tâm ḿnh đă lặng mà ḿnh đâu có biết. Cứ nhớ sao thô quá, đó là khởi vọng tưởng điên đảo, nếu không suy nghĩ là vô vị chân nhân. Thành ra trả lời mà không trả lời ǵ cả. Hỏi một đàng: Thế nào là vô vị chân nhân? Lại đáp một ngả: Cục cứt khô. Nghe câu đáp, người hỏi dứt hết tâm suy gẫm nghĩ tính, không c̣n ǵ so sánh. Câu đáp đó là câu sống (họat ngữ), câu đặc biệt trong nhà Thiền.

Niêm: “Bắn sẻ mất châu, ném chuột nhơ đồ.” Nghĩa là v́ chuyện nhỏ như bắn chim sẻ mà mất hạt châu, muốn đuổi chuột làm nhơ đồ quí. Đó là nói câu đáp hơi thô tục một chút.

Tụng:

            Vô vị chân nhân cục cứt khô,

            Do người Thích tử mất gia phong.

Hỏi vô vị chân nhân, lại đáp cục cứt khô là v́ người Thích tử không biết vô vị chân nhân là ǵ, nên buộc ḷng Ngài phải đáp như vậy để họ giựt ḿnh thức tỉnh.

            Nh́n xuống xem xem biết chẳng biết,

            Con trâu vào biển dấu vết không.

Ngay nơi đó ḿnh nh́n thẳng xem thử có biết hay không. Nếu xem rồi mới thấy chính câu trả lời chỉ cho ḿnh cái chân thật rơ ràng, mà không có ǵ để suy gẫm, các vọng tưởng mê lầm đều dứt bặt, giống như con trâu nhảy ùm xuống biển không c̣n một chút dấu vết. Trái lại nếu giải thích vô vị chân nhân là một con người chân thật không ngôi vị, sạch hết những phiền năo vọng tưởng v.v... làm người nghe suy gẫm đủ điều, như thế là dẫn họ đi trong mê lầm loạn tưởng.

20. Cử: Triệu Châu nói: Khám phá bà già ở Ngũ Đài Sơn xong.

Niêm: Ngũ nghịch nghe sấm, chẳng cho bịt tai.

Tụng: Khảy móng Đài Sơn hết nói ngoa,

            Chẳng phiền bước tới được về nhà.

            Can qua chẳng động ḷng người phục,

            Gươm bén đâu cần ra hộp ngà.

Nguyên câu chuyện như sau: Có bà già ở gần đường đi Ngũ Đài Sơn, một vị Tăng t́m đường lên núi mà nghi không biết có đúng không, gặp bà già mới hỏi: Đường Ngũ Đài Sơn đi lối nào? Bà đáp: Đi thẳng. Tăng vừa đi, bà nói: Khéo, ông Thầy này lại đi thế ấy. Vị Tăng nghe, không hiểu bà muốn nói ǵ, mới về thưa lại ngài Triệu Châu. Ngài bảo: Để tôi lên khám phá bà già. Ngài đến gặp bà cũng hỏi: Đường nào đi Ngũ Đài Sơn? Bà nói: Đi thẳng. Ngài bắt đầu đi, bà già cũng nói: Khéo, ông Thầy này lại đi thế ấy. Khi trở về, Ngài tuyên bố giữa chúng: Tôi đă khám phá bà già ở Ngũ Đài Sơn rồi. Vậy Ngài khám phá cách nào? Đó là nghi vấn mà lâu nay chúng ta đặt ra.

Niêm: “Ngũ nghịch nghe sấm, chẳng cho bịt tai.” Đây là ư ǵ? Trong kinh nói: Người phạm tội ngũ nghịch phải đọa địa ngục. Cũng có người nói: Người phạm tội ngũ nghịch có thể bị trời đánh, v́ vậy họ rất sợ sấm. Tội ngũ nghịch là: giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá ḥa hợp Tăng, làm thân Phật ra máu. Nếu phạm tội ngũ nghịch, mà sấm nổ không cho bịt tai, tức là không cho sợ. Ư nói ông Tăng t́m đường lên Ngũ Đài Sơn, ông nghi không biết có đúng đường không, nên hỏi bà già. Nghe bà bảo: đi thẳng, th́ ông tin ông đi. Nhưng bà nói: Lại đi thế ấy. Như vậy làm cho người đă nghi lại thêm nghi. V́ có nghi mới hỏi, hỏi rồi lại thêm nghi, giống như người phạm tội ngũ nghịch rất sợ sấm, đó là cái nghi trước. Nhưng khi nghe sấm nổ, không cho bịt tai, lại càng sợ thêm, tức là càng thêm nghi. Đó là thuật khéo của bà già.

Bài tụng nói lên ư của bà và của ngài Triệu Châu:

            Khảy móng Đài Sơn hết nói ngoa,

            Chẳng phiền bước tới được về nhà.

Chỉ trong khảy móng tay th́ bà già ở Ngũ Đài Sơn hết nói ngoa, tức là hết nói gạt để người ta nghi nữa. V́ ngài Triệu Châu nói đă khám phá bà già rồi, không cần suy nghĩ t́m kiếm cũng về tới tận nơi.

            Can qua chẳng động ḷng người phục,

            Gươm bén đâu cần ra hộp ngà.

Thế nên không cần phải có chiến trường mà đă chinh phục được người. Có gươm bén nhưng không cần mở hộp đem ra dùng, mà ḷng người đă qui phục.

Tuy ngài Triệu Châu nói khám phá bà già, nhưng sự thật Ngài chỉ hỏi, bà trả lời mà nói đă khám phá rồi là để cho người yên ḷng không c̣n thắc mắc. Đó là chỉ bà già không phải người tầm thường, bà chỉ cho ḿnh đi thẳng. Nhưng chúng ta cứ tưởng đi thẳng là tới Ngũ Đài Sơn, không ngờ bà muốn chỉ thẳng cái ḿnh sẵn có, vị Tăng không biết việc này nên cắm đầu đi thẳng lên Ngũ Đài Sơn. Thế nên bà già nói lại: Khéo, ông Thầy lại đi thế ấy. Đó là lối nói ngoa, không phải nói thật. Nhưng khi ngài Triệu Châu đến th́ lời nói ngoa hết, ngay đó liền thấy được nhà. Như thế không cần lư luận, không cần tranh đấu mà đă hàng phục được người, cũng như gươm bén không cần ra khỏi hộp ngà mà giặc giă đều qui hàng. Đó là thuật khéo của ngài Triệu Châu.

Như thế chúng ta mới thấy những bà già bán bánh ở dọc đường khi xưa rất là kỳ đặc, làm các vị Tăng phải mệt đầu. Có nhiều bà già trông rất xoàng xĩnh mà vẫn biết đạo chớ không phải thường. Không phải chỉ có người xuất gia học đạo lâu năm mới hay, đừng tưởng lầm như vậy. Dù ở giai cấp nào h́nh thức nào, người khéo nhận khéo thấy khéo biết đường về đều là hay cả.

Ngài Trần Thái Tông quả là một nhà vua kỳ đặc, đa đoan việc nhà việc nước mà hiểu đạo hiểu Thiền thật cao siêu. C̣n chúng ta hiện nay rảnh rang trăm bề mà thấy đạo cạn cợt ở ngoài da, nghĩ có hổ thẹn không? Càng hổ thẹn chúng ta càng phải noi gương Ngài cố gắng nỗ lực tu hành, đừng để thua kém quá xa.

21. Cử: Triệu Châu nói: Phật vàng không độ được ḷ đúc, Phật gỗ không độ được lửa, Phật đất không độ được nước, Phật thật ngồi trong nhà.

Niêm: Núi là núi nước là nước, Phật ở chỗ nào?

Tụng: Trên đồ Vơng Xuyên xếp thành h́nh,

            Ngày trước Vương Duy được nổi danh.

            Uổng phí mực son nơi khó vẽ,

            Trong không trăng sáng cùng gió lành.

Ngài “Triệu Châu nói: Phật vàng không độ được ḷ đúc, Phật gỗ không độ được lửa, Phật đất không độ được nước, Phật thật ngồi trong nhà.” Câu này rất dễ hiểu. Đến chùa thấy Phật vàng chúng ta liền qú lạy nhưng Phật vàng để vào ḷ đúc th́ chảy nên không độ được ḷ đúc, trái lại ḷ đúc độ được Phật vàng! Phật gỗ thỉnh vào lửa cũng cháy nên không độ được lửa mà lửa độ Phật gỗ. Phật đất gặp nước cũng ră nên không độ được nước. Nay có Phật xi măng cũng không độ được búa! Như vậy những vị Phật đó đều không có khả năng độ, chỉ có Phật thật ngồi trong nhà, chúng ta lại quên. Ngài Triệu Châu nói trắng ra không một chút giấu giếm để cảnh tỉnh những người tu chỉ nặng h́nh thức bên ngoài, thấy Phật bên ngoài th́ tha thiết đảnh lễ cầu khẩn, không đoái đến Phật của ḿnh đang ngồi ở trong. Phật bên ngoài chỉ là Phật vàng, Phật gỗ, Phật đất, c̣n Phật bên trong mới là Phật thật. Chúng ta tha thiết lễ bái cúng dường Phật bên ngoài, có được phước chỉ là phước sanh diệt, phước thật là trở về Phật thật của ḿnh. Phật là giác. Phật vàng, Phật gỗ không có giác, chỉ Phật của tự tâm mới giác, nhưng thế gian không biết, chỉ biết những Phật bên ngoài, vậy là nhớ bên ngoài mà quên ḿnh.

   Niêm: “Núi là núi, nước là nước, Phật ở chỗ nào” mà nói Phật ngồi ở trong? Phật đó đối với cảnh núi là núi, nước là nước, theo tông Lâm Tế là Vô vị chân nhân, người không có ngôi vị, nếu nói ngồi ở trong là hơi kẹt. Thế nên ngài Trần Thái Tông hỏi Phật ở chỗ nào, ư nói Phật thật không có chỗ nơi, nói có chỗ là đă sai rồi.

Tụng:

            Trên đồ Vơng Xuyên xếp thành h́nh,

            Ngày trước Vương Duy được nổi danh.

            Uổng phí mực son nơi khó vẽ,         

            Trong không trăng sáng cùng gió lành.

Vơng Xuyên là phong cảnh đẹp ở huyện Lam Điền tỉnh Thiểm Tây.

Vương Duy là một họa sĩ nổi tiếng đời Đường, ông vẽ cảnh Vơng Xuyên, đem trưng bày, mọi người đều tán thán nên được nổi danh. Cảnh Vơng Xuyên được diễn tả bằng mực bằng son, nhưng Phật thật ngồi ở trong không có h́nh tướng, dầu tốn bao nhiêu mực, bao nhiêu son cũng không thể vẽ được. Muốn thấy Phật thật phải làm sao? “Trong không trăng sáng cùng gió lành.” Chỉ nh́n trong bầu hư không, thấy trăng sáng rỡ cùng gió mát, là thấy được Phật ở trong. Như vậy Phật ngồi ở trong chỉ là một lối nói chớ chưa đúng lẽ thật, v́ nếu c̣n thấy trong ngoài, thấy chỗ nơi là chưa thấy Phật thật. Ngài Trần Thái Tông khéo dùng h́nh ảnh gió mát và ánh trăng sáng ngời trong hư không để diễn tả vị Phật không h́nh tướng, không chỗ nơi nhưng lúc nào cũng trong sáng, cũng làm mát mẻ mọi người.

22. Cử: Triệu Châu nói: Tôi ở Thanh Châu may một chiếc áo vải nặng bảy cân.

Niêm: Trấn Châu củ cải c̣n thể được,

            Thanh Châu áo vải lại phiền người.

Tụng:  Một manh áo vải thật lạ thường,

            Tùng Thẩm không màng chẳng cất rương.

            Trong đây nghĩ nghị chia cân lượng,

            Cười ngất nhà đông Mạnh Bát Lang.

Qua bài trên (21) ngài Triệu Châu nói về Phật, chúng ta hiểu được. Trong bài này, khi vị Tăng hỏi thế nào là Phật, thông thường câu đáp là: Người giác ngộ gọi là Phật, nhưng với tư cách nhà Thiền ngài Triệu Châu trả lời: “Tôi ở Thanh Châu may một chiếc áo vải nặng bảy cân.” Khi nghe câu này chúng ta không c̣n lư lẽ ǵ để cho tâm đuổi theo. Nó không có một chút ư vị, nhưng những câu như thế trong nhà Thiền lại khen hay. Tại sao? Khi giải thích Phật như thế này v.v... là để người nghe đuổi theo phân biệt suy xét. Nếu đuổi theo phân biệt th́ không thấy được Phật, chưa thật hiểu Phật. Hiện nay nếu ai hỏi thế nào là Phật, chúng ta có thể trả lời: Tôi ở Trúc Lâm may chiếc áo vải nặng ba kư. Người nghe thấy như chúng ta trả lời lạc đề, không chút dính dáng với câu hỏi, nhưng sự thật là trả lời rất thiết thực, v́ nói như thế th́ dứt suy nghĩ, ngay đó là thấy Phật. Sở dĩ chúng ta không thấy Phật v́ niệm suy nghĩ phân biệt làm Phật ḿnh bị khuất lấp. Câu trả lời không cho một niệm nào khởi, đó là chỉ Phật rơ ràng, nhưng thế gian không bằng ḷng v́ thấy khó hiểu quá. Sự thật đâu cho hiểu mà nói khó hay dễ, nghĩa là nghe mà không cho hiểu, nếu nhận định được th́ thấy, nhận định không ra th́ không biết ǵ, khỏi suy nghĩ. Đó là câu đặc biệt nên ngài Trần Thái Tông khen.

Niêm:

            Trấn Châu củ cải c̣n thể được,

            Thanh Châu áo vải lại phiền người.

Một lần có người tới hỏi ngài Triệu Châu: Thế nào là Phật? Ngài đáp: Ở Trấn Châu củ cải to. Nay Ngài lại đáp: Ở Thanh Châu, áo vải nặng bảy cân, nên lời b́nh: Nếu nói ở Trấn Châu củ cải to c̣n có thể được, nay nói ở Thanh Châu áo vải nặng bảy cân thật làm phiền người. Như thế là thầm ư khen.

Tụng:

            Một manh áo vải thật lạ thường,

            Tùng Thẩm không màng chẳng cất rương.

            Trong đây nghĩ nghị chia cân lượng,

            Cười ngất nhà đông Mạnh Bát Lang.

Bài tụng rất hay. Nói áo vải nặng bảy cân là một lối nói lạ thường. Chiếc áo quí, Tùng Thẩm (tức Triệu Châu) không cất vào rương lại đem khoe tŕnh cho thiên hạ thấy. Đây là hai câu tán thán ư nghĩa ngài Triệu Châu nói chiếc áo vải nặng bảy cân.

            Trong đây nghĩ nghị chia cân lượng,           

            Cười ngất nhà đông Mạnh Bát Lang.

Mạnh Bát Lang là tên một gă ngốc ở Trung Hoa, thường hay dùng để chỉ những kẻ si ngốc. Nếu nghe câu đáp của ngài Triệu Châu rồi suy nghĩ phân chia cân lượng nặng bảy cân, ba cân v.v... th́ quả là một gă ngốc ở nhà đông đáng cho người ta cười ngất.

23. Cử: Vị Tăng hỏi Triệu Châu: Con chó có Phật tánh không? Triệu Châu đáp: Không. Tăng lại hỏi, Triệu Châu đáp: Có.

Niêm: Lấy hai so một.

Tụng: Hỏi ngay ở trước, đáp có không,

            Bảo thẳng ngay lời dứt nhóm ngông.

            Một đời tự phụ người tài giỏi,

            Thế ấy vẫn là chẳng trượng phu.

Trong Ngữ lục ghi có người tới hỏi ngài Triệu Châu: Con chó có Phật tánh không? Ngài đáp: Có. Người đó liền bẻ lại: Đă có Phật tánh là sáng suốt, minh mẫn, tại sao chui vào đăy da lông lá vậy? Ngài đáp: V́ biết mà cố phạm.

Lại người khác đến hỏi: Con chó có Phật tánh không? Ngài nói không. Người đó lại bẻ: Trong kinh Phật dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tại sao riêng con chó không có Phật tánh? Ngài đáp: V́ nghiệp thức che đậy. Nếu về giáo, tôi giảng rơ những lời này cho quí Phật tử nghe hiểu và tu. Nhưng về Thiền chỉ dùng hai chữ có không, chớ không dẫn lời bẻ lại của người hỏi và lời giải thích của ngài Triệu Châu. Hỏi con chó có Phật tánh không? Đáp không. Những vị tu về thoại đầu chỉ khán chữ không thôi. Lại đưa thêm câu hỏi con chó có Phật tánh không? Đáp: Có. Đây chỉ dùng hai chữ có không.

Niêm: “Lấy hai so một”, tức một là Phật tánh, hai là có và không.

Tụng:

            Hỏi ngay ở trước, đáp có không,

            Bảo thẳng ngay lời dứt nhóm ngông.

            Một đời tự phụ người tài giỏi,

            Thế ấy vẫn là chẳng trượng phu.

Người đến tham vấn ngài Triệu Châu, thấy con chó nằm một bên liền chỉ con chó hỏi: Con chó có Phật tánh không? Ngay đó trả lời hoặc có hoặc không. Sở dĩ khi Ngài đáp có, khi đáp không là cốt để ngay lời nói chỉ thẳng cho người si mê biết hầu dẹp sự ngông cuồng chấp có chấp không. Hiện nay đa số chúng ta đều mắc bệnh này, hỏi điều ǵ đều muốn xác định có hoặc không, nên các Thiền sư dùng phương tiện phá chấp cho chúng ta. Hai câu sau của bài tụng là phê b́nh ngài Triệu Châu. Trong các Thiền sư đời Đường ai cũng nể Ngài là người lanh lợi nhất, nhưng vẫn c̣n đáp có, đáp không là làm cho người nghe bị kẹt, như vậy chưa phải trượng phu. Nhưng đây là v́ Ngài phá chấp chớ không phải chỉ thẳng.

24. Cử: Triệu Châu nói: Chỗ có Phật chẳng trụ, chỗ không Phật chạy qua gấp.

Niêm: Nước đến thành ao, roi va lằn nổi.

Tụng: Chỗ Phật có không cả hai quên,

            Lời này xem lại chưa được toàn.

            Sau rốt cầm hoa đưa trở lại,

            Chẳng rời tấc bước đến Tây thiên.

Đối với người tu, chỗ có Phật phải nương ở, chỗ không Phật phải rời bỏ đi nơi khác. Nhưng ở đây ngài Triệu Châu nói: “Chỗ có Phật chẳng trụ, chỗ không Phật chạy qua gấp.” Như vậy trọng tâm câu này ở chỗ có Phật và không Phật, cũng là hai bên có và không.

            Niêm: “Nước đến thành ao, roi va lằn nổi.”

Nước chảy đọng lại chỗ nào th́ nơi đó thành ao hồ. Roi đánh vào da thịt liền nổi lằn. Lời niêm muốn chỉ rơ mỗi khi chúng ta nói có nói không là c̣n thuộc về duyên, chưa phải là chỗ cứu kính, như duyên nước dồn thành ao hồ, duyên roi đánh vào ḿnh th́ nổi lằn.

            Tụng:

            Chỗ Phật có không cả hai quên,

            Lời này xem lại chưa được toàn.

            Sau rốt cầm hoa đưa trở lại,

            Chẳng rời tấc bước đến Tây thiên.

Chỗ có Phật, chỗ không Phật, hai nơi đó phải vượt qua đừng dính mắc. Lời nói như thế là hay nhưng thật chưa hoàn toàn. Muốn hoàn toàn phải “sau rốt cầm hoa đưa trở lại”, tức là mượn h́nh ảnh Phật đưa cành hoa cho Tổ Ca-diếp, chỉ cần nh́n cành hoa là thấy được cái chân thật. “Chẳng rời tấc bước đến Tây thiên”, Tây thiên ở bên cạnh chúng ta, không cần t́m kiếm đâu xa. Thiền tông đời Trần hơi nặng về về câu “Tứ mục tương cố” tức là bốn mắt nh́n nhau. Khi đức Phật ở hội Linh Sơn đưa cành hoa lên, Ngài dùng mắt nh́n khắp đại chúng, nh́n đến ngài Ca-diếp, ngài Ca-diếp nh́n Phật mỉm cười. Cười đó là ngộ đạo. Như vậy gọi là bốn mắt nh́n nhau cảm thông trên phương diện đạo đức, cảm thông được muốn chỉ cái ǵ. Tất cả chúng ta t́m nơi có Phật, nơi không Phật, đó là t́m kiếm bên ngoài, ngay nơi ḿnh có sẵn Phật, Phật đó hiện rơ qua cái nh́n. Chỉ cần nh́n cành hoa, không cần đi bước nào vẫn tới Tây thiên. Đó là điều đặc biệt, đọc mà thấm được mới thấy rất là hay. Ngài Trần Thái Tông không giấu giếm, Ngài chỉ thẳng cho chúng ta biết.

?

 


[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12]

[p13d1][p13-d2-c1][p13-d2-c2][p13-d2-c3][p14][p15][p16][p17][p18-d1][p18-d2-c1][p18-d2-c2][p18-d2-c3][p19]

[Trang chu] [Kinh sach]