[Trang chu] [Kinh sach]

KHÓA HƯ LỤC

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12]

[p13d1][p13-d2-c1][p13-d2-c2][p13-d2-c3][p14][p15][p16][p17][p18-d1][p18-d2-c1][p18-d2-c2][p18-d2-c3][p19]


KHÓA LỄ SÁU THỜI SÁM HỐI

(tt)

Giảng:(tt)

KỆ VÔ THƯỜNG THỜI NÀY

            Ngày sáng mất rồi đêm tối đến,

            Đường đêm mờ mịt lại mịt mờ.

            Uổng công đốt đuốc cho người khác,

            Chẳng chịu mồi đèn chính nhà ḿnh.

            Chầm chậm vầng ô vừa khuất núi,

            Từ từ bóng thỏ biển đông lên.

            Chết sống xoay vần đều như thế,

            Sao chẳng qui y Phật Pháp Tăng.

Qua bốn câu đầu bài kệ Ngài nhắc:

Hết sáng đến tối, trên đường mờ mịt lại thêm trời tối mịt mờ. Hai lớp mờ tối, lại lo đốt đuốc cho người mà không chịu mồi đèn nhà ḿnh cho sáng. Kinh Tam Bảo Giám có câu nói tương tự: “Nhân nhân tự tảo môn tiền tuyết, Bất vị tha nhân ốc thượng sương.” Mỗi người tự quét tuyết trên cổng của ḿnh, đừng nghĩ tới sương đóng trên nhà người. Chúng ta có bệnh ngược lại, muốn quét sương trên nhà người mà không chịu quét tuyết trên cổng nhà ḿnh. Thế nên ngài Trần Thái Tông bảo mỗi người hăy ráng đốt đèn nhà ḿnh cho sáng đừng lo đốt đuốc nhà người. Chúng ta không thấy rơ được cái hay dở, tốt xấu của chính ḿnh, nhưng lại có thói quen nh́n người khác để phê b́nh. Tại sao không chịu khó nh́n lại ḿnh? Biết được cái hay dở tốt xấu của ḿnh có lợi là để chúng ta tu tập. C̣n chuyện của người dù thấy nhưng chưa chắc chúng ta làm được ǵ cho họ. Vậy từ nay chúng ta chịu khó mồi đèn nhà ḿnh, đừng thắp đuốc nhà người nữa.

            Chầm chậm vầng ô vừa khuất núi,

            Từ từ bóng thỏ biển đông lên.

            Chết sống xoay vần đều như thế,

            Sao chẳng qui y Phật Pháp Tăng.

Mặt trời từ từ khuất núi, bóng thỏ từ từ lên, tức là sáng rồi chiều, chiều rồi tối. Như vậy ngày qua đêm lại, hết tháng hết năm. Ngày tháng xoay vần đều đều th́ sự vô thường già chết đuổi gấp tới một bên, c̣n ǵ nữa mà chần chờ, sao không hướng về Phật Pháp Tăng qui y để tu hành? Đó là lời nhắc nhở của Ngài.

DÂNG HƯƠNG NỬA ĐÊM

“Cúi mong, đồng hồ canh ba chuyển, muôn tiếng nhạc lặng im. Chúng Tăng ḥa hợp trước nghiêm đàn, một nén hương thơm trùm pháp giới. Hương này trời đất sanh thành, công vun trồng chẳng phải một đời, do bảo hộ trăm thần mà được. Cội rễ tốt tươi, măi nhờ mưa pháp thấm nhuần. Thể chất thanh cao, hằng được mây từ che mát. Giống lạ, chớ đem cây thường so sánh, mùi thơm nào phải kẻ phàm hay. Cắm trong lư vàng, mảnh mảnh vừa châm vào ngọn lửa, kết thành lọng báu tầng tầng, bay thẳng tận mây ngàn. Dùng làm lễ nghi trước Phật, mong nêu ḷng tin kẻ phàm. Nay lúc nửa đêm, thắp hương cúng dường.”

Trong bài dâng hương này, ngài Trần Thái Tông diễn tả hương kỳ đặc của tâm thanh tịnh, không phải hương thường của thế gian.

“Đồng hồ canh ba chuyển, muôn tiếng nhạc lặng im. Chúng Tăng ḥa hợp trước nghiêm đàn, một nén hương thơm trùm pháp giới.” Đồng hồ đă điểm canh ba, tất cả tiếng nhạc bên ngoài đều im lặng, khi ấy chúng Tăng ḥa hợp trước điện Phật thắp hương cúng dường. Nén hương này thơm trùm pháp giới, ở thế gian không có hương nào thơm hơn, đây là chỉ hương của tâm thanh tịnh.

“Hương này trời đất sanh thành, công vun trồng chẳng phải một đời, do bảo hộ trăm thần mà được.” Hương này là hương của tâm thanh tịnh do trời đất sanh thành, phải nhờ sự ủng hộ của chư thần trong nhiều đời nhiều kiếp mới được.

“Cội rễ tốt tươi, măi nhờ mưa pháp thấm nhuần. Thể chất thanh cao, hằng được mây từ che mát.” Cội rễ của cây hương sở dĩ được tươi tốt là nhờ mưa pháp thấm nhuần. Chính trong khi học kinh nghe pháp là lúc được mưa pháp thấm nhuần, nên hương này thể chất thanh cao, hằng được mây từ che mát.

“Giống lạ, chớ đem cây thường so sánh, mùi thơm nào phải kẻ phàm hay.” Cây hương này là giống lạ, không thể đem so sánh với những loại cây thường. Mùi thơm của hương người phàm không ngửi được, chỉ có những bậc Thánh Hiền mới ngửi được. V́ sao? V́ hương này phát nguồn từ tâm thanh tịnh.

“Cắm trong lư vàng, mảnh mảnh vừa châm vào ngọn lửa, kết thành lọng báu tầng tầng, bay thẳng tận mây ngàn.” Khi thắp cây hương, vừa châm vào lửa, có những tầng khói bay lên tận mây ngàn. Hương này dùng làm ǵ?

“Dùng làm lễ nghi trước Phật, mong nêu ḷng tin kẻ phàm.” Về sự là thắp hương cúng dường Phật, về lư là thắp hương của nội tâm, hương của tâm hồn trong sáng thanh tịnh. “Nay lúc nửa đêm thắp hương cúng dường.”

KỆ DÂNG HƯƠNG

            Trầm thủy, rừng thiền hương sực nức,

            Chiên-đàn, vườn tuệ đă vun trồng,

            Đao giới vót thành h́nh non thẳm,

            Nguyện đốt ḷ tâm măi cúng dâng.

KỆ DÂNG HOA

            Tâm địa mở ra, hoa nở rộn,

            Trời có mưa hoa, vẫn kém thơm.

            Cành cành đóa đóa dâng cúng Phật,

            Gió nghiệp muôn đời thổi chẳng rơi.

HIẾN DÂNG HƯƠNG HOA RỒI BẠCH

“Nguyện mây hương hoa này, khắp cả mười phương cơi, cúng dường tất cả Phật, tôn Pháp chư Bồ-tát, vô lượng chúng Thanh văn và tất cả Thánh Hiền; vừa rời đài Quang minh, qua cơi nước vô biên, trong vô biên cơi Phật, nhận dùng làm Phật sự, xông khắp các chúng sanh, đều phát tâm Bồ-đề.

Cúng dường rồi, chí tâm qui mạng lễ mười phương Vô thượng Tam Bảo.”

(Những đoạn này đă giảng ở trước.)

TÂU BẠCH

            (Lại niêm hương qú bạch: Cầm hương qú bạch)

“Kính bạch, mười phương Đại Giác, ba đời Hùng Sư. Duỗi tay vàng tiếp độ quần sanh, phóng sáng ngọc soi cùng các cơi. Trộm nghe, giờ vừa sang tư, đêm đă nửa rồi. Ngọn đèn dĩa bạc đă hầu tàn, đường sá trong thành đều lắng bụi. Mấy trận gió mây sanh muôn dặm, một vầng trăng sáng rọi canh ba. Lưa thưa rừng trúc rây vàng, lấp lánh hoa sân vờn ngọc. Hạc oán lặng thinh nơi trướng huệ, vượn buồn kêu măi chốn rừng tùng. Xa xôi Sâm, Đẩu trải ngân hà, vắng vẻ  quỉ thần khóc đồng nội. Cuốc kêu thống thiết, mộng điệp say mê. Thân huyễn lẻ loi trong rừng rậm, mộng hồn rong ruổi ngàn dặm trường. Cam chịu ma ngủ quấy rầy luôn, đâu biết đuốc trí hằng sáng rực. Ngoài nhà thần phách lạc hồn bay, trong hang quỉ tṛng che mắt nhắm. Chỉ thích tham mê ngủ nghỉ, đâu biết nếm vị chân như. Ham ưa một giấc ngon đến sáng, nào ngại trăm năm cơn chết chờ.

Các Phật tử! Phải nhớ bốn rắn bức bách, chớ quên hai chuột gặm ṃn. Luân hồi ba cơi chừng nào thôi, quanh quẩn bốn loài bao giờ hết? Đường văng sanh nên bước, cần vin xe dẫn ra. Nào là chỗ lao quan, quyết định đêm nay phá vỡ. Đệ tử chúng con, kính tưởng thời này, lấy làm khóa lễ nửa đêm.”

Bài tâu bạch này rất hay về văn chương lẫn ư nghĩa.

“Kính bạch, mười phương Đại Giác, ba đời Hùng Sư. Duỗi tay vàng tiếp độ quần sanh, phóng sáng ngọc soi cùng các cơi.” Đây là lời tâu bạch với đức Phật, đấng Đại Giác, Đại Hùng, Đại Lực. Đức Phật duỗi cánh tay vàng để tiếp độ quần sanh. Như chúng ta thường thấy tượng Phật Di-đà đứng trên đám mây duỗi tay xuống để cứu vớt chúng sanh đang lặn hụp trong biển khổ. Phật Thích-ca và tất cả chư Phật cũng vậy, các ngài lúc nào cũng duỗi tay tiếp đón mà chúng sanh cứ mải mê ngụp lặn không chịu đưa tay.

Khi thuyết pháp, Phật thường phóng hào quang chỗ sợi lông trắng ở giữa chặng mày, gọi là bạch hào, soi sáng tất cả cơi, để nhắc nhở chúng sanh mau thức tỉnh trở về. Duỗi tay vàng là thể hiện ḷng từ bi tiếp độ, phóng sáng ngọc là phóng ánh sáng trí tuệ soi đường cho mọi người được tỏ rạng. Đó là tinh thần từ bi cứu khổ của đức Phật.

“Trộm nghe giờ vừa sang tư, đêm đă nửa rồi. Ngọn đèn dĩa bạc đă hầu tàn, đường sá trong thành đều lắng bụi.” Giờ tư canh ba là nửa đêm. Đêm đă về khuya, ngọn đèn bằng dĩa bạc thắp trong nhà sang trọng lần lần tàn lụi. Ngoài đường ngựa xe đều nghỉ nên đường sá lắng bụi.

“Mấy trận gió mây sanh muôn dặm, một vầng trăng sáng rọi canh ba. Lưa thưa rừng trúc rây vàng, lấp lánh hoa sân vờn ngọc.” Mấy trận gió thổi mây bay đi muôn dặm, nh́n lên trời chỉ thấy một vầng trăng sáng rọi xuống lúc canh ba. Rừng tre rừng trúc có những chỗ thưa hở, ánh trăng xuyên qua giống như rây những tia vàng rơi xuống. Ngoài sân ánh sáng trăng lấp lánh, gió đùa hoa như vờn ngọc. Đây là cảnh nửa đêm trăng sáng có vườn trúc lung lay, hoa sân vờn ngọc.

“Hạc oán lặng thinh nơi trướng huệ, vượn buồn kêu măi chốn rừng tùng.” Con hạc không biết oán hận ai mà đêm khuya lặng thinh không kêu nữa, trong màn trướng người người đều yên giấc. Các con vượn buồn ai mà kêu măi trong rừng tùng. Đây là diễn tả cảnh buồn đêm khuya.

“Xa xôi Sâm, Đẩu trải ngân hà, vắng vẻ quỉ thần khóc đồng nội.” Trên trời cao, sao Sâm sao Đẩu trải dài trên dải ngân hà. Sâm tức là tên một ngôi sao trong nhị thập bát tú (hai mươi tám v́ sao). Đẩu là tên một chùm sao gồm có: Nam Đẩu (sáu ngôi sao), Bắc Đẩu (bảy ngôi sao), Tiểu Đẩu (năm ngôi sao), gọi sao Đẩu phần nhiều là để chỉ sao Bắc Đẩu. Ngoài đồng nội vắng vẻ đ́u hiu dường như quỉ thần đang khóc.

“Cuốc kêu thống thiết, mộng điệp say mê. Thân huyễn lẻ loi trong rừng rậm, mộng hồn rong ruổi ngàn dặm trường.” Chim cuốc kêu thống thiết ngoài lùm bụi, nơi pḥng người đang say mê trong giấc điệp. Thân huyễn hóa nằm một ḿnh nơi thôn xóm, mà hồn mộng đi xa ngoài ngàn dặm. Thí dụ như đêm khuya thân nằm trên núi, mà mộng hồn đi tới thành phố Sài G̣n.

“Cam chịu ma ngủ quấy rầy luôn, đâu biết đuốc trí hằng sáng rực. Ngoài nhà thần phách lạc hồn bay, trong hang quỉ tṛng che mắt nhắm.” Chúng ta cam chịu ma ngủ quấy rầy làm cho say mê, đâu biết rằng ngay khi mê đuốc trí hằng sáng rực nơi ḿnh. Muốn chiến thắng ma ngủ, chúng ta phải thắp lên ngọn đuốc trí, nghĩa là phải chịu khó ngồi dậy đi rửa mặt, tréo chân ngồi kiết già, không được nằm ́ nhắm mắt, ma ngủ sẽ làm cho ḿnh mê say tăm tối, hồn phách tản mát dạo chơi. Khi bị tối tăm, nhà Thiền gọi là ở trong hang quỉ. Giả sử đang ngồi thiền nhắm mắt, lâu lâu gật một cái, lúc đó tuy ngồi tại Thiền đường, nhưng chúng ta đang sống trong hang quỉ, nên nói: “trong hang quỉ tṛng che mắt nhắm”, nghĩa là khi mắt nhắm tṛng mắt bị che bít nên ngủ say sưa như ở trong hang quỉ. Lúc đó chúng ta không c̣n đàng hoàng tỉnh táo, không c̣n khôn ngoan làm chủ được ḿnh, thật là đáng buồn. Chúng ta đi tu ai cũng muốn được giác ngộ thành Phật. Vậy chúng ta phải chiến thắng ma ngủ, thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, quyết ra khỏi hang quỉ mê mờ u tối.

“Chỉ thích tham mê ngủ nghỉ, đâu biết nếm vị chân như.” Nếu chỉ ham thích ngủ nghỉ, th́ không nếm được vị chân như. Được ngồi yên tỉnh táo, hoàn cảnh chung quanh đều im lặng, chính khi ấy chúng ta mới nếm được vị chân như. C̣n nằm nhắm mắt ngủ kḥ, đó là vị say của ma ngủ.

“Ham ưa một giấc ngon đến sáng, nào ngại trăm năm cơn chết chờ.” Câu này thật là buồn. Chúng ta ham mê ngủ nghỉ, nằm xuống đánh một giấc ngon tới sáng, thật là thích thú, nhưng nào ngờ cơn chết đang chực sẵn bên ḿnh. Thế nên ngủ ít, ngủ thiếu để lo giải quyết chuyện sanh tử, nếu mê ngủ hoài th́ ai giải quyết cho ḿnh? Đó là lời nhắc nhở để đánh thức chúng ta không nên mê nữa.

“Các Phật tử! Phải nhớ bốn rắn bức bách, chớ quên hai chuột gặm ṃn.” Đây là điển tích trong nhà Phật. Bốn rắn bức bách tức là “tứ xà đồng nhiếp”, nghĩa là bốn con rắn nhốt chung trong một cái chậu. Trong kinh Niết-bàn, đức Phật nói: Ngày xưa có một người nuôi bốn con rắn độc chung trong một chậu lớn, chúng không ưa nhau nên cắn lộn măi, người nuôi phải đem đủ thức ăn và phải điều ḥa chúng. Cứ như thế mà lo cho đáo để, đến một hôm cái chậu ngă lăn, mấy con rắn chạy tứ tán, mỗi con một nơi, người nuôi chới với kiếm bốn con rắn khác nuôi nữa. Cứ nuôi như vậy một lần, hai lần đến cả trăm ngàn lần, thật là đáng thương cho người đó v́ họ làm việc của dă tràng, ra công sức để làm, kết quả hoàn tay không. Người thích nuôi bốn rắn đó là ai? Là người mê hay tỉnh, ngu hay sáng? Nếu là người sáng suốt, khi bốn con rắn không ưng ở chung mỗi con muốn đi mỗi ngả, ḿnh chỉ cười thôi, cười v́ hết nợ, không c̣n ra công nuôi nấng nhọc nhằn và can ngăn để giảng ḥa chúng nữa. Bốn con rắn ấy là: rắn hổ đất, rắn nước, rắn hổ lửa, rắn hổ mây; nếu nhốt chung lại một chỗ, chúng nó cắn lộn lấn áp lẫn nhau cho nên chúng ta phải kiếm đất bỏ vào, lấy nước tưới vào... cả ngày cực khổ, cứ như thế làm suốt đời, suốt kiếp. Thế mà khi bốn rắn sắp ly tán chúng ta lại than van khóc tiếc, thật là dại khờ. Đức Phật dùng thí dụ này để chỉ trong cuộc sống nếu chúng ta cứ theo đuổi giữ ǵn thân tứ đại th́ uổng đi một kiếp không có lợi ích ǵ.

“Chớ quên hai chuột gặm ṃn.” Đây là câu chuyện trong kinh, Phật dùng để thí dụ: Có người tử tội, nhà vua cho quân lính áp dẫn ra rồi thả hai con voi tới để giày xác, người ấy cắm đầu chạy, hai voi đuổi nà theo. Bất chợt bên đường ông thấy một cái giếng cạn nên vội nhảy xuống để trốn. Dưới đáy giếng có ba con rồng đang phun lửa, ông hoảng sợ vội chụp sợi dây b́m b́m tḥng xuống gần bên và phăng lần lên. Khi c̣n đeo lơ lửng giữa chừng th́ chung quanh thành giếng có bốn con rắn độc thè lưỡi ra chực đớp ông. Hết lối thoát ông chỉ c̣n cách đeo sợi dây chờ chết. Trong khi đó, ở trên miệng giếng lại có hai con chuột, một trắng một đen, chạy qua chạy lại gặm nhấm sợi dây, thật nguy hiểm biết chừng nào! Thế mà bất thần có bầy ong mật bay ngang qua làm rớt năm giọt mật, người tử tội liếm được mật thích quá, say mê quên cả nguy hiểm đang chực sẵn bên ḿnh.

Qua thí dụ trên đức Phật muốn nói lên điều ǵ? Tất cả chúng ta sanh ra có phải là những người mang án tử h́nh không? Có sanh th́ nhất định có tử, cho nên người tử tội là dụ cho án tử h́nh của mỗi người chúng ta. Hai con voi đuổi theo là dụ cho hành khổ và hoại khổ. Hành khổ tức là khổ v́ vô thường, từng sát-na thay đổi. Hoại khổ tức là khổ v́ tan hoại. Hai khổ này theo đuổi thân chúng ta, nên Phật dụ hai con voi rượt đuổi người tử tội. Khi chạy trốn hai voi, người tội lại nhảy xuống giếng gặp ba con rồng đang phun lửa. Ba con rồng là dụ cho tam độc (tham sân si) đang thiêu đốt chúng ta. Muốn tránh ba độc, phải phăng sợi dây leo lên. Đang ở nửa chừng giếng có bốn rắn ló đầu ra chực cắn. Bốn rắn là dụ cho tứ đại, lúc nào cũng tranh giành chống trái lẫn nhau. Người tử tội chỉ c̣n đeo sợi dây, dụ cho sanh mạng hay tuổi thọ của ḿnh. Hai con chuột chạy qua chạy lại gặm nhấm sợi dây là dụ cho ngày và đêm, ngày qua đêm lại, tuổi thọ của ḿnh ṃn dần, đến một hôm nào sợi dây đứt th́ rớt xuống giếng tan thân mất mạng. Nhưng lúc đó bất thần có mấy con ong làm rơi năm giọt mật, người tử tội liếm mật say mê quên hết khổ sở hiểm nguy. Năm giọt mật là dụ cho ngũ dục, theo nghĩa thông thường thế gian ngũ dục là tài, sắc, danh, thực, thụy, tức là tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ kỹ. Theo nhà Phật, ngũ dục là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Năm dục làm cho chúng ta say mê quên lửng ḿnh đang sống trong nguy hiểm cơ cực tột cùng. Chúng ta phải quyết tâm thoát khỏi hiểm nguy cho kỳ được, đó mới là người thức tỉnh.

Thí dụ trên cho chúng ta thấy cuộc sống của ḿnh lúc nào cũng bất an, hiểm nguy đang chực sẵn, mà ít người nhớ tới. Khi cơn vô thường chợt đến, chúng ta than khóc khổ đau. Nếu là người sáng suốt th́ vô thường là chuyện đương nhiên, không có ǵ phải than van nuối tiếc.

“Luân hồi ba cơi chừng nào thôi, quanh quẩn bốn loài bao giờ hết?” Nếu chúng ta say mê theo năm giọt mật th́ luân hồi trong ba cơi dục giới, sắc giới, vô sắc giới không biết lúc nào thôi, lên xuống trong lục đạo địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, người, a-tu-la, trời đến bao giờ mới dứt? Đây là câu hỏi làm cho chúng ta thức tỉnh.

“Đường văng sanh nên bước, cần vin xe dẫn ra.” Đường văng sanh không phải hiểu theo nghĩa văng sanh Tịnh độ, mà ở đây muốn nói đến con đường giải thoát, đường này chúng ta phải gấp bước. “Cần vin xe dẫn ra” là nhắc đến phẩm Thí Dụ trong kinh Pháp Hoa. Trong căn nhà lửa đang cháy hừng hực, các con ông Trưởng giả không hề hay biết, cứ say mê vui chơi đùa giỡn, không chịu chạy ra. Ông Trưởng giả thương xót mới t́m phương tiện dẫn dụ các con, đặt ra ba chiếc xe là xe dê, xe hươu, xe trâu. Nhờ ham xe nên chúng nó chạy ra khỏi nhà lửa. Nhưng khi các con chạy ra khỏi, ông Trưởng giả chỉ cho xe trâu trắng trang hoàng lộng lẫy, màn trướng phủ che, tôi tớ hầu hạ... quá sự mơ ước của các con. Đây là để nói chúng ta đang quanh quẩn trong nhà lửa tam giới, muốn thoát ra phải nương ba xe dụ cho ba thừa: Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát. Thật ra chỉ Phật thừa là cứu kính, được tượng trưng bằng xe trâu trắng.

“Nào là chỗ lao quan, quyết định đêm nay phá vỡ.” Lao quan là chỗ ngục tù giam hăm, ngay trong đêm nay chúng ta quyết phá vỡ để vượt ra. Trong nhà Thiền, tông Lâm Tế thường nói đến Tam quan, tức là: Tổ sư quan, trùng quan và lao quan, nghĩa là chúng ta tu hành cốt phải vượt khỏi tất cả cửa ải trở ngăn để đến chỗ giác ngộ viên măn. Đây là ngài Trần Thái Tông muốn nhắc ngay trong đêm tối đang ngủ ngon này, chúng ta phải gan dạ thức dậy tu hành để vượt khỏi những trói buộc giam hăm chúng ta trong ngục tù tam giới.

“Đệ tử chúng con, kính tưởng thời này, lấy làm khóa lễ nửa đêm.”

SÁM HỐI TỘI CĂN THÂN

            Chí tâm sám hối,

            Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay,

            Bỏ mất bản tâm, không biết chánh đạo.

            Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm,

            Không sám lỗi trước, khó tránh hối sau.

Đây là lời sám hối tổng quát của các căn để nhắc rằng từ thuở nào đến giờ chúng ta đă quên mất bản tâm, không biết con đường chánh, v́ vậy mà lẩn quẩn trong ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Sở dĩ như thế là v́ sáu căn chúng ta sai lầm tạo nghiệp. Nay chúng ta phải sám hối những lỗi trước đă làm, mới có thể tránh được những lỗi sau này.

NGHIỆP CĂN THÂN LÀ:

            Tinh cha huyết mẹ, chung hợp nên h́nh;

            Năm tạng trăm hài, cùng nhau kết hợp.

            Chấp cho là thật, quên mất pháp thân;

            Sanh dâm, sát, trộm, bèn thành ba nghiệp.

Thân h́nh chúng ta do tinh cha huyết mẹ hợp thành, trong đó năm tạng trăm hài kết lại cùng nhau. Năm tạng là: tâm, can, t́, phế, thận, trăm hài là chỉ các đốt xương. Thật ra khi ngồi tu, chúng ta nh́n lại thân này thật buồn cười. Nó chỉ là một cái sườn bằng xương, cột dính lại bằng những sợi gân, rồi tô đắp bằng máu thịt, bên ngoài bọc một lớp da, gọi đó là thân. Thân người là sự kết hợp như vậy, lại “chấp cho là thật, quên mất pháp thân”. V́ chấp thân ḿnh là thật, nên sanh ra các tội, nào là dâm, sát và trộm tạo thành ba nghiệp.

1.- NGHIỆP SÁT SANH LÀ:

            Luôn làm bạo ngược, chẳng khởi nhân từ;

            Giết hại bốn loài, đâu biết một thể.

Chúng ta luôn luôn làm những điều bạo ngược mà không khởi ḷng nhân, thường giết hại bốn loài, đâu biết chúng cùng một thể. Bốn loài là: thai sanh, noăn sanh, thấp sanh, hóa sanh, tất cả những loài đó chúng ta đều giết hại, đâu biết rằng về mặt vật chất, chúng cũng từ tứ đại hợp thành không khác ǵ chúng ta.

            Lầm hại cố giết, tự làm dạy người;

            Hoặc t́m thầy bùa, đem về ếm đối.

            Hoặc làm thuốc độc, để hại sanh linh;

            Chỉ cốt hại người, không hề thương vật.

Tâm ác độc của con người luôn luôn là cố hại. Hoặc là giết lầm, hoặc là cố ư, có khi tự ḿnh giết hay dạy người giết, bằng cách này hay cách khác. Làm bùa làm chú hoặc làm thuốc độc, chỉ cốt hại người cho được, không hề thương tưởng.

            Hoặc đốt núi rừng, lấp cạn khe suối;

            Buông chài bủa lưới, xuưt chó thả chim.

            Thấy nghe tùy hỉ, niệm dấy tưởng làm;

            Cử động vận hành, đều là tội lỗi.

Có khi đốt rừng đốt núi làm cho những con vật bị chết thiêu, hoặc lấp cạn các khe suối làm cho tôm cá chết khô. Ở thế gian khi c̣n mê lầm, mỗi một ngày sống của chúng ta là mỗi một ngày sát hại sanh linh, nghĩa là chúng ta bồi bổ mạng sống của ḿnh bằng thể xác của những con vật. Trong một bữa ăn dù nhà nghèo đi nữa, nếu chúng ta mua những con cá nho nhỏ, ít ra cũng vài ba chục con để dùng cho ngon miệng. Ngày nào cũng như ngày nấy, đều đều như vậy, th́ chừng bao nhiêu con vật đă chết v́ ḿnh? Thế là chúng ta chỉ nghĩ tới sự sống của bản thân mà không nhớ đến nỗi khổ đau của chúng. Đó là nói về tội sát sanh.

2.- NGHIỆP TRỘM CẮP LÀ:     

            Thấy tài bảo người, thầm khởi tâm tà;

            Phá khóa cạy then, sờ bao ṃ túi.   

            Thấy của Thường trụ, ḷng dấy khởi tham;

            Trộm của nhà chùa, không sợ thần giận.

            Không những vàng ngọc, mới mắc tội to;

            Ngọn cỏ cây kim, đều thành nghiệp trộm.

Chẳng những trộm của thế gian, mà của chùa nhiều khi những người tham cũng muốn lấy cắp, không sợ các Long thần Hộ pháp quở rầy. Mắc tội trộm, không phải lấy của nhiều mới là trộm, dù cho một cây kim, một trái ớt, không xin mà lấy, cũng là mang tội.

3.- NGHIỆP TÀ DÂM LÀ:

            Ḷng mê nhan sắc, mắt đắm phấn son;

            Chẳng đoái liêm trinh, riêng sanh ḷng dục.

            Hoặc nơi đất Phật, Chánh điện pḥng Tăng;

            Cư sĩ gái trai, đụng chạm đùa giỡn.

            Tung hoa ném quả, đạp cẳng kề vai;

            Khoét ngạch trèo tường, đều là dâm nghiệp.

“Cư sĩ gái trai” là chỉ những người cư sĩ nam, cư sĩ nữ, tiếng Trung Hoa gọi là Cận sự nam, Cận sự nữ, dịch từ chữ Phạn Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di.

Như vậy mê sắc đẹp, không những ở ngoài thế gian, có khi đến chùa những người cư sĩ c̣n đùa giỡn, có những ư niệm đắm mê nhan sắc, nên tạo nhiều tội lỗi.

            Những tội như thế, vô lượng vô biên;

            Đến lúc mạng chung đều vào địa ngục.

            Gái nằm giường sắt, trai ôm cột đồng;

            Muôn kiếp tái sanh, lại chịu tội báo.

Khi sống do thân này mà tạo ba nghiệp: sát sanh, trộm cướp, tà dâm, gây nên bao nhiêu tội lỗi. Đến khi chết phải đọa vào địa ngục, người nữ th́ nằm giường sắt nóng, người nam th́ ôm cột đồng cháy đỏ. Khi hết tội, được sanh làm người, lại chịu các quả báo dư thừa.

            Nếu không sám hối, khó được tiêu trừ;

            Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối.

Những lỗi lầm do thân tạo ra, chúng ta đều phải thành tâm sám hối để tiêu trừ ba nghiệp.

CHÍ TÂM KHUYẾN THỈNH

            Khuyến thỉnh mười phương ba đời Phật

            Và chư Bồ-tát Thánh Hiền Tăng.

            Mở rộng tâm từ bi vô lượng,

            Đồng độ chúng sanh lên bờ kia (giác).

CHÍ TÂM TÙY HỈ

            Nay con theo Phật sanh hoan hỉ,

            Hôm sớm kính thành sám lỗi lầm.

            Thềm thang thập địa nguyện sớm lên,

            Bồ-đề chân tâm không lui sụt.

CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

            Chúng con hồi tâm về Thánh chúng,

            Chí thành đầu lễ đức Từ Tôn.

            Nguyện đem công đức đến quần sanh,

            Nương thắng nhân này thành Chánh giác.

(Những đoạn này đă giảng trong các bài trước.)

CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN

            Một nguyện mạng căn chóng thành tuệ,

            Hai nguyện thể tướng biến thành chân,

            Ba nguyện gieo ḿnh cầu đại pháp,

            Bốn nguyện vào lửa ngộ thâm nhân.

            Năm nguyện đốt thân đền Phật đức,

            Sáu nguyện chẻ tủy đáp ơn thầy,

            Bảy nguyện xin đầu trọn chẳng tiếc,

            Tám nguyện móc mắt cũng là thân.

            Chín nguyện thoa hương không có thích,

            Mười nguyện cắt thịt chẳng sanh sân,

            Mười một nguyện đời đời không đắm trước,

            Mười hai nguyện kiếp kiếp ĺa tục trần.

Mười hai nguyện này chúng ta đọc lên để thử xem có thành tựu được hay không?

“Một nguyện mạng căn chóng thành tuệ.” Chúng ta nguyện cho mạng căn được chóng thành trí tuệ, gọi là giới thân tuệ mạng, tức là lấy trí tuệ làm mạng, chớ không phải lấy cuộc sống làm mạng.

“Hai nguyện thể tướng biến thành chân.” Nguyện thể tướng vô thường tạm bợ này biến thành thể chân thật, tức là pháp thân.

“Ba nguyện gieo ḿnh cầu đại pháp.” Đây là dẫn sự tích trong kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, kể lại chuyện Bồ-tát đi học đạo. Người hứa dạy đạo bảo: Nếu muốn được dạy pháp Phật th́ phải hy sinh thân ḿnh, nhảy xuống dưới hố rồi lên ta sẽ dạy cho. Bồ-tát v́ cầu đại pháp mà chấp nhận xả thân không kinh sợ.

“Bốn nguyện vào lửa ngộ thâm nhân.” Bảo nhảy vào lửa cũng nhảy để ngộ được nhân sâu xa.

“Năm nguyện đốt thân đền Phật đức.” V́ đền ơn đức Phật nên dù đốt thân ḿnh cũng không tiếc.

“Sáu nguyện chẻ tủy đáp ơn thầy.” Chỉ cần biết ơn thầy lo tu hành cũng là khó rồi, huống nữa là chẻ tủy. Người xưa phát nguyện mạnh như vậy, chúng ta ngày nay chỉ đọc lời nguyện thôi, chưa chắc làm được.

“Bảy nguyện xin đầu trọn chẳng tiếc.” Dù cho người ta xin cái đầu cũng chẳng tiếc. Như câu chuyện Tổ Sư Tử cho đầu: Vua nước Kế-tân, tay cầm kiếm bén đến hỏi: Ngài thấy năm uẩn đều không chưa? Tổ đáp: Phải, tôi thấy năm uẩn đều không. Vua hỏi: Nếu năm uẩn đều không, cho tôi cái đầu được chăng? Tổ bảo: Năm uẩn đều không, sá ǵ cái đầu. Tổ cho đầu mà chẳng tiếc.

“Tám nguyện móc mắt cũng là thân.” Dù móc con mắt của ḿnh cũng là thân chớ không có thù. Trong kinh kể lại: Có một vị Tỳ-kheo nguyện xả thân, ai muốn xin phần nào trong thân Ngài cũng cho. Một vị trời hiện thân làm người ngoại đạo tới nói: Tôi muốn xin tṛng con mắt của Ngài về làm thuốc. Vị Tỳ-kheo liền móc con mắt đưa cho, người ấy cầm tṛng mắt quăng xuống đất, lấy chân chà lên. Vị Tỳ-kheo liền nổi sân, tưởng đâu cho mắt làm thuốc, mà lại chà đạp lên. Người ngoại đạo liền hiện thân trời Đế Thích nói: Như vậy là Ngài chưa thật cho mà không tiếc. Dù móc mắt cho cũng là thân chớ đừng nổi sân.

“Chín nguyện thoa hương không có thích.” Dù cho đem hương thoa thân cũng không thích. Nếu thoa chất ǵ nhơ nhớp th́ chúng ta không bằng ḷng, c̣n đem hương thơm thoa ḿnh, rất khó mà không thích.

“Mười nguyện cắt thịt chẳng sanh sân.” Dù bị cắt thịt nguyện cũng không sân hận. Nhưng chúng ta bây giờ chỉ đụng đau một chút là kêu la, huống nữa là cắt da thịt, làm sao chịu nổi.

“Mười một nguyện đời đời không đắm trước.” Đối với tất cả sắc, thanh, hương, vị, xúc, nguyện không bao giờ đắm trước.

“Mười hai nguyện kiếp kiếp ĺa tục trần.” Nguyện kiếp kiếp không dính với những ǵ trần tục.

Đây là mười hai nguyện đối với thân, nếu chúng ta gan dạ nguyện và làm được như vậy, quả là người siêu phàm.

KỆ VÔ THƯỜNG THỜI NÀY

            Muôn tiếng vừa im bặt,

            Canh ba trống điểm hồi,

            Chim cuốc kêu thảm thiết,

            Giấc mộng măi mê say.

            Cam trong ḥe làm kiến,

            Trở thành cá trên ao.

            Không thể xem trăng mọc,

            Chỉ luyến ái trong hoa.

            Quên mất nhà muôn dặm,

            C̣n tham giấc ngủ thừa.

            Chẳng biết thân là huyễn,

            Mê muội đến bao giờ.

Bốn câu đầu diễn tả cảnh nửa đêm lúc canh ba.

“Cam trong ḥe làm kiến”, tức là cam làm con kiến trong cây ḥe. Sự tích như sau: Ngày xưa ở Trung Hoa, có ông Thuần Vu Phần, ngủ trưa dưới gốc cây ḥe. Ông nằm mơ thấy ḿnh đến nước Đại Ḥe An, làm Thái thú quận Nam Kha hai mươi năm. Ông được vua nước Đại Ḥe An gả Công chúa và sanh được năm trai, hai gái, cực kỳ vinh hiển. Sau ông đánh giặc bị thua, Công chúa chết, vua Đại Ḥe An đuổi về quê. Ông chợt tỉnh dậy, thấy ḿnh nằm dưới gốc cây ḥe, trên cành ḥe phía nam có một tổ kiến. V́ thế nên nói “cam làm kiến trong ḥe”. Chúng ta cam say mê trong giấc mộng không chịu thức tỉnh. Cuộc đời chỉ là một giấc mộng dài, không có ǵ thật, cũng như chàng Thuần Vu Phần hưởng lạc thú trong giấc mộng, giựt ḿnh tỉnh giấc thấy ḿnh nằm dưới gốc cây. Đây là h́nh ảnh rất buồn. Điển tích này trích trong Nam Kha Kư của Lư Công Tá.

“Trở thành cá trên ao.” Tức là muốn trở thành con cá trên ao. Đây là một sự tích khác.

            Không thể xem trăng mọc,

            Chỉ luyến ái trong hoa.

Nghĩa là chỉ thích làm con sâu trong cái hoa, chớ không muốn được tự do thong thả bên ngoài, cũng như chỉ thích làm kiến trong cây ḥe, làm cá trong ao. V́ mê lầm chúng ta đắm trước trong những điều tạm bợ không ra ǵ, cho nên không thấy được cái đẹp đẽ, cao quí như mặt trăng.

            Quên mất nhà muôn dặm,

            C̣n tham giấc ngủ thừa.

            Chẳng biết thân là huyễn,

            Mê muội đến bao giờ.

Chúng ta đă đi xa muôn dặm quên mất gia hương, lại mải say sưa trong giấc ngủ, không chịu thức tỉnh. Chẳng biết thân này là tạm bợ huyễn hóa, lại mê muội chấp cho là thật.

Bao nhiêu phiền năo dấy khởi đều do chấp thân và cảnh là thật. V́ thế ai chạm tới thân th́ bực bội oán thù, ai tước đoạt cảnh ḿnh ưa thích th́ giận hờn tức tối. Nếu biết rơ thân chúng ta mấy mươi năm rồi cũng tan hoại, cảnh bên ngoài là tạm bợ giả dối th́ phiền năo không c̣n, ba nghiệp dẹp sạch, thế mới là người tỉnh giác.

Đây là lời nhắc nhở của Phật và Tổ, tất cả chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ thực hành để đường tu của ḿnh được trong sáng và tươi đẹp cho đến ngày giác ngộ viên măn.

DÂNG HƯƠNG CUỐI ĐÊM

“Cúi mong, sao Bắc Đẩu chuyển về phương bắc, giải Ngân hà nghiêng hẳn về tây. Bên gối giấc mộng c̣n say, trên lầu tiếng sừng vừa dứt. Chúng Tỳ-kheo họp nơi chiếu phạm, trước đức Phật dâng nén hương tin. Hương này giống từ cung nguyệt đem về, trong non rễ quấn chằng chịt. Dáng h́nh khác tục, thể chất phi phàm. Vượt xa Tước Đầu ở nước Ngô, cao hơn Qui Giáp ở Quế Lâm. Nơi đốt không dung lửa sân, khói bay bèn nhờ gió từ. Nào phải hương phàm hạ phẩm, hẳn là vị lạ thượng phương. Mỏng mỏng tơ bay kết thành điềm tốt, ngạt ngào khí lạ tụ hội duyên lành. Nghi ngút trước ngôi ṭa báu, phảng phất ngoài bức rèm châu. Quay đầu t́m biết, quang minh ngay đó tự nhiên sanh. Thấy mặt ngửi huân, tịch diệt do đây chứng được. Nay lúc cuối đêm, đốt hương cúng dường.”

“Sao Bắc Đẩu chuyển về phương bắc, giải Ngân hà nghiêng hẳn về tây. Bên gối giấc mộng c̣n say, trên lầu tiếng sừng vừa dứt.” Đây là chỉ lúc gần sáng, c̣n đang gối đầu ngủ say th́ trên lầu tiếng sừng tức là tiếng tù và vừa dứt. Ngày xưa, gần sáng người ta thổi tù và trong thành phố cho mọi người thức dậy, cũng như ngày nay có tiếng kèn trong trại lính. Giờ đó:

“Chúng Tỳ-kheo họp nơi chiếu phạm, trước đức Phật dâng nén hương tin.” Phạm là thanh tịnh. Nghĩa là ở trước Phật trải chiếu, chúng Tỳ-kheo tụ hội lại chuẩn bị tụng kinh, tọa thiền, trước Phật dâng nén hương gởi gấm tất cả ḷng tin. Tỳ-kheo hay Bí-sô, Bí-su là phiên âm từ chữ Phạn Bhiksu, nhưng sau này dùng chữ Tỳ-kheo làm chánh. Tỳ-kheo có ba nghĩa: khất sĩ, bố ma và phá ác. Nghĩa thông dụng nhất là khất sĩ, tức là kẻ ăn mày. Một là ăn mày lương thực của Phật tử, hai là ăn mày chánh pháp của Phật. V́ người tu cần giữ cho thân khỏe mạnh nên phải ăn mày lương thực để có phương tiện nuôi thân. Nhưng không phải chỉ ăn để sống, mà c̣n phải tu nên chúng ta phải ăn mày chánh pháp của Phật để nuôi dưỡng trí tuệ, trong nhà Phật gọi là Giới thân tuệ mạng, để trở thành con người giải thoát.

Bố ma là ma sợ. Trong kinh điển, người tu thọ giới Tỳ-kheo rồi th́ ma sợ. Tại sao? Chúng ta đâu có bùa chú ǵ để ma sợ, nhưng Tỳ-kheo là người tu hạnh giải thoát, quyết ra khỏi tam giới, nên Ma vương hay Thiên ma sợ ra khỏi ṿng kiểm soát của nó, v́ thế thấy ai tu gần giải thoát là nó phá triệt để. Có những Tỳ-kheo ngồi thiền quán vô thường, thấy quả đất rung chuyển, v́ thế ma thấy như quả đất của nó bị tan vỡ. Tu là làm lành nghĩ tốt, vượt khỏi tam giới để giáo hóa chúng sanh, lẽ ra ma đang ở trong cảnh khổ nó phải thương giúp ḿnh, tại sao lại phá? Nhưng sự thật khi một người vuợt khỏi tam giới th́ thế giới ma bị tan nát, nên tu ít nó phá ít, tu nhiều nó phá nhiều. Đức Phật khi thành đạo ma đến phá đủ cách, đến khi hoàn toàn không được nó mới hoảng sợ. Vậy đă là Tỳ-kheo th́ không được sợ ma, nếu sợ ma là làm trái ngược những ǵ đang lănh thọ, đang thực hành.

Phá ác tức là tất cả những phiền năo ác độc chúng ta dẹp hết không c̣n thừa. Một Tỳ-kheo không thể nói tôi tức quá, tôi giận quá. Tức giận là điều ác mà ôm ấp, lại khoe với người, đó là c̣n nuôi cái ác, vậy chưa phải là Tỳ-kheo. Thật là khó! Nhiều vị muốn thọ giới cao, làm người lớn, mà không hiểu ư nghĩa thọ rồi phải làm ǵ cho xứng đáng. Vậy được thọ Tỳ-kheo phải hăng hái vươn lên làm đúng ư nghĩa đó.

Tóm lại chữ Tỳ-kheo, nghĩa thông dụng nhất là khất sĩ, tức là khất thực để có cơm ăn. Lại có nghĩa là xin giáo pháp của Phật để nuôi dưỡng Giới thân huệ mạng. Nghĩa thứ hai là bố ma là ma sợ chúng ta, chớ chúng ta không được sợ ma. Nghĩa thứ ba là phá ác, tất cả tam độc chúng ta phải thắng chớ không nuôi dưỡng chúng. Như vậy mới xứng đáng là Tỳ-kheo, trái lại nếu không xứng đáng có gọi Tỳ-kheo cũng chỉ là tên suông, không có giá trị thật.

“Hương này giống từ cung nguyệt đem về, trong non rễ quấn chằng chịt.” Hương này ở trên cung trăng đem về, không phải tầm thường, gốc nó từ trong rừng núi.

“Dáng h́nh khác tục, thể chất phi phàm.” Hương này h́nh dáng khác với thế tục, thể chất không phải theo phàm t́nh.

“Vượt xa Tước Đầu ở nước Ngô, cao hơn Qui Giáp ở Quế Lâm.” Ở Trung Hoa, vùng sông Dương Tử, nếu từ trên nguồn đi xuống th́ nước Ngô ở phía tay mặt, c̣n từ biển đi lên th́ ở phía tay trái, nên ngày xưa gọi là Giang Tả, cũng gọi là Đông Ngô, vùng đó có loại hương Tước Đầu thơm nhất. Quế Lâm là một tỉnh ở Trung Quốc, nơi đó người ta tinh luyện quế hương để trang sức, h́nh nó giống như mai rùa nên gọi là hương Qui Giáp. Hai loại hương này thơm quí nhất ở Trung Hoa, nhưng hương cúng Phật c̣n vượt xa hơn.

“Nơi đốt không dung lửa sân, khói bay bèn nhờ gió từ.”   

Hương này lửa sân không đốt được mà phải lửa thanh khiết. Thường chúng ta nóng giận th́ gọi là lửa sân, hương này đốt lên lửa sân phải tiêu. Khói hương bay không do gió thường thổi mà phải là ngọn gió từ bi.

“Nào phải hương phàm hạ phẩm, hẳn là vị lạ thượng phương.” Hương này không phải như hương thường ở thế gian thuộc hạ phẩm mà hẳn là hương lạ ở cơi trên. Ngài diễn tả làn hương bay:

“Mỏng mỏng tơ bay kết thành điềm tốt, ngạt ngào khí lạ tụ hội duyên lành, nghi ngút trước ngôi ṭa báu, phảng phất ngoài bức rèm châu.” Làn khói hương mỏng mỏng kết thành điềm tốt, mùi thơm ngạt ngào của khí lạ tụ hội thành duyên lành. Hương đốt trước ngôi ṭa báu của Phật, mùi thơm phảng phất ngoài bức rèm châu.

“Quay đầu t́m biết, quang minh ngay đó tự nhiên sanh. Thấy mặt ngửi huân, tịch diệt do đây chứng được.” Ai biết quay đầu lại t́m biết hương này th́ ánh sáng ngay đó tự nhiên sanh. “Quay đầu t́m biết” mang ư nghĩa thiền, xoay đầu nh́n lại ḿnh th́ khi ấy ánh sáng tự nhiên của ḿnh được phát ra. “Thấy mặt ngửi huân” là thấy được mùi hương ḿnh ngửi, huân được mùi hương thanh tịnh th́ chứng quả Niết-bàn tịch diệt. “Nay lúc cuối đêm, đốt hương cúng dường.”

KỆ DÂNG HƯƠNG

            Trầm thủy, rừng thiền hương sực nức,

            Chiên-đàn, vườn tuệ đă vun trồng,

            Đao giới vót thành h́nh non thẳm,

            Nguyện đốt ḷ tâm măi cúng dâng.

KỆ DÂNG HOA

            Tâm địa mở ra, hoa nở rộn,

            Trời có mưa hoa, vẫn kém thơm.

            Cành cành đóa đóa dâng cúng Phật,

            Gió nghiệp muôn đời thổi chẳng rơi. 

HIẾN DÂNG HƯƠNG HOA RỒI BẠCH

“Nguyện mây hương hoa này, khắp cả mười phương cơi, cúng dường tất cả Phật, tôn Pháp chư Bồ-tát, vô lượng chúng Thanh văn và tất cả Thánh Hiền, vừa rời đài Quang minh, qua cơi nước vô biên, trong vô biên cơi Phật, nhận dùng làm Phật sự, xông khắp các chúng sanh, đều phát tâm Bồ-đề.

Cúng dường rồi, chí tâm qui mạng lễ mười phương Vô thượng Tam Bảo.”

TÂU BẠCH

“Kính bạch mười phương Đại Giác, ba đời Hùng Sư; rót cam lồ cứu đàn đói khát, cầm thần châu gieo chỗ tối tăm. Trộm nghĩ: Trùng thúc năm dạo, gà giục ba hồi. Bóng đuốc tiệc hoa vừa tàn lụi, dải sao Ngân hà sắp lặn ch́m. Giấc bướm lại quay về thế mộng, chuông chùa phá vỡ chốn âm u. Đầu non biếc ngậm nửa trăng mờ, mặt biển xanh vầng hồng chưa hiện. Vách cũ dế kêu từng chập, đường quan vó ngựa nhịp đều. Đầu thành làn khói nhạt bao quanh, ngoài trời màn sương sớm che phủ. Chính là lúc đạo sĩ luyện tu, cũng là thời chư Tăng hành đạo. Đường đời mờ mịt, quần sanh rối bời. Tuy sợ đang đêm ôm gối ngủ, chưa tỉnh trọn đời mở mắt mê.

Chư Phật tử! Nếu mặc suốt đêm theo dục lạc, bèn khiến trọn ngày chịu tâm mê. Đến nỗi trói buộc một đời, đều bởi Tán Hôn hai chữ. V́ ngươi mở thẳng một con đường, để lại mai sau tác gia ngắm. Nên biết, mạng người khó thường, chớ để thời này qua rỗng. Nh́n lấy Tịnh độ trước mắt, nhận ra trong tâm Di-đà. Nếu hay ưa vui gánh vác, liền được trong ấy hiện ra. Đệ tử chúng con, kính tưởng thời này, lấy làm khóa lễ cuối đêm.”

“Kính bạch mười phương Đại Giác, ba đời Hùng Sư”, nói gọn là mười phương ba đời tất cả chư Phật. “Rót cam lồ cứu đàn đói khát, cầm thần châu gieo chỗ tối tăm.” Phật rót nước cam lồ để cứu đàn con dại đang lang thang đói khát, cầm hạt châu sáng gieo vào chỗ tối tăm cho những người đang ở chỗ u minh t́m được đường đi, thấy được lối ra.

“Trộm nghĩ trùng thúc năm dạo, gà giục ba hồi.” Lúc canh năm các côn trùng dế ve... kêu từng chập, gă đă gáy ba đợt.

“Bóng đuốc tiệc hoa vừa tàn lụi, dải sao Ngân hà sắp lặn ch́m.” Nơi cung điện đèn đuốc trong những buổi tiệc hoa vừa tàn, nh́n lại dải sao Ngân hà sắp lặn.

“Giấc bướm lại quay về thế mộng, chuông chùa phá vỡ chốn âm u.” Giấc bướm là giấc điệp hay mộng điệp. Qua một đêm ngủ say bao nhiêu giấc mộng dồn dập, nay thức giấc, tất cả đều là mộng của thế gian, không có thật. Bỗng tiếng chuông chùa vang lên phá vỡ chỗ âm u tăm tối. Buổi khuya chuông chùa gióng lên báo hiệu gần sáng, mọi người chuẩn bị lo buổi sáng. Câu này trong phần chữ Hán có từ ngữ: Bồ lao. Bồ lao là dùi chuông đóng, do tích: Thuở xưa tại một ḥn đảo ở Ấn Độ có con cá ḱnh, mỗi khi nó ngửng đầu nổi trên mặt nước, nước dâng lên thành lụt nên dân trên đảo rất sợ. Khi cá ḱnh trồi lên, con bồ lao thấy hét lên một tiếng, cá ḱnh sợ lặn xuống, dân trên đảo khỏi bị ngập lụt. Thế nên về sau trong chùa làm chuông chạm h́nh cá ḱnh, dùi chuông đóng chạm h́nh bồ lao, chày đóng vào chuông tượng trưng tiếng hét con bồ lao cứu dân hết khổ. V́ thế khi nghe tiếng chuông mọi người đều giảm khổ đau trong cuộc đời này và trong cơi địa ngục u minh.

“Đầu non biếc ngậm nửa trăng mờ, mặt biển xanh vầng hồng chưa hiện.” Trên đầu non xanh, vầng trăng đă khuất phân nửa. Trên biển xanh mặt trời hồng chưa hiện.

“Vách cũ dế kêu từng chập, đường quan vó ngựa nhịp đều.” Trong những vách cũ rêu phong tiếng dế kêu từng chập. Trên đường quan chân ngựa bắt đầu nhịp đều.

“Đầu thành làn khói nhạt bao quanh, ngoài trời màn sương sớm che phủ.” Đầu thành phố có những làn khói nhạt bao quanh, sáng sớm sương khói mờ mờ che phủ.

“Chính là lúc đạo sĩ luyện tu, cũng là thời chư Tăng hành đạo.” Đây là giờ những đạo sĩ tu tiên bắt đầu thức dậy luyện tập, cũng là giờ chư Tăng tụ hội tụng kinh tọa thiền.

“Đường đời mờ mịt, quần sanh rối bời.” Đường đời đủ các thứ dụ dỗ lôi cuốn làm cho con người phải mê lầm ch́m đắm quay cuồng trong đó không t́m được lối ra.

“Tuy sợ đang đêm ôm gối ngủ, chưa tỉnh trọn đời mở mắt mê.” Tối kê đầu trên gối ngủ đó là mê. Người biết tu sợ ngủ là mê, nhưng nếu thức mà chưa tỉnh giác th́ dù đi lại nói năng cũng vẫn là kẻ mê, mở mắt mà mê. Ngủ mê là do nhắm mắt, c̣n thức mê là do trí chưa mở, tuy mở mắt mà vẫn mê, đây là lời nhắc nhở rất chí thiết.

“Chư Phật tử! Nếu mặc suốt đêm theo dục lạc, bèn khiến trọn ngày chịu tâm mê.” Nếu trong đêm tối cứ chạy theo dục lạc, rượu chè đàn hát, say sưa theo “tửu sắc tài khí” th́ khiến trọn ngày chịu tâm mê. Người đời ban ngày đi làm có tiền để ban đêm đi chơi thỏa măn dục lạc, nên ban ngày họ cũng bị ch́m đắm trong mê.

“Đến nỗi trói buộc một đời đều bởi Tán Hôn hai chữ.” Cả đời bị trói buộc đều tại hai chữ tán và hôn. Tán là tán loạn, hôn là hôn trầm. Đối với người đời, tán là thả ḿnh theo dục lạc, hôn là say sưa với mùi trần tục, chớ không phải chỉ nói tán loạn hôn trầm của người tu thiền.

“V́ ngươi mở thẳng một con đường để lại mai sau tác gia ngắm.” Ngài muốn nói các ông đang say mê, v́ thương các ông tôi chỉ rơ một con đường cho các ông đi, con đường đó những người đạt đạo sau này sẽ thấy. Chữ tác gia, trong kinh A-hàm có kể rằng sau khi ngộ đạo đức Phật nói: “Ta từ nay mới thấy được người làm nhà.” Người làm nhà là chỉ người chủ động gây nên luân hồi sanh tử, rồi cũng chủ động trở về giác ngộ. Trong nhà Thiền, hàng tác gia mắt sáng là chỉ những Thiền sư đă ngộ đạo, làm mẫu mực cho người. Thế nên Ngài muốn nói rằng Ngài vạch ra một con đường mà hàng sáng mắt sẽ thấy.

“Nên biết, mạng người khó thường, chớ để thời này qua rỗng.” Trước hết Ngài nhắc phải thấy mạng người vô thường, nay c̣n mai mất không ǵ bảo đảm, vậy đừng để một đời qua suông, đừng để thân vô thường sống ngày qua ngày rồi chờ chết mà không làm ǵ lợi ích, không tạo được những việc hay tốt, cao quí.

Ngài lại chỉ xa hơn: “Nh́n lấy Tịnh độ trước mắt, nhận ra trong tâm Di-đà.” Chúng ta quan niệm Tịnh độ là ở Tây phương. Tây phương Cực Lạc cách đây bao nhiêu vạn cơi Phật. Nay Ngài muốn chỉ thẳng cho chúng ta biết Cực Lạc ở ngay trước mắt, đừng t́m Cực Lạc ở đâu xa, ngay trước mắt chúng ta tâm tịnh th́ độ tịnh. Lúc nào tâm chúng ta lăng xăng, rối loạn là khổ, tâm thanh tịnh là lạc. Quí Phật tử thử nhớ buổi tối nằm lại nhắm mắt ngủ nhưng trong đầu cứ rối bời, muốn buông để ngủ mà không được, lúc đó thật là khổ. Trái lại nếu buông và ngủ được th́ rất khỏe. Như vậy tâm loạn là khổ, nên tâm loạn là Ta-bà; tâm tịnh là vui nên tâm tịnh là Cực Lạc. Ta-bà, Cực Lạc ngay trước mắt chúng ta.

“Nhận ra trong tâm Di-đà” tức là tự tánh Di-đà, nghĩa là nhận ra Di-đà ngay trong tâm ḿnh. Di-đà là tiếng Phạn, dịch nghĩa theo chữ Hán là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang. Vô Lượng Thọ là sống lâu không thể tính kể. Vô Lượng Quang là ánh sáng cũng không thể tính kể. Thân này có sanh có diệt nhưng tánh giác không sanh diệt tức là Vô Lượng Thọ. Vọng tưởng điên đảo là mê, c̣n tánh giác là hằng giác, hằng sáng, tức là Vô Lượng Quang. Như vậy Di-đà là ở ngay tự tánh ḿnh. Nếu quên tự tánh là mê, ngộ tự tánh là giác, nhớ quay lại tự tánh ḿnh, sống với tánh giác, đó là sống với Phật Di-đà. Thế nên tu th́ phải làm sao cho tâm được thanh tịnh, đó là Cực Lạc, nhận ra tánh giác của ḿnh đó là Phật Di-đà. Trong kinh Di-đà có câu: “Nếu một ngày hai ngày đến bảy ngày nhất tâm bất loạn th́ khi lâm chung vừa nhắm mắt liền thấy Phật Di-đà và Thánh chúng hiện ngay trước mặt.” Nhất tâm bất loạn là tâm thanh tịnh, th́ tánh giác hiện ra, không phải đợi về Cực Lạc mới ra mắt đức Phật Di-đà. Trong kinh nói rơ nhưng v́ không hiểu nên chúng ta chấp sự mà không đạt được lư. Ở đây ngài Trần Thái Tông muốn chỉ thẳng lư “Tự tánh Di-đà, duy tâm Tịnh độ”. Tâm tịnh th́ độ tịnh, nên Tịnh độ ngay trước mắt và đức Phật Di-đà ngay tự tánh của ḿnh.

“Nếu hay ưa vui gánh vác liền được trong ấy hiện ra.” Nếu người nào ưa vui nhận và hành được lẽ này th́ liền ngay trong đó thấy Phật hiện rơ ràng.

“Đệ tử chúng con kính tưởng thời này lấy làm khóa lễ cuối đêm.

Tâu bạch rồi, chí tâm qui mạng lễ mười phương Vô thượng Tam Bảo.”

SÁM HỐI TỘI CĂN Ư

            Chí tâm sám hối,

            Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay,

            Bỏ mất bản tâm, không biết chánh đạo.

            Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm,

            Không sám lỗi trước, khó tránh hối sau.

NGHIỆP CĂN Ư LÀ:

            Nghĩ vơ nghĩ vẩn, không lúc nào dừng;

            Mắc mứu t́nh trần, kẹt tâm chấp tướng.

            Như tằm kéo kén, càng buộc càng bền;

            Như bướm lao đèn, tự thiêu tự đốt.

            Hôn mê chẳng tỉnh, điên đảo dối sanh;

            Năo loạn tâm thần, đều do ba độc.

Trong ư căn, chúng ta “nghĩ vơ nghĩ vẩn, không lúc nào dừng”, chuyện đâu đâu không đáng mà cũng nhớ cũng nghĩ.

“Mắc mứu t́nh trần, kẹt tâm chấp tướng”, dính kẹt với sáu trần lại thêm chấp tướng. Chấp tướng là kẹt về h́nh thức bên ngoài, tức là lời nói và việc làm bám chặt vào h́nh thức mà không nhận được ư nghĩa thâm trầm bên trong. Thí dụ thấy hoa này khen đẹp, hoa kia chê xấu, người này đẹp, người kia xấu, người dễ thương, người dễ ghét, bao nhiêu việc căn cứ trên h́nh thức để khen chê thương ghét, đều là chấp tướng, nên đều là khổ. Nếu không chấp tướng th́ hết cả khen chê, thương ghét và cũng hết khổ. Thế nên c̣n mắc mứu t́nh trần kẹt tâm chấp tướng là c̣n khổ. Khổ đó như thế nào?

“Như tằm kéo kén, càng buộc càng bền”, như tằm nhả tơ kết thành kén, tằm kẹt luôn trong đó, rồi bị bỏ vào chảo nước sôi, khổ không sao tả hết!

“Như bướm lao đèn, tự thiêu tự đốt.” Ban đêm mùa hè chúng ta đốt ngọn đèn dầu, các con bướm ở ngoài thấy đèn liền đáp vào, nên tự thiêu tự đốt. Người đời đuổi theo dục lạc thế gian, tưởng rằng hưởng được dục lạc là hạnh phúc, nhưng nếu ai có nhiều tiền lắm của, ngày đêm đều vào tửu điếm trà đ́nh, lầu xanh th́ cũng giống như bướm lao vào đèn. Đó là tự ḿnh t́m cái chết, tự thiêu tự đốt.

            Hôn mê chẳng tỉnh, điên đảo dối sanh,

            Năo loạn tâm thần, đều do ba độc.

V́ mê không thức tỉnh nên điên đảo sanh ra. Tâm thần rối loạn đều do tham sân si. Đây là gốc mà ư căn tạo nên tội. Tham sân si là ǵ?

1.- TỘI KEO THAM LÀ:

            Keo tham là keo kiệt, tham lam.

            Âm mưu ghen ghét, keo cú vét vơ;

            Mười vốn ngàn lời, c̣n cho chưa đủ.

Âm mưu ghen ghét người, bao nhiêu cũng keo cú vét vơ đem về cho ḿnh. Vốn có mười đồng mà bán lời được một ngàn đồng vẫn cho chưa đủ, muốn lời ngàn rưởi, hai ngàn, đó là bệnh tham của con người.

            Của chứa tợ sông, ḷng như hũ chảy;

            Rót vào lại hết, nên nói chưa đầy.

Của th́ nhiều như sông nhưng ḷng như hũ chảy, rót vô bao nhiêu cũng chảy hết, cũng không đủ nên nói chưa đầy.

            Tiền mục lúa hư, không cứu đói rét;

            Lụa là chất đống, nào có giúp ai.

Do keo kiệt nên có tiền lúa chứa nhiều để hư mục không dám cho người đói rét. Lụa vải chất đống để lên mốc meo không giúp người rách rưới.

            Được người mấy trăm, chưa cho là nhiều;

            Mất ḿnh một đồng, tưởng như hao lớn.

Người cho ḿnh mấy trăm cũng chưa nói là nhiều, c̣n ḿnh mất một đồng th́ cho là hao lớn, nghĩa là được bao nhiêu cũng không vừa, mất một chút th́ tiếc rẻ.

            Trên từ châu báu, dưới đến tơ gai;

            Kho đụn chất đầy, chưa từng bố thí.

Nào là châu báu, nào là tơ gai v.v... chất đầy kho đụn nhưng không bao giờ bố thí cho ai.

            Bao nhiêu sự việc, ngày tính đêm lo;

            Khổ tứ lao thần, đều từ tham nghiệp.

Bao nhiêu sự việc ngày đêm lo tính măi, khổ tứ lao thần cũng từ tham mà ra.

2.- TỘI NÓNG GIẬN LÀ:

            Do tham làm gốc, lửa giận tự thiêu;

            Quắc mắt quát to, tiêu tan ḥa khí.

Bao nhiêu niệm sân dấy khởi đều gốc từ tham. Thí dụ do tham được danh tốt, được mọi người khen, nay lại có người chê liền nổi giận. Tại sao? Chê là mạ nhục nên nổi giận, đó là v́ thích danh. Muốn được quyền lợi để nếp sống được sung túc, nay có người ngăn chặn không cho, chúng ta cũng nổi giận. Lại như thấy người đẹp ḿnh thương, nay không cho thương cũng giận. Ở thế gian nhiều kẻ tự tử cũng do nổi sân, tưởng là gan, nhưng không ngờ đó là liều mạng, là sân chớ không phải là gan. Thế nên từ tham sanh ra sân. Khi sân th́ có những hiện tượng ǵ? “Quắc mắt quát to”, miệng la, mắt trợn làm ḥa khí trong gia đ́nh không c̣n nữa.

            Không riêng người tục, cả đến thầy tu;

            Kinh luận tranh giành, cùng nhau công kích.

Tưởng đâu sân chỉ có nơi người thế gian, không ngờ trong giới thầy tu cũng có, đem kinh luận ra tranh hơn thua rồi công kích lẫn nhau.

            Chê cả Sư trưởng, nhiếc đến mẹ cha;

            Cỏ nhẫn héo vàng, lửa độc rực cháy.

Khi đă sân rồi, thầy không kể, cha mẹ không màng, nói nặng nói nhẹ đều được hết. Người tu theo Phật là phải tập hạnh nhẫn nhục, khi nổi sân th́ cỏ nhẫn bị héo khô v́ lửa sân cháy rực.

            Buông lời hại vật, cất tiếng hại người;

            Không nhớ từ bi, chẳng theo luật cấm.

Nói lời nào cũng làm cho người đau khổ, cất tiếng ǵ cũng làm hại người. Khi sân rồi có nhớ từ bi không? Giận th́ không có thương, thương th́ không có giận. Thế nên khi nổi sân th́ giới luật ḷng từ đều quên mất. Như Phật dạy chúng ta phải sống với tinh thần lục ḥa, thế mà khi nổi giận, th́ không nhớ khẩu ḥa vô tránh.

            Bàn thiền tợ Thánh, trước cảnh như ngu;

            Dầu ở cửa không, chưa thành vô ngă.

Hai câu này chính là nhắc chư Tăng, nói lư Thiền th́ hay lắm, thấy như thành Phật dễ dàng, nhưng gặp cảnh th́ như ngu. Lúc b́nh tĩnh sáng suốt nói đạo rất hay, nhưng gặp ai nói trái tai, hành động trái mắt th́ trí tuệ bay đâu mất, toàn thốt lên những lời si mê. Tỉ dụ như khi tỉnh nói Phật dạy người tu phải luôn luôn sáng suốt, những ǵ người thế gian say mê ḿnh phải xem là thường, là giả dối. Nhưng có nhiều thầy tu kha khá khi gặp những người nữ đẹp nói ngọt vài câu th́ thấy cái ǵ cũng thật, quên mất thế gian là huyễn hóa. Dầu ở cửa không mà chưa thành vô ngă, nhà Phật nói cửa Thiền là cửa không (không môn), nhưng gặp cảnh th́ ngă c̣n rơ ràng, nên chưa thành vô ngă.

            Như cây sanh lửa, lửa cháy đốt cây;

            Những tội trên đây, đều do nghiệp giận.

Chúng ta dùi cây ra lửa, khi lửa cháy th́ cây bị đốt trở lại, cũng như vậy nơi tâm sanh ra nóng giận, sự nóng giận đó trở lại hại chúng ta. Như vậy những tội lỗi đó là do nghiệp sân.

3.- TỘI NGU SI LÀ:

            Căn tánh đần độn, ư thức tối tăm;

            Chẳng hiểu tôn ti, không phân thiện ác.

Người ngu si là do căn tánh đần độn, ư thức tối tăm. Tôn là bực lớn, ti là kẻ nhỏ, ai đáng quí, ai đáng trọng cũng không biết, ai ngang bằng hoặc thấp hơn cũng không hay, tức là không phân biệt kẻ trên người dưới, không thấy rơ ràng việc nào thiện, việc nào ác, đó là do gốc ngu si.

            Chặt cây hại mạng, giết gấu găy tay;

            Mắng Phật chuốc ương, phun trời ướt mặt.

Chặt cây hại mạng giết gấu găy tay, hai câu chuyện này ở trong truyện cổ Việt Nam.

Thuở xưa có người nhà quê ngu ngốc, một hôm đi mé cây, có một nhánh lớn chia hai, anh cầm búa lên mé nhánh, thấy đứng phía trong gần thân cây khó chặt, anh ra ngồi phía ngoài xây vào chặt phía trong, nhánh găy anh té chết, nên chặt cây hại mạng là nói sự ngu si đó. Giết gấu găy tay là nói một người cũng ngu si như vậy. Anh vào rừng một tay cầm rựa, một tay đánh đ̣ng xa chợt có con gấu nhảy ra cắn tay anh, nhưng chưa trúng, anh lấy rựa chặt cánh tay rớt xuống cho gấu khỏi cắn trúng tay. Nếu người khôn th́ giựt tay lên không chặt tay. Đó là hai h́nh ảnh người ngu đáo để. “Mắng Phật chuốc ương”, khi muốn cầu điều ǵ, xin Phật ban ơn xuống phước cho nhưng cầu măi không được nên chê bai Phật không linh... đó là chuốc tai ương. “Phun trời ướt mặt”, ngày xưa có những người làm ruộng, đến mùa gặt lúa, đập lúa xong đem ra sân phơi, bỗng trời mưa ào xuống, tức quá họ ngửa mặt lên trời chửi, càng chửi càng phun nước miếng cho dơ trời, không ngờ nước miếng rớt xuống dơ mặt.

            Quên ơn quên đức, bội nghĩa bội nhân;

            Không tỉnh không xét, đều do si nghiệp.

Người có ơn sanh thành dưỡng dục hoặc có ơn giúp đỡ ḿnh trong khi khốn khổ mà không nhớ là quên ơn bội nghĩa. Không tỉnh không xét đều do nghiệp si.

            Những tội như thế, rất nặng rất sâu;

            Đến lúc mạng chung, rơi vào địa ngục.

            Trải ngàn muôn kiếp, mới được thọ sanh;

            Dù được thọ sanh, lại mắc ngu báo.

Những tội đó là tội đọa địa ngục. Đến khi hết nghiệp ở địa ngục được lên làm người, nhưng do dư báo nên cũng lại ngu ngốc nữa.

            Nếu không sám hối, đâu được tiêu trừ;

            Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối.

CHÍ TÂM KHUYẾN THỈNH

            Khuyến thỉnh mười phương ba đời Phật

            Và chư Bồ-tát Thánh Hiền Tăng.

            Mở rộng tâm từ bi vô lượng,

            Đồng độ chúng sanh lên bờ kia.

CHÍ TÂM TÙY HỈ

            Nay con theo Phật sanh hoan hỉ,

            Hôm sớm kính thành sám lỗi lầm.

            Thềm thang Thập địa nguyện sớm lên,

            Bồ-đề chân tâm không lui sụt.

CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

            Chúng con hồi tâm về Thánh chúng,

            Chí thành đầu lễ đức Từ Tôn.

            Nguyện đem công đức đến quần sanh,

            Nương thắng nhân này thành Chánh giác.

Những bài này đă giảng.

CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN

            Một nguyện nguồn linh thường trong lặng,

            Hai nguyện tạng thức dứt lăng xăng,

            Ba nguyện khối nghi đều tan nát,

            Bốn nguyện trăng định măi tṛn đầy.

            Năm nguyện pháp trần không khởi diệt,

            Sáu nguyện lưới ái ĺa buộc ràng,

            Bảy nguyện suy nghĩ hành Thập địa,

            Tám nguyện nghe suốt bỏ Tam thiên.

            Chín nguyện tâm vượn thôi nhảy nhót,

            Mười nguyện ư ngựa dứt cương yên,

            Mười một nguyện mở ḷng nghe Phật dạy,

            Mười hai nguyện mến thích Tổ sư Thiền.

“Một nguyện nguồn linh thường trong lặng.” Nguồn linh là chỉ cho nguồn giác. Nguyện nguồn giác sẵn có của chúng ta thường trong lặng, đừng bị phiền năo làm nhơ đục.        

“Hai nguyện tạng thức dứt lăng xăng”, tức là trong kho tạng thức dứt hết, không c̣n dung chứa các pháp trần làm cho nó lăng xăng.

“Ba nguyện khối nghi đều tan nát.” Khối nghi ở đây có nghĩa là những người tu thiền khi đă dồn tâm thành khối, không c̣n niệm khởi, chỉ c̣n một khối nghi, khi khối nghi nát ra th́ ngộ đạo. Chúng ta cũng tu thiền nhưng không dùng thoại đầu, không có khối nghi nhưng chúng ta cũng có nghi. Thí dụ chúng ta thấy chư Phật dạy phải đạt được tánh giác hay chân tâm, mà khi chưa đạt chân tâm, chưa ngộ tánh giác chúng ta cũng nghi không biết chân tâm, tánh giác như thế nào. Khi tâm lặng rồi, bỗng một lúc nào cái nghi của chúng ta tan nát, liền ngộ được chân tâm, thấy được tánh giác, đó là tan được khối nghi.

“Bốn nguyện trăng định măi tṛn đầy”, tức là trăng thiền định luôn luôn tṛn đầy.        

“Năm nguyện pháp trần không khởi diệt.” Pháp trần tức là mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân tiếp xúc, mỗi trần đều có bóng dáng dồn chứa vào trong kho tàng thức. Thí dụ ra chợ thấy cái ǵ đẹp chúng ta thích, về nhà ngồi yên bỗng dưng nhớ lại những h́nh ảnh ngoài chợ, hoặc nghe tiếng ǵ hay, một lúc sau ngồi yên nhớ lại tiếng đó, tức là những bóng dáng qua rồi mà c̣n chứa đựng trong tâm, đó gọi là pháp trần.

“Sáu nguyện lưới ái ĺa buộc ràng.” Ái có ba thứ, ái ngă là một, dứt được ái ngă không phải là dễ. Đến ái người thân, những người ḿnh thương mến. Thứ ba là ái cảnh, tạo được cảnh vừa ư, chúng ta ái cảnh đó. Nay nguyện tất cả những lưới ái đều không c̣n buộc ràng được ḿnh.

“Bảy nguyện suy nghĩ hành Thập địa.” Nguyện thường nhớ nghĩ thực hành cho được Thập địa Bồ-tát.

“Tám nguyện nghe suốt bỏ tam thiên.” Tam thiên là ba cơi trời: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Nguyện nghe thấu suốt được pháp giải thoát của Phật, không c̣n kẹt trong tam thiên nữa.

“Chín nguyện tâm vượn thôi nhảy nhót.” Tâm vượn tức tâm viên trong từ ngữ tâm viên ư mă. Nguyện tâm viên này được yên lặng không c̣n nhảy nhót.

“Mười nguyện ư ngựa dứt cương yên.” Ư ngựa (ư mă) không c̣n ǵ ràng buộc cột trói nữa. Tâm ư như con vượn, con ngựa lăng xăng. Nay làm thế nào cho ngựa thuần, ngựa thuần rồi th́ không cần dây cương; khỉ nhảy nhót th́ phải nhốt trong lồng, khi hết nhảy mới thả được. Như vậy đây là lời nguyện cho tâm ư được lặng lẽ, trong sáng.

“Mười một nguyện mở ḷng nghe Phật dạy.” Nguyện tâm ḿnh mở rộng để đón nhận những lời dạy của Phật, lời nào cũng thấm nhuần, thấu đáo.

“Mười hai nguyện mến thích Tổ sư Thiền.” Nghe lời dạy của chư Tổ về Thiền tông, chúng ta ưa thích chớ không sợ, không chán.           

KỆ VÔ THƯỜNG THỜI NÀY

            Tiếng pháp khua tan mộng thế trần,

            Chuông chùa phá vỡ điếc ngu mông.

            C̣n ưa gối đầu trong tối ngủ,

            Chẳng quản trời đông đă rạng ngời.

            Mù mịt đêm dài th́ có sáng,

            Lờ mờ đường tối lại khó thông.      

            Ngày nay nếu chẳng siêng hành đạo,

            Khi khác làm sao gặp Thế Tôn.

“Tiếng pháp khua tan mộng thế trần.” Chúng ta sống trên thế gian, tuy bảy, tám mươi năm, nhưng đến tuổi sắp măn cuộc đời, nhớ lại những ǵ chúng ta đă tạo, chẳng khác nào như giấc mộng, giấc mộng trần gian. Muốn tan giấc mộng, chỉ nhờ tiếng pháp của Phật chúng ta mới tỉnh thức, không c̣n mê lầm nữa.

“Chuông chùa phá vỡ điếc ngu mông.” Ngu mông là kẻ ngu mê, mù tối. Tiếng pháp, tiếng chuông của đạo làm cho người điếc, người ngu và mê mờ đều sớm thức tỉnh.

            C̣n ưa gối đầu trong tối ngủ,          

            Chẳng quản trời đông đă rạng ngời.

Chúng ta c̣n kê đầu trên gối mê ngủ trong tối mà không nhớ phương đông mặt trời đă rạng ngời.

            Mù mịt đêm dài th́ có sáng,

            Lờ mờ đường tối lại khó thông.

Mù mịt nên nói là đêm dài nhưng thật ra có đêm th́ sẽ có ngày, tối rồi sẽ sáng. Tuy nhiên đă sống trong đêm dài mù mịt th́ đường trước lờ mờ, mù tối khó thông.

            Ngày nay nếu chẳng siêng hành đạo,

            Khi khác làm sao gặp Thế Tôn.

Ngài nhắc chúng ta ngày nay đang trong cảnh mờ mịt tối tăm phải ráng thức tỉnh cố gắng tu hành th́ ngày khác chúng ta mới được gặp Phật.

Tổng kết lại, Lục thời Sám hối của vua Trần Thái Tông có những ư nghĩa đặc biệt mà chúng ta phải học, phải hành. Trong các kinh A-hàm, đức Phật luôn luôn dạy chúng ta phải thu nhiếp sáu căn, từ hành động đến ư nghĩ lúc nào cũng phải ǵn giữ, đừng buông lung sáu căn chạy theo sáu trần. Thuở xưa Phật dạy các thầy Tỳ-kheo khi ra đường không được nh́n hai bên chỉ nh́n trước mấy thước tây thôi, v́ e thấy cảnh rồi dính mắc về ngồi thiền khó an nên phải hạn chế. Đến phần giới luật, cũng là thu nhiếp sáu căn. Không sát sanh, không trộm cướp là nhiếp thân căn, giới nói dối thuộc về miệng (khẩu), cấm uống rượu thuộc về lưỡi. Trong giới Sa-di cấm xoa hương thuộc về mũi v.v..., như vậy là tạo điều kiện cho chúng ta thu nhiếp sáu căn. Đức Phật nói rơ rằng Phật khác hơn người thường ở điểm người thường thả sáu căn chạy theo sáu trần, trái lại đối với sáu trần Phật không dính nhiễm, Ngài được giải thoát. Lại như trong kinh Lăng Nghiêm, ngài A-nan hỏi Phật: Cái ǵ là căn bản của của Bồ-đề Niết-bàn, cái ǵ là căn bản của phiền năo sanh tử? Không phải chỉ đức Phật Thích-ca mà mười phương chư Phật đồng trả lời: “Sáu căn của ông là căn bản của phiền năo sanh tử, sáu căn của ông là căn bản của Bồ-đề Niết-bàn.” Như vậy sáu căn là cội gốc của trầm luân sanh tử, cũng chính là cội gốc của Bồ-đề Niết-bàn. Thế nên chúng ta phải nương nơi sáu căn mà tu, ngăn không cho sáu căn ô nhiễm, dính mắc các trần.

Đến các Thiền sư th́ thế nào? Có người hỏi ngài Huệ Hải: “Thế nào là giải thoát?” Ngài đáp: “Căn trần không dính nhau là giải thoát.” Như vậy gốc cũng là sáu căn. Gần nhất ngài Sơ tổ Trúc Lâm, trong bài Cư Trần Lạc Đạo, câu kệ cuối Ngài nói: “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.” Đối cảnh là ǵ? Là mắt đối với sắc, tai đối với thanh, mũi đối với hương, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, nghĩa là năm căn đối với năm trần, tâm không dính mắc th́ đừng hỏi thiền nữa v́ đó là thiền. Tóm lại ngay sáu căn khéo đừng dính mắc sáu trần đó là gốc của Thiền, cũng là gốc của Kinh, gốc của Phật dạy.

Như vậy ngài Trần Thái Tông dùng sáu thời sám hối để sám hối sáu căn, điều đó thật là chí thiết đối với sự tu hành. Đọc Lục thời Sám hối chúng ta thấy Ngài khéo dùng ngôn ngữ vừa thực tiễn vừa văn chương để nhắc nhở sách tấn chúng ta. Đứng về mặt giáo lư, bài này là pháp tu căn bản cho người học Phật, đứng về mặt văn chương, đây là những áng văn có giá trị. Ngài đă có một cái nh́n tường tận thấu đáo, lại khéo diễn tả, thật đáng cho chúng ta cảm phục. Là một vị vua cai trị muôn dân, việc triều chính đa đoan mà Ngài vẫn có ngày giờ nghiên cứu Kinh điển, viết những áng văn hay để chỉ dạy người sau, thật là việc hi hữu. Chúng ta hiện nay chỉ làm trụ tŕ với năm bảy mươi đệ tử mà không rảnh, v́ thế chúng ta phải noi gương Ngài, gương cần mẫn, gương cố gắng tu hành, gương thương người sau. Người xưa làm được, ngày nay chúng ta cũng làm được, chỉ cần phải cố gắng. Thế nên chúng tôi đem sáu thời sám hối này để dạy Tăng Ni ứng dụng tu hành. Mỗi đêm tụng một lần, không phải tụng cho tiêu nghiệp chướng, rồi vẫn để sáu căn chạy theo sáu trần. Không phải tụng suông mà tụng để nhớ rồi ứng dụng tu, như thế mới có lợi. Đó là lời nhắc nhở của tôi. 

]

 

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12]

[p13d1][p13-d2-c1][p13-d2-c2][p13-d2-c3][p14][p15][p16][p17][p18-d1][p18-d2-c1][p18-d2-c2][p18-d2-c3][p19]

[Trang chu] [Kinh sach]